7 cách chữa viêm lợi tại nhà hiệu quả giúp răng khỏe mạnh
Súc miệng với nước muối/ baking soda, dùng bột quế, gel nha đam, lá trầu không,… là một số cách chữa viêm lợi tại nhà được áp dụng khá phổ biến. Các biện pháp này có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng đau nhức, hỗ trợ ức chế vi khuẩn có hại, làm sạch mảng bám và bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Hướng dẫn 7 cách chữa viêm lợi tại nhà dễ thực hiện
Viêm lợi (viêm nướu răng) là bệnh nha khoa thường gặp, xảy ra khi mô lợi bao xung quanh chân răng bị viêm nhiễm. Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng lợi sưng đỏ, chảy máu và đau nhức.
Nếu không xử lý kịp thời, viêm lợi có thể khiến răng đau nhức, lung lay và tăng nguy cơ mắc viêm nha chu – một trong những bệnh viêm nhiễm nặng, có khả năng gây áp xe và mất răng vĩnh viễn.
Bên cạnh các biện pháp điều trị y tế, bạn có thể làm giảm triệu chứng, hỗ trợ ức chế hại khuẩn và bảo vệ sức khỏe răng miệng với một số cách chữa viêm lợi tại nhà sau đây:
1. Súc miệng với nước muối/ baking soda
Muối có đặc tính chống viêm, ức chế vi khuẩn và sát trùng. Vì vậy bạn có thể súc miệng với nước muối 2 – 3 lần/ ngày để hỗ trợ làm giảm triệu chứng sưng nướu, chảy máu chân răng và đau nhức do viêm lợi gây ra.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tận dụng baking soda để làm sạch mảng bám ở kẽ răng, hỗ trợ ức chế vi khuẩn có hại và trung hòa lượng axit do hại khuẩn bài tiết. Ngoài ra nguyên liệu này còn có tác dụng làm dịu mô nướu và hạn chế chảy máu chân răng.
Tuy nhiên, baking soda có đặc tính tẩy mạnh, có thể gây hư hại và ăn mòn men răng nếu lạm dụng. Vì vậy bạn chỉ nên thực hiện khoảng từ 3 – 5 ngày trong một tháng.
2. Sử dụng tỏi chữa viêm lợi tại nhà
Tỏi là loại gia vị quen thuộc, có vị cay và mùi nồng. Nghiên cứu khoa học cho thấy, hoạt chất Allicin trong thảo dược này có tác dụng kháng sinh mạnh, giúp kìm hãm và ức chế hoạt động của các hại khuẩn.
Vì vậy sử dụng tỏi có thể tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm nướu và hỗ trợ kìm hãm các hại khuẩn có trong khoang miệng. Ngoài tác dụng chữa viêm lợi, mẹo dùng tỏi còn hỗ trợ ngăn ngừa sâu răng, viêm quanh chân răng và bệnh nha chu.
Cách dùng tỏi chữa viêm lợi tại nhà:
- Bóc vỏ 2 – 3 tép tỏi tươi và đập dập
- Cho khoảng 200ml nước ấm vào hãm trong 3 phút
- Sau đó dùng nước tỏi để súc miệng và ngậm trong 5 phút
- Súc miệng với nước sạch và có thể nhai kẹo gum không đường để loại bỏ mùi hôi của tỏi
Ngoài ra, bạn nên bổ sung các món ăn từ tỏi để làm giảm hình thành mảng bám sinh học và hạn chế nguy cơ phát triển các vấn đề nha khoa. Tuy nhiên tỏi có mùi mạnh, dễ gây hôi miệng, vì vậy sau khi ăn bạn nên nhai kẹo gum và vệ sinh răng miệng đúng cách.
3. Giảm viêm lợi với lá trầu không
Theo ghi chép từ y học cổ truyền, lá trầu có vị cay, tính ấm, tác dụng giảm đau (trấn thống), hành khí, sát trùng và tiêu viêm. Chính vì vậy, nhân dân thường nhai lá trầu không với cau và vôi để giữ hàm răng chắc khỏe, ngăn ngừa viêm nướu và sâu răng.
