Bé bị viêm lở loét miệng, lưỡi do đâu? Phải làm sao?
Không một phụ huynh nào mong muốn nhìn thấy cảnh con em của mình phải hứng chịu nhiều đau đớn do bị viêm lở loét miệng lưỡi. Bởi tình trạng này có thể khiến cho trẻ quấy khóc nhiều, chán ăn uống dẫn đến sụt cân. Vậy, tình trạng bé bị viêm lở loét miệng lưỡi là do đâu? Quý phụ huynh cần phải làm gì để giúp con mau thoát ra khỏi tình trạng này? Bài chia sẻ dưới đây hy vọng sẽ giúp ích được bạn đọc.
Trẻ bị viêm lở loét miệng lưỡi là do đâu?
Viêm lở loét miệng lưỡi thực chất là dạng của bệnh nhiệt miệng loét lưỡi – là một trong những bệnh ký khá phổ biến hiện nay có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trong đó có trẻ nhỏ. Có thể nói, trẻ nhỏ là một trong những đối tượng dễ mắc phải tình trạng này với điểm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đó có thể là tác nhân trực tiếp bên trong hoặc tác động từ bên ngoài.
Điểm qua những nguyên nhân gây nên tình trạng viêm lở loét miệng ở trẻ:
- Lớp niêm mạc của trẻ bị tổn thương do bị vật cứng làm rách lớp niêm mạc, đó có thể là bàn chải đánh răng quá chứng hay vật nhọn;
- Chế độ vệ sinh răng miệng của trẻ không đúng cách, do mặt bàn chải quá cứng đã tác động quá mạnh lên lớp niêm mạc, nướu, lợi, từ đó gây ra tình trạng lở loét;
- Do trẻ sử dụng quá nhiều chất béo, đồ ăn cay nóng, đồ dầu mỡ khiến trẻ bị nóng trong người và dẫn đến tình trạng lở loét niêm mạc miệng lưỡi;
- Trẻ bị sâu răng, viêm chân răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm lợi,… cũng chính là nguyên nhân hình trạng nên tình trạng viêm lở loét miệng lưỡi;
- Do hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm do trẻ đang mắc phải một số bệnh lý khác hoặc do căng thẳng, mệt mỏi đã khiến cho sức khỏe của trẻ bị suy yếu. Từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus tấn công vào khoang miệng của trẻ;
- Do trẻ bị suy giảm chức năng gan khiến cho gan bị suy yếu, làm ảnh hưởng đến quá trình lọc thải các độc tố có hại ra bên ngoài. Khi những độc tố này không được đào thải ra bên ngoài, lâu ngày tích tụ ở lớp niêm mạc và hình thành nên tình trạng viêm loét miệng;
- Cơ thể trẻ thiếu hụt một số thành phần dinh dưỡng như: sắt, vitamin nhóm B, vitamin C, iron, acid folic,…;
- Bệnh thủy đậu, Herpes,… cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn của hệ thống miễn dịch.
Khi trẻ bị nhiệt miệng sẽ xuất hiện một hay một vài đốm trắng tròn nhỏ ở thành miệng, môi hoặc trên mặt lưỡi với kích thước khoảng 1 – 2mm. Kích thước này sẽ to dần và hơi mọng nước tại lớp niêm mạc miệng. Điều này có thể khiến cho trẻ hứng chịu phải nhiều cơn đau đớn nhất là khi ăn uống hay vệ sinh răng miệng, khiến trẻ chán ăn và dẫn đến sụt cân. Và tình trạng trẻ bị sụt cân là một trong những vấn đề mà không một cha mẹ nào mong muốn gặp phải ở con em mình. Chính vì vậy, quý phụ huynh cần nhanh chóng tìm ra những biện pháp phù hợp để đẩy lùi tình trạng viêm lở loét miệng lưỡi càng nhanh càng tốt.
Khi trẻ bị viêm lở loét miệng, lưỡi thì mẹ cần phải làm gì?
Hầu hết tình trạng viêm lở loét miệng lưỡi ở trẻ em thường không quá nguy hiểm và có thể tự lành sau một vài ngày. Tuy nhiên, chính vì tình trạng này đã gây ra không ít sự khó chịu và đau đớn khi trẻ ăn uống. Khi đó, các bà mẹ nên áp dụng một số cách chữa viêm lở loét miệng lưỡi dưới đây để khắc phục nhanh chóng tình trạng này:
# Sử dụng thuốc uống hoặc gel bôi
Trên thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều các thương hiệu trị viêm lở loét miệng lưỡi dành cho trẻ em, quý phụ huynh có thể tìm mua tại các nhà thuốc Tây y và cho trẻ sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cho trẻ cũng cần thận trọng, chỉ cho trẻ sử dụng các loại thuốc có chứa các thành phần mà cơ thể của trẻ không bị dị ứng. Đồng thời, tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để biết chính xác cách dùng và liều lượng sử dụng phù hợp cho từng độ tuổi, từng mức cân nặng của trẻ.
# Súc miệng bằng nước muối ấm
Mỗi ngày 3 – 4 ly nước muối ấm để súc miệng sẽ có tác dụng làm dịu các cơn đau nhức do viêm lở loét gây ra. Đồng thời, nước muối ấm còn giúp kháng khuẩn, sát trùng, giúp cho răng miệng luôn sạch sẽ, mang lại hơi thở thơm mát. Trong những khoảng thời gian đầu sẽ có một vài đứa trẻ sẽ không thích thực hiện việc này, sợ bị rát, do đó, để tăng sự hứng thú cho trẻ, quý phụ huynh nên cùng con súc miệng và đưa ra một vài lời răn đe nhẹ nhàng.
