Bị viêm nha chu nên ăn gì và không nên ăn gì?
Viêm nha chu là một căn bệnh phổ biến xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng không đúng cách và thói quen ăn uống bất hợp lý. Do đó thiết lập bữa ăn khoa học trong thời gian điều trị viêm nha chu có thể góp phần kiểm soát sự phát triển của bệnh. Bài viết thông tin về việc viêm nha chu nên ăn gì và không nên ăn gì để có phương hướng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Nguyên nhân của bệnh viêm nha chu là gì?
Bệnh viêm nha chu là tình trạng nhiễm trùng nướu nghiêm trọng. Bệnh gây ra những tổn thương đến hệ thống mô mềm và phá hủy men răng. Hậu quả mà bệnh để lại là mất răng hoặc răng bị suy yếu nghiêm trọng. Bệnh có thể dẫn đến biến chứng đau tim và đột quỵ cùng nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng khác.
Bệnh viêm nha chu là bệnh lý nguy hiểm nhưng người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng. Bằng cách thực hiện hướng dẫn điều trị của bác sĩ và chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà. Bệnh nha chu là hậu quả của việc không thường xuyên vệ sinh răng miệng. Trong đó những triệu chứng phổ biến của bệnh nha chu gồm có:
- Tình trạng nướu răng bị sưng;
- Nướu răng có màu đỏ hoặc màu tím nhạt;
- Khi chạm vào nướu thấy đau
- Nướu bị tụt lại, chân nướu đỏ và chân răng dài hơn bình thường;
- Khoảng cách giữa răng hình thành khoảng trống;
- Ở giữa nướu răng chân răng có mủ;
- Hơi thở hôi, ăn uống không ngon miệng;
- Rụng răng, khi căn hoặc nhai thấy răng lạo xạo.
- Chảy máu răng ở trong và sau khi đánh răng.
Bệnh nha chu khi không được điều trị sớm sẽ dẫn đến tình trạng rút nước và rụng răng. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, khiến người bệnh tốn kém chi phí điều trị mà còn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống nghiêm trọng. Sức khỏe của mỗi người được phản ánh qua hàm răng chắc khỏe, do đó người bệnh cần đi khám để được hỗ trợ kịp thời các vấn đề về nha chu.
Bị bệnh viêm nha chu nên ăn gì?
Nhóm thực phẩm người bệnh viêm nha chu nên ăn là các thực phẩm có chứa nhiều vitamin và chất xơ. Ngoài ra các thực phẩm giúp tăng cường đề kháng, có cấu trúc mềm và dễ tiêu hóa cũng hỗ trợ người bệnh thuận lợi hơn khi nhai. Các thực phẩm này gồm có:
– Các thực phẩm giàu chất xơ: Người bị viêm nha chu nên bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất xơ. Cụ thể là các loại rau xanh như bông cải xanh, xà lách, súp lơ, cần tây… Những loại trái cây mà người bệnh viêm nha chu nên ăn là táo, lê, chuối, bơ…
– Nhóm thực phẩm giàu omega-3: Bao gồm các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, đậu đen, đậu đỏ, đậu hà lan, cá hồi, măng tây… Những loại thực phẩm này có hiệu quả làm sạch các mảng bám dính ở các kẽ răng, làm sạch các vi khuẩn tại chân răng và bề mặt răng.
– Các thực phẩm giàu vitamin A: Thực phẩm giàu vitamin A có vai trò quan trọng đối với răng và nướu răng nói chung. Trong bữa ăn hàng ngày, người bệnh nên tăng cường bổ dung nhóm thực phẩm giàu vitamin A bao gồm các loại gan động vật, gan cá, các loại thịt, sữa, trứng…
– Bổ sung thực phẩm chứa axit lactic: Bao gồm các loại thực phẩm lên men như sữa chua, nước trái cây lên men, hay các loại rau củ quả được muối chua để tăng cường hoạt động hệ tiêu hoá. Nhóm thực phẩm này cũng hỗ trợ người bệnh tăng cường miễn dịch để cơ thể hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn.
– Uống thêm trà xanh hoặc trà đen: Đây đều là những loại thức uống có tác dụng tốt đối với bệnh nhân đang điều trị các vấn đề răng miệng. Trong đó trà xanh có thành phần kháng khuẩn, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra trong trà đen còn có polyphenols, một chất giúp ức chế sự phát triển của các vi khuẩn phát triển giúp các vấn đề ở nha chu được thuyên giảm rõ rệt.
Bị bệnh viêm nha chu không nên ăn gì?