Ngoài ra, thảo dược này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ức chế virus và hại khuẩn có trong khoang miệng. Bên cạnh đó, tinh dầu Eugeol trong lá trầu còn có tác dụng gây tê và giảm đau tại chỗ. Vì vậy sử dụng thảo dược này có thể kìm hãm vi khuẩn gây viêm nhiễm mô nướu, cải thiện đau nhức răng, giảm hôi miệng và ê buốt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 5 lá trầu không và vò xát nhẹ
- Đun sôi 400ml nước, sau đó cho lá trầu vào
- Đun thêm 3 phút thì tắt bếp
- Chắt nước để nguội rồi chia thành nhiều lần dùng
- Mỗi lần dùng nước súc miệng trong khoảng 2 – 3 phút
4. Chữa bệnh viêm lợi tại nhà với dầu dừa
Dầu dừa thường được sử dụng để dưỡng ẩm da và hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu như viêm da tiết bã, viêm da tiếp xúc và bệnh chàm. Bên cạnh đó với đặc tính kháng khuẩn mạnh, nguyên liệu này còn được tận dụng để hỗ trợ làm giảm triệu chứng của bệnh viêm lợi.
Theo nghiên cứu khoa học, dầu dừa chứa đến 50% axit lauric. Thành phần này là một axit béo không bão hóa, có tác dụng chống viêm, ức chế vi nấm và hại khuẩn ở da, niêm mạc và đường ruột.
Bên cạnh đó các axit béo có lợi trong dầu dừa còn hỗ trợ làm dịu mô nướu và ngăn chặn quá trình hình thành mảng bám sinh học. Sự gia tăng của mảng bám chính là nguyên nhân trực tiếp gây vôi răng, tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng và viêm nha chu.
Cách sử dụng dầu dừa chữa bệnh viêm lợi ngay tại nhà:
- Hòa 2 – 3 thìa dầu dừa với 200ml nước ấm
- Khuấy đều và dùng súc miệng trong 3 – 5 phút
- Áp dụng mẹo chữa này từ 2 – 3 lần/ ngày
5. Dùng gừng điều trị bệnh viêm lợi
Dùng gừng chữa bệnh viêm lợi là biện pháp điều trị đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà. Tinh dầu từ thảo dược này có tác dụng khử mùi hôi khó chịu, ức chế hoạt động và trung hòa hàm lượng axit được hại khuẩn bài tiết.
Bên cạnh đó, hoạt chất Zingerone và Gingerol trong gừng còn ức chế tổng hợp prostaglandin – chất trung gian kích thích phản ứng viêm ở mô nướu và chân răng. Vì vậy tận dụng thảo dược này có thể cải thiện các triệu chứng của viêm lợi và một số vấn đề nha khoa thường gặp.
Để giảm viêm lợi bằng gừng, bạn có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau đây:
Cách 1:
- Rửa sạch và cạo vỏ 1 củ gừng tươi
- Sau đó cắt gừng thành lát mỏng
- Đắp trực tiếp vào vùng lợi sưng đau
- Giữ nguyên trong khoảng 10 phút
- Thực hiện 3 – 5 lần/ ngày để đạt được hiệu quả như mong muốn
Cách 2:
- Rửa sạch và cạo vỏ 1 củ gừng
- Sau đó xắt gừng thành từng lát mỏng và cho vào ly
- Đổ khoảng 200ml nước sôi vào và hãm trong 10 phút
- Đợi nước nguội bớt và dùng súc miệng
- Có thể nhai nuốt bã gừng để giảm hôi miệng và ức chế hại khuẩn
6. Cách chữa viêm lợi tại nhà bằng gel nha đam
Gel nha đam có khả năng giảm mảng bám sinh học tương tự tác dụng của nước súc miệng chứa Chlorhexidine. Nguyên nhân là do thảo dược này có thể tiêu diệt vi khuẩn Streptococcus mutans (vi khuẩn tạo mảng bám) và nấm men Candida albican trong khoang miệng.
