Bệnh nha chu có nguy hiểm không?
Bệnh nha chu là bệnh về răng miệng thường gặp, có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên việc phòng và trị bệnh nha chu thường bị xem nhẹ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Không chỉ là vấn đề răng ham mặt, các biến chứng của bệnh còn ảnh hưởng đến tim mạch và hệ thần kinh.
Những điều cần biết về bệnh nha chu
Theo nhận định của Thạc sĩ – bác sĩ Phan Huỳnh An, Khoa Phẫu thuật hàm mặt và Răng hàm mặt, Bệnh viện Đại học Y dược (TP.HCM): ” Bệnh viêm nha chu là những tổn thương mô nha chu bao gồm viêm nướu và viêm nha chu phá hủy. Bệnh có tiến triển âm thần và gây ra nhiều biến chứng cho bệnh nhân”.
Thời gian đầu, tình trạng viêm nha chu và nhiễm trùng bắt đầu từ nướu lan dần xuống các cấu trúc của mô nha chu bên dưới. Tình trạng này khiến cho nướu răng bị mất và dính vào răng, xương ổ răng bị tiêu hủy hình thành nên túi nha chu. Giai đoạn sau, vùng nướu bị thụt và teo lại, để lộ rõ chân răng và khoảng cách giữa các răng cách xa nhau.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm nha do dự hình thành quá mức các cao răng. Cao răng được hình thành từ những vụn thừa thức ăn sau khi ăn không được làm sạch. Ban đầu là sự hình thành các mảng bám và vôi hóa thành cao răng dưới sự ảnh hưởng của thời gian. Ngoài ra do các vi khuẩn trong cao răng phát triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Những triệu chứng viêm đặc trưng của bệnh nha chu gồm có: như viêm nha chu, đứt dây chằng nha chu, túi nha chu, có mủ dưới nướu, viêm xương ổ răng, nướu bị tách ra khỏi răng. Nhìn chung khi bị bệnh nha chu, các tổn thương tại tổ chức quanh răng xảy ra sẽ gây chảy máu chân răng, đau nhức, sưng nướu và đỏ, răng lung lay, người bệnh khó ăn uống bình thường.
Bệnh nha chu có nguy hiểm không?
Khi bị bệnh nha chu, nướu răng là bộ phận đầu tiên bị ảnh hưởng. Ban đầu nướu răng bị tách, sưng đau, chảy mủ và chảy máu bất cứ khi nào. Khi để viêm nướu răng sâu, các vi khuẩn tồn tại trong mảng thức ăn và cao răng sẽ tấn công dần vào nướu, răng và xương ổ răng. Bệnh có thể phát triển thành nguy cơ apxe nướu gây ra các cơn đau nhức, sưng hàm nghiêm trọng.
Viêm nha chu mãn tính xảy ra phổ biến do tâm lý chủ quan trong điều trị của đa số người bệnh. Nguyên nhân gây bệnh mãn tính là do mảng bám, bệnh khó chữa dứt điểm và có thể để lại những ảnh hưởng lâu dài cho người bệnh. Theo thời gian, vi khuẩn phá hủy nướu và xương, cuối cùng người bệnh mất răng nếu không được điều trị sớm.
Nha chu hoại tử là trường hợp xấu nhất của bệnh. Đặc trưng bởi mô nướu bị chết, sau đó là sự suy yếu của hệ thống dây chằng, răng và xương hỗ trợ bị thiếu khi lượng cấp máu không được cung cấp. Trường hợp hoại tử thường xảy ra ở những người có hệ thống miễn dịch bị ức chế, người bệnh HIV, điều trị ung thư hoặc bệnh nhân suy dinh dưỡng.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh nha chu
Bệnh nha chu gây mất răng, đây là biến chứng chủ yếu của bệnh. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu có khả năng xâm nhập vào máu của người bệnh thông qua mô nướu. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập đến tim, phổi và các bộ phận khác của cơ thể.
Bệnh viêm nha chu có thể liên quan đến bệnh hô hấp, bệnh động mạch vành, viêm khớp dạng thấp, hoặc đột quỵ. Tỉ lệ bệnh nhân viêm nha chu nặng có nguy cơ đối điện với các biến chứng này cao hơn so với bệnh lý thông thường.
Ngoài ra khi bị viêm nha chu, bệnh nhân còn có khả năng cao mắc các bệnh đái tháo đường. Nguyên nhân do vi khuẩn mất kiểm soát lượng đường trong máu. Do đó, khi không cẩn thận mà để bị thương, bệnh nhân có khả năng bị nhiễm trùng huyết. Đối tượng phụ nữ mang thai bị viêm nha chu có nguy cơ sinh non, sinh con thiếu cân.
Phòng ngừa và điều trị bệnh nha chu bằng cách nào?
Viêm nha chu là bệnh lý có nguy cơ cao gây mất thẩm mỹ hàm răng, ảnh hưởng đến sự hài hòa của khuôn mặt. Thậm chí bệnh còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vậy nên việc chú ý chăm sóc tốt cho răng miệng để phòng tránh bệnh viêm nha chu là điều hết sức quan trọng.