# Bổ sung nước cho cơ thể
Cơ thể khi bị mất nước có thể khiến cho tình trạng viêm lở loét miệng lưỡi càng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, cha mẹ nên cho trẻ uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn để tránh tình trạng khô môi, nhiệt miệng. Bên cạnh đó, có thể cho trẻ sử dụng một số loại đồ uống từ các loại hoa quả tươi, vừa có công dụng cải thiện tình trạng viêm lở loét miệng lưỡi vừa có công dụng bổ sung cho cơ thể những chất dinh dưỡng có lợi.
# Nên cho trẻ ăn các thức ăn dạng lỏng
Khi trẻ bị viêm lở loét miệng lưỡi, trẻ thường biếng ăn do miệng đau, khó nuốt dẫn đến sụt cân. Khi đó, cha mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn dạng lỏng như cháo, soup, canh, cơm dẻo mềm. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên cho trẻ sử dụng các loại thức ăn giàu chất béo, dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ ăn có tính axit, bởi những thức ăn này có thể làm cho tình trạng lở loét miệng lưỡi càng trở nên nghiêm trọng hơn.
# Áp dụng một số bài thuốc dân gian quen thuộc
Một số mẹo vặt trong dân gian trị viêm lở loét miệng lưỡi cũng được nhiều quý phụ huynh quan tâm và áp dụng để cải thiện tình trạng này. Dưới đây là một số cách trị miệng lưỡi bị lở loét cho trẻ em, cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng:
- Mật ong: Mật ong được đánh giá là vị thuốc có tính kháng khuẩn, tiêu viêm khá cao, do đó, loại dược liệu này sẽ giúp chữa lành vết thương được nhanh chóng. Mỗi lần sử dụng, các bà mẹ chỉ cần lấy một lượng mật ong vừa đủ để bôi trực tiếp lên vết loét ở thành miệng, lưỡi. Tuy nhiên, đối với trẻ em dưới 1 năm tuổi, quý phụ huynh không nên áp dụng phương pháp này.
- Mật ong và củ nghệ: Sự kết hợp giữa mật ong và củ nghệ là sự kết hợp hoàn hảo trong việc cải thiện tình trạng lở loét miệng lưỡi. Bởi cả hai nguyên liệu này đều có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn tốt. Mỗi lần sử dụng, các bà mẹ nên trộn một muỗng cà phê tinh bột nghệ cùng với một muỗng cà phê mật ong. Sau đó, bôi trực tiếp lên vết loét ở miệng lưỡi. Thực hiện mỗi ngày một lần và áp dụng thực hiện cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn;
- Lá húng quế: Trong lá húng quế có chứa một số thành phần có tác dụng có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm nhẹ, giảm đau. Mỗi lần cho trẻ nhai 2 – 3 lá húng quế tươi để cải thiện tình trạng viêm loét miệng lưỡi.
Trong trường hợp tình trạng viêm lở loét miệng lưỡi không tự lành sau 7 ngày hay có dấu hiệu trở nặng hơn, khi đó, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa để được hỗ trợ. Tại đó, các nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe răng miệng của trẻ, từ đó tìm ra nguyên nhân gây bệnh và phác đồ điều trị phù hợp.
Biện pháp phòng ngừa viêm lở loét miệng, lưỡi ở trẻ em
Để phòng ngừa tình trạng miệng lưỡi của trẻ bị lở loét, các phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn uống, chế độ chăm sóc răng miệng của trẻ, cụ thể hơn:
- Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày và tối đa 3 lần vào mỗi buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ;
- Thay bàn chải đánh răng định kỳ 3 tháng một lần và nên sử dụng loại kem đánh răng dành cho trẻ em;
- Tập cho trẻ thói quen súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng mỗi ngày ít nhất 2 lần;
- Tăng cường bổ sung cho trẻ những loại thực phẩm có tính mát, giàu nước. Hạn chế tối đa cho trẻ dùng các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ;
- Cho trẻ uống nhiều nước hoặc nhiều đồ uống từ hoa quả tươi;
- Đưa trẻ đến các trạm xá, phòng khám hay bệnh viện để chích ngừa bệnh thủy đậu hay các loại vắc xin khác.
Cách phòng ngừa tình trạng viêm lở loét miệng lưỡi ở trẻ là tránh làm tổn thương các lớp niêm mạc ở thành miệng, mặt lưỡi nhất là ăn uống hay đánh răng. Các bà mẹ nên chỉ cho trẻ một vài cách tự chăm sóc răng miệng tại nhà. Đồng thời, đưa trẻ đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng một lần để biết chính xác tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ.
Tóm lại, trẻ bị viêm lở loét miệng lưỡi không phải là một bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Với những cách chăm sóc răng miệng đúng cách kết hợp cùng với một vài biện pháp cải thiện an toàn tại nhà sẽ giúp trẻ đẩy lùi được nhanh chóng tình trạng này. Mặt khác, đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa khi tình trạng viêm lở loét miệng lưỡi trẻ nặng hơn và không hết sau 7 ngày.
Có thể bạn đọc quan tâm:
Ngày Cập nhật 24/03/2023