Bên cạnh đó, gel nha đam còn có tác dụng làm mát, giúp giảm viêm ở mô nướu tổn thương và đẩy nhanh quá trình phục hồi của vết loét ở miệng/ lưỡi. Do đó ngoài khả năng hỗ trợ điều trị viêm lợi, thảo dược này còn hạn chế nguy cơ hình thành sâu răng, viêm nha chu và làm giảm chứng nhiệt miệng.
Cách dùng gel nha đam chữa viêm lợi:
- Thoa gel trực tiếp lên mô nướu tổn thương, giữ nguyên trong khoảng 5 phút và súc miệng với nước
- Hoặc có thể đun sôi nha đam với nước và dùng để súc miệng 2 – 3 lần/ ngày
Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung món ăn và thức uống từ nha đam để giảm hôi miệng và hỗ trợ ức chế vi khuẩn có hại.
7. Dùng bột quế trị viêm lợi gây hôi miệng
Bột quế có vị ngọt, cay và mùi thơm đặc trưng. Từ lâu, nhân dân đã sử dụng bột quế để súc miệng nhằm giảm tình trạng hơi thở có mùi và ức chế vi khuẩn có hại.
Bên cạnh đó các chất chống oxy hóa trong thảo dược này như pyridoxine và axit pantothenic có thể tăng tốc độ hồi phục của mô nướu, ngăn vi khuẩn xâm nhập vào gai lợi, chân răng và giảm hình thành mảng bám sinh học.
Hướng dẫn cách dùng bột quế trị viêm lợi gây hôi miệng:
- Dùng 1 thìa cà phê bột quế khuấy đều với 200ml nước ấm
- Súc miệng và ngậm trong khoảng 3 phút
- Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày
Dùng bột quế có thể để lại cặn trong miệng. Vì vậy bạn có thể dùng tinh dầu để thay thế hoặc có thể súc miệng lại với nước sạch.
Những lưu ý khi chữa viêm lợi tại nhà
Viêm lợi là bệnh lý nha khoa có mức độ nhẹ và dễ cải thiện hơn so với viêm quanh chân răng, bệnh nha chu và sâu răng. Tuy nhiên để tránh bệnh tiến triển xấu, bạn nên lưu ý một số thông tin quan trọng khi chữa trị viêm lợi tại nhà.
- Với những trường hợp viêm lợi nhẹ, các cách chữa tại nhà có thể giảm viêm và sưng đau rõ rệt. Tuy nhiên để ngăn ngừa bệnh tiến triển và tái phát, nên kết hợp các mẹo chữa này với thói quen vệ sinh răng miệng khoa học.
- Nên sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng thường xuyên để ngăn ngừa hình thành mảng bám.
- Các cách chữa viêm lợi tại nhà thường có tác dụng chậm. Vì vậy bạn nên áp dụng đều đặn 2 – 3 lần/ ngày và cần duy trì trong một thời gian dài.
- Ngoài các biện pháp điều trị, nên uống nhiều nước, bổ sung thực phẩm lành mạnh, hạn chế cà phê, rượu bia, đồ ngọt và hút thuốc lá để tránh gây tác động xấu đến tiến triển của bệnh.
- Nếu viêm lợi khiến răng đau nhức và chảy máu thường xuyên, cần thăm khám và chủ động điều trị nhằm hạn chế các biến chứng nặng nề.
Bài viết đã tổng hợp 7 cách chữa viêm lợi tại nhà giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng và duy trì sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên để điều trị bệnh triệt để, bạn nên phối hợp các mẹo chữa này với thói quen chăm sóc khoa học và can thiệp điều trị y tế trong những trường hợp cần thiết.
Tham khảo thêm: Cách chữa viêm lợi theo dân gian bằng các thảo dược
Ngày Cập nhật 31/08/2021