Bị áp xe răng sữa có nên nhổ răng không? Ý kiến từ chuyên gia
Trong những năm đầu đời của trẻ, ý thức về việc bảo vệ răng miệng ở trẻ còn quá lơ là, chủ quan. Do đó, đây là lứa tuổi thường gặp các vấn đề về răng miệng là điều hiển nhiên như viêm nha chu, sâu răng,… Trong đó, tình trạng phổ biến thường gặp nhất là bệnh lý áp xe răng sữa.
Áp xe răng sữa là gì?
Áp xe răng sữa còn gọi là áp xe răng ở trẻ em, đây là một bệnh lý về tình trạng răng miệng, áp xe gây ra biểu hiện sưng phồng, tựa như những nốt phồng rộp xuất hiện khi có dấu hiệu mủ tích tụ lại, khiến cho một vị trí nào đó xảy ra tình trạng viêm nhiễm, nhiễm khuẩn. Thông thường áp xe răng sữa ở trẻ nhỏ là tình trạng nhiễm trùng ở chân răng hoặc xuất hiện túi mủ ở rãnh sát cổ chân răng. Và cũng tùy vào từng trường hợp mà áp xe răng miệng có nên nhổ hay không.
Theo nghiên cứu chỉ ra có hai loại áp xe răng sữa ở trẻ nhỏ thường gặp là:
- Áp xe nha chu là tình trạng các mô ở quanh răng bị nhiễm bẩn vùng lợi và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào răng.
- Áp xe cùng chân răng là loại áp xe thường bao bọc ở quanh chân răng nơi xảy ra những tổn thương. Vi khuẩn lúc này sẽ xâm nhập đi vào răng thông qua những lỗ sâu răng và tiến sát vào tủy, gây nên tình trạng viêm tủy và áp xe chân răng.
Nguyên nhân gây nên áp xe răng sữa
Để biết được áp xe răng sữa có nên nhổ răng hay không thì chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng áp xe răng sữa ở trẻ nhỏ để có được cách điều trị đúng đắn. Bệnh lý áp xe răng sữa ở trẻ nhỏ được xác định bởi những biến chứng, nguyên nhân như:
- Sâu răng là nguyên nhân chính, nguyên nhân chủ đạo gây nên tình trạng áp xe răng sữa ở trẻ. Sâu răng sẽ khiến răng xuất hiện những lỗ sâu, nếu không điều kịp thời thì dẫn đến tình trạng tủy răng bị viêm và viêm cuống răng, tạo ra những cơn đau khức khiến trẻ khó chịu.
- Mảng bám răng do quá trình ăn uống, vệ sinh không được sạch sẽ, vệ sinh nên tạo ra chỗ trú ngụ và xâm nhập của sâu răng, vi khuẩn gây hại răng như áp xe răng sữa, viêm lợi.
- Tổn thương ở răng sữa bởi những chấn thương, tác động từ bên ngoài như bị ngã khiến răng bị mích, sứt mẻ, gãy răng,… Nếu để tình đó kéo dài một khoảng thời gian dài thì áp xe răng sữa sẽ xuất hiện.
Biểu hiện của áp xe răng sữa
Áp xe răng sữa có biểu hiện gây ra những cơn đau nhức, cụ thể là những cơn đau cấp tính đến dữ dội ở vùng răng sữa bị áp xe. Trẻ nhỏ có cảm giác đau răng và xung quanh khu vực bị ảnh hưởng, có thể trước đấy một khoảng thời gian dài răng vẫn bình thường, không có dấu hiệu bị đau hay biến chứng gì khác.
Ngoài ra, bậc phụ huynh có thể quan sát những biểu hiện sau đây của trẻ để nhận biết tình trạng áp xe răng sữa:
- Cảm giác bị đau khi nhai đồ ăn hoặc nhai một thứ gì đó.
- Vùng răng bị áp xe có biểu hiện đỏ và sưng nướu răng.
- Có dấu hiệu nhạy cảm với thực phẩm nóng lạnh hoặc thực phẩm lạnh.