Nhóm thực phẩm cần kiêng đối với người bệnh viêm nha chu gồm có các loại thực phẩm có nhiều đường, tinh bột, những loại thực phẩm cứng,… Cụ thể người bệnh nên kiêng nhóm thực phẩm sau đây:
– Thực phẩm có tinh bột, đường và axit: Nhóm thực phẩm này là nguyên nhân hình thành các mảng bám tích tụ, từ đó tạo ra nhiều vi khuẩn phát triển khiến bệnh ngày một nặng hơn. Nhóm thực phẩm có axit sẽ gây đau rát, khiến tình trạng lở loét nướu răng lây lan sang những vùng khác. Trong thời gian này người bệnh nên hạn chế ăn khoai, sắn, bánh ngọt, các loại trái cây có vị chua…
– Các món ăn vặt: Trong thời gian điều trị bệnh viêm nha chu, người bệnh cần phải hạn chế hoặc không sử dụng các loại thực phẩm quá nóng, quá lạnh sẽ dễ gây ra những tổn thương ở nướu răng. Cụ thể người bệnh không nên ăn nhiều lẩu, súp cay nóng, nhai đá lạnh, kẹo cứng, hoặc ăn các loại trái cây sấy khô…
– Các loại hạt có vỏ: Khi bị bệnh viêm nhau chu, phần nướu của người bệnh rất nhạy cảm và dễ tổn thương nên việc ăn các loại hạt có vỏ gây ra nguy cơ mắc kẹt giữa khoảng trống nướu và răng. Tình trạng này khiến triệu chứng viêm nhiễm trầm trọng hơn, cụ thể người bệnh có thể bị áp xe nướu, mô sưng chứa mủ. Áp xe nướu là biến chứng nguy hiểm có thể gây hại cho răng, thậm chí dẫn đến mất răng.
– Rượu bia: Các loại rượu và cocktail đều có chứa lượng đường và axit gây hại nướu răng. Ngoài ra bia rượu cũng là nguyên nhân khiến bạn bị khô miệng. Khi khô miệng, răng và nướu của chúng ta dễ bị tích tụ mảng bám, từ đó làm tăng nguy cơ đau răng và mắc bệnh liên quan đến nướu răng.
– Cà phê: Tương tự như bia rượi, cà phê là nguyên nhân gây ức chế hoạt động của tuyến nước bọt. Điều này khiến miệng khô và vô tình làm cho nướu và răng của người bệnh dễ bị nhiễm trùng và tổn thương hơn.
– Các loại thịt dai: Do cấu trúc răng lợi đang trong giai đoạn bất ổn, việc ăn thịt dai có thể làm tăng nguy cơ tổn thương nướu răng. Trong đó các loại thịt gà, thịt trâu, thịt bò… khi không được nhai kẽ dễ bị mắc kẹt ở giữa các kẽ răng, từ đó tạo vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây viêm nhiễm trầm trọng.
Những lưu ý quan trọng để việc điều trị bệnh viêm nha chu đạt hiệu quả
Song song với việc thực hiện các yêu cầu điều trị từ bác sĩ, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản để bệnh được khắc phục nhanh chóng. Một số cách kiểm soát bệnh lý này được áp dụng như sau:
- Người bệnh làm sạch răng định kỳ theo khuyến cáo của nha sĩ.
- Dùng bàn chải mềm vệ sinh răng miệng sau mỗi 3-4 tháng;
- Đánh răng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám và cao răng;
- Người bệnh nên đánh răng hai lần mỗi ngày và súc miệng bằng nước muối;
- Có thể dùng nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ mảng bám giữa các răng;
- Dùng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm để làm sạch kẽ răng.
Việc điều trị bệnh viêm nha chu bằng một số loại kháng sinh thích hợp sẽ được chỉ định bởi bác sĩ. Nếu người bệnh cảm thấy đau nhức nghiêm trọng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị và giảm đau tốt nhất.
Hi vọng với bài viết trên người bệnh đã có cái nhìn rõ hơn về vấn đề “Bị viêm nha chu nên ăn gì và không nên ăn gì?”. Viêm nha chu có thể gây mất răng hàng đầu ở người trưởng thành và người bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh biến chứng bằng cách vệ sinh răng thường xuyên và cạo vôi răng định kỳ.
Bài viết đưa ra thông tin tham khảo. Chúng tôi không đưa ra giải pháp thay thế hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên môn. Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào trong thời gian điều trị, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ nha khoa ngay để kịp thời để được hỗ trợ điều trị bệnh.
Quan tâm nhiều:
Ngày Cập nhật 24/03/2023