Phòng ngừa bệnh viêm nha chu
Viêm nha chu là bệnh lý nguy hiểm, do đó việc phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn được các chuyên gia nha khoa khuyến khích. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh nha chu là người bệnh nên tuân thủ việc vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Quan trọng nhất là những nguyên tắc phòng viêm nha chu sau:
-
Người bệnh nên đánh răng hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Tốt nhất bệnh nhân nên dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để làm sạch các mảng thức ăn và vi khuẩn.
-
Khám răng định kỳ và chăm sóc ăng miệng, lấy mảng bám/cao răng mỗi 6 tháng một lần. Răng sâu phải nhổ càng sớm càng tốt để tránh phát triển vi khuẩn lan rộng gây viêm nha chu.
-
Người bệnh bị khô miệng nên uống nước thường xuyên, kiêng hút thuốc lá và bia rượu. Đối tượng thường xuyên dùng chất có cồn nên khám răng miệng và vệ sinh răng miệng thường xuyên hơn.
Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm nha chu
Người bệnh cần có sự chủ động trong phòng ngừa và nhận biết các dấu hiệu viêm nha chu. Để xác định chính xác tình trạng viêm nha chu hay không và mức độ nghiêm trọng của bệnh, những phương pháp thường được thực hiện là:
-
Chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh tật hoặc các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm nha chu. Khoanh vùng các khả năng làm bệnh nặng hơn như người thường hút thuốc hoặc dùng một số loại thuốc gây khô miệng.
-
Kiểm tra tổng quát sức khỏe miệng để tìm kiếm mảng bám và cao răng. Từ đó đưa ra đánh giá xem chân tăng và nướu răng có dễ chảy máu không.
-
Thực hiện phương pháp đo độ sâu túi nha chu giữa rãnh của nướu bằng thiết bị chuyên dụng. Nếu nướu răng còn khỏe mạnh, độ sâu của túi chườm từ 1 – 3 mm.
-
Chụp X-quang nha khoa giúp kiểm tra tình trạng mất xương tại khu vực vừa được kiểm tra độ sâu túi nha.
Phương pháp điều trị bệnh viêm nha chu
Mục đích của các phương pháp điều trị bệnh nha chu là làm sạch các túi xung quanh răng và ức chế những tổn thương lan rộng đối với xương xung quanh. Song song với đó, bệnh nhân cần tuân thủ chăm sóc răng miệng đúng cách và ngừng hút thuốc lá.
Giai đoạn viêm nha chu nhẹ có thể điều trị không phẫu thuật bằng cách sử dụng thuốc bôi trị viêm nha chu, hoặc sử dụng kem đánh răng y tế. Những thủ thuật ít xâm lấn hơn được áp dụng như:
-
Cạo vôi răng giúp loại bỏ toàn bộ lượng cao răng và vi khuẩn khỏi bề mặt răng nằm sâu bên dưới nướu. Thủ thuật lấy cao răng đơn giản bằng dụng cụ, laser và các thiết bị sóng siêu âm.
-
Bào láng gốc răng (Root planing) giúp làm nhẵn mị chân răng. Thủ thuật giúp ngăn cản sự hình thành cao răng và vi khuẩn gây viêm. Đồng thời hàn gắn lại nướu lên bề mặt răng.
-
Sử dụng kháng sinh tại chỗ hoặc kháng sinh dạng uống để kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn. Kháng sinh tại chỗ được dùng dưới dạng nước súc miệng kháng sinh hoặc bôi gel có chứa kháng sinh.
-
Sử dụng kháng sinh đường uống có thể cần thiết để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây nhiễm trùng và làm sạch sâu tại vị trí chân răng có nguy cơ hình thành viêm nha chu.
Đối với trường hợp viêm nha chu tương đối nghiêm trọng, có nguy cơ phát triển thành biến chứng sẽ được áp dụng phẫu thuật. Trong trường hợp viêm nha chu tiến triển, phẫu thuật thực hiện như sau:
-
Phẫu thuật giảm túi (Flap surgery): Mở vết rạch nhỏ trong nướu để lộ chân răng và tạo ra khoảng trống để thực hiện cạo vôi và bào láng gốc răng hiệu quả hơn.
-
Ghép mô liên kết lấp đầy: Được áp dụng với trường hợp bệnh nhân mất mô nướu, đường viền nướu của nướu bị thụt và cần được thay thế để răng được vững chắc. Phương pháp lấy mô giúp che phủ chân răng bị lộ và tăng tính thẩm mỹ cho răng lợi người bệnh.
-
Ghép xương (Bone grafting): Được áp dụng với những trường hợp viêm nhan chu phá hủy xương xung quanh chân răng. Phương pháp giúp ngăn ngừa nguy cơ mất răng bằng cách giữ răng cố định, từ đó tạo nền tảng cho xương được tái tạo lại.
-
Protein kích thích mô: Sử dụng một lọai gel đặc biệt bôi vào chân răng bị bệnh. Thành phần của gel chứa các protein tương tự giúp thúc đẩy sự hình thành men răng và kích thích xương và mô phát triển khỏe mạnh.
Bệnh viêm nha chu là bệnh lý răng hàm mặt nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cấu trúc răng vĩnh viễn. Việc điều trị chậm trễ còn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng liên quan đến tim mạch và hệ thần kinh, đường huyết. Do đó người bệnh không nên chủ quan khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh. Thăm khám càng sớm mang lại hiệu quả điều trị tích cực hơn cho bệnh nhân.
Ngày Cập nhật 09/01/2020