- Trẻ có biểu hiện nhức đầu, nóng, sốt.
- Trong miệng trẻ có mùi khó chịu, hơi thở có mùi.
- Trẻ có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, không khỏe trong người.
- Mủ đặc chảy ra ngoài và có mùi hôi, cơn đau sẽ ngừng hẳn sau khi mủ đã chảy ra hết.
Bị áp xe răng sữa có nên nhổ răng?
Áp xe răng sữa có nên nhổ răng? Bị áp xe răng sữa nếu phát hiện đúng lúc và điều trị kịp thời thì có thể xóa tan cơn đau, chữa lành áp xe răng sữa cho trẻ nhưng trong một số trường hợp, áp xe răng sữa trẻ em có thể gây ra những tiềm ẩn gây nguy hiểm, biến chứng nặng có thể là tình trạng nhiễm trùng máu và để lại những hậu quả khó lường trước được. Chính vì thế, khuyến cáo các bậc phụ huynh nếu thấy con có những biểu hiện của bệnh áp xe răng sữa thì nhanh chân đưa con đến nha khoa để được khám chữa và điều trị đúng lúc.
Áp xe răng sữa có nên nhổ răng? Việc điều trị áp xe răng sữa của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng răng miệng của trẻ:
- Trong trường hợp trẻ bị áp xe lợi thì sẽ được nha sĩ tiến hành loại bỏ những ổ mủ bằng các vết rạch ở ổ áp xe răng sữa của trẻ. Sau đó dùng nước muối để rửa sạch vết thương và được kê đơn thuốc kết hợp kháng sinh để điều trị ổ viêm gây ra.
- Trong trường hợp trẻ bị áp xe chân răng thì bé sẽ được nha sĩ tiến hành lấy tủy răng để giảm cơn đau do áp xe gây ra. Nha sĩ bắt đầu mở đường vào vị trí tủy bằng cách khoan một lỗ và hút tủy ra, sau đó trám phần đã khoan lại.
- Trong trường hợp trẻ bị áp xe quá nặng, hư hỏng nặng, không thể điều trị bảo tồn và gây nên những biến chứng tiêu xương hàm thì sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ cái răng ấy đi để không ảnh hưởng đến những chiếc răng khác và ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.
Cách phòng ngừa áp xe răng sữa ở trẻ nhỏ
Để phòng ngừa áp xe răng sữa, trước hết bậc phụ huynh hãy tạo dựng cho con một thói quen chăm sóc răng miệng thường xuyên, hướng dẫn con chải răng ít nhất ngày 2 lần sáng tối. Bên cạnh đó, cha mẹ nên lựa cho con những chiếc bàn chải lông mềm mịn, nhẹ nhàng để không gây ra những vết xước, tổn thương vùng răng miệng.
Hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng diệt vi khuẩn khoang miệng, loại trừ những mảng bám bên trên bề mặt của răng. Chỉ cách trẻ dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa còn bám trên những kẽ răng.
Các bậc cha mẹ hãy kiểm soát khẩu phần ăn của con, tránh cho con sử dụng nhiều thực phẩm có chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt có gas vì đây là những loại thực phẩm dẫn đến nguy cơ sâu răng cao và các tổn hại đến răng của trẻ.
Hãy đưa trẻ đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng một lần để kiểm soát tình trạng răng của con trẻ. Nếu phát hiện có dấu hiệu gì về răng miệng thì nhanh chóng đưa con đi gặp bác sĩ nha khoa để được kiểm tra và đưa ra phương án điều trị thích hợp.
Trên đây là một số thông tin tham khảo về tình trạng áp xe răng sữa có nên nhổ răng mà chúng tôi muốn đưa ra cho mọi người nắm rõ hơn về các bệnh lý răng miệng ở trẻ. Nếu bạn còn những thắc mắc, nhu cầu cần lời giải đáp thì có thể nhanh chóng đến gặp bác sĩ nha khoa để được hỗ trợ tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 22/09/2021