Cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong an toàn hiệu quả
Theo nhận định của các chuyên gia, mật ong có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn và nấm trong khoang miệng. Vì thế, trị nhiệt miệng bằng mật ong là một trong những liệu pháp được nhiều người bệnh sử dụng thay vì sử dụng các loại thuốc Tây y.
Hướng dẫn cách dùng mật ong trị nhiệt miệng đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả
Nhiệt miệng là một bệnh răng miệng rất phổ biến hiện nay mà mọi đối tượng đều có thể mắc phải, đặc biệt là những ngày trời nắng nóng, oi bức hoặc khi cơ thể tiếp lượng thức ăn nóng quá nhiều. Đây là một căn bệnh dễ điều trị và dễ lành nếu được phát hiện và điều trị đúng cách. Một trong số đó không thể vắng mặt cách sử dụng mật ong trị nhiệt miệng. Phương pháp này không chỉ mang lại kết quả điều trị như mong muốn mà còn dễ thực hiện ngay tại nhà mà không cần đi đâu xa.
Dưới đây là một số cách điều trị nhiệt miệng bằng mật ong đơn giản tại nhà, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng thực hiện ngay tại nhà để cải thiện bệnh lý:
Cách số 1: Thoa mật ong trực tiếp lên vết loét
Đây là một trong những cách trị nhiệt miệng cực đơn giản và thích hợp cho mọi lứa tuổi, kể cả người lớn và trẻ em. Người bệnh có thể dễ dàng tại nhà theo các bước sau:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý;
- Đổ một ít mật ong vào trong một chén nhỏ (lưu ý, chỉ đổ vài giọt đủ để dùng, không được đổ quá nhiều để tránh tình trạng lãng phí);
- Dùng tăm bông sạch chấm lấy một ít mật ong rồi thoa lên vết loét do bị nhiệt miệng nhẹ nhàng;
- Người bệnh nên cố định mật ong trên vết thương khoảng 3 – 5 phút và cố gắng không nên nuốt;
- Sau đó, người bệnh có thể súc lại miệng bằng nước ấm;
- Thực hiện mỗi ngày 3 – 5 lần và sử dụng liên tục 3 – 4 ngày sẽ thấy rõ được kết quả điều trị.
Tuy nhiên, phương pháp này không được áp dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi. Bởi vì trong độ tuổi này, sức đề kháng của trẻ rất yếu, chưa đủ hoàn thiện để hấp thụ các dưỡng chất có trong mật ong. Mặt khác, trong mật ong có chứa một số thành phần không tốt đối với sức khỏe của trẻ nhỏ.
Cách số 2: Súc miệng bằng nước mật ong trị nhiệt miệng hiệu quả không kém
Ngoài việc sử dụng mật ong để bôi lên các vết loét do nhiệt miệng gây nên, người bệnh cũng có thể sử dụng nước mật ong để súc miệng mỗi ngày với cách thực hiện như sau:
- Cho một ít mật ong nguyên chất vào trong một ly nước ấm theo tỷ lệ 1:2 rồi khuấy đều cho mật ong tan hết;
- Sử dụng nước mật ong loãng để ngậm hoặc súc miệng khoảng 2 – 3 phút;
- Sau đó nhổ bỏ và súc lại miệng bằng nước ấm;
- Thực hiện mỗi ngày vài ba lần và kiên trì thực hiện khoảng 3 – 5 ngày là bạn có thể tự cảm nhận rõ sự thay đổi.
Việc dùng mật ong để ngậm không chỉ có công dụng trị bệnh nhiệt miệng mà còn tốt cho sức khỏe dạ dày, bảo vệ răng miệng khỏi các tác nhân gây hại khác.
Cách số 3: Kết hợp mật ong và bột nghệ trị nhiệt miệng
Bên cạnh việc sử dụng độc vị mật ong, các đối tượng bị nhiệt miệng cũng có thể kết hợp sử dụng cùng với tinh bột nghệ. Hiệu quả đem lại cũng không hề thua kém gì các phương pháp khác. Bởi trong nghệ có chứa khá nhiều thành phần có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn tốt, điển hình là thành phần hoạt chất Curcumin.
Với cách trị này, bạn cần chuẩn bị một ít mật ong nguyên chất cùng với một ít tinh bột nghệ. Khi mọi nguyên liệu đã sẵn sàng, bạn có thể xắn tay vào thực hiện theo các bước sau:
- Cho 1 phần mật ong nguyên chất vào cùng với 2 phần tinh bột nghệ, sau đó khuấy đều để được một hỗn hợp sền sệt;
- Đem một ít hỗn hợp đắp lên vị trí bị loét và để yên khoảng 3 – 5 phút rồi súc miệng lại bằng nước ấm;
- Thực hiện mỗi ngày 3 – 4 lần và theo dõi sự tiến triển của bệnh lý.
Ngoài việc sử dụng tinh bột nghệ, bạn cũng có thể sử dụng nước cốt nghệ để thay thế, cách làm cũng tương tự nhưng hỗn hợp được trộn phải tuân theo tỷ lệ 1:1.
Cách số 4: Trị nhiệt miệng bằng mật ong và rau ngót
Bạn cần chuẩn bị một ít rau ngót tươi, không bị úng hay sâu đục cùng với vài muỗng mật ong nguyên chất. Khi mọi nguyên liệu đã được chuẩn bị đầy đủ, bạn có thể tiến hành thực hiện theo các bước sau:
- Lá rau ngót cần được rửa qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất;
- Cho toàn bộ lá rau ngót đã được làm sạch vào trong cốt để giã cho nát, sau đó chắt lọc lấy phần nước cốt;
- Thêm một ít mật ong nguyên chất vào trong phần nước cốt rau ngót, trộn đều;
- Sử dụng một tăm bông sạch để thấm lấy phần hỗn hợp rồi thoa nhẹ nhàng lên vị trí bị nhiệt miệng, giữ yên khoảng 5 – 10 phút rồi súc miệng lại bằng nước ấm;
- Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần và kiên trì thực hiện liên tục khoảng 3 – 4 ngày, bạn sẽ thấy được kết quả như mong muốn.
Lưu ý, trước khi tiến bôi hỗn hợp rau ngót và mật ong lên vị trí bị tổn thương, người bệnh nên làm sạch vệ sinh răng miệng bằng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ bớt một số vi khuẩn gây hại cho răng miệng.
Cách số 5: Dùng nước trái cây mật ong để trị nhiệt miệng
Nước ép trái cây không chỉ có công dụng giải khát, giải nhiệt, thanh lọc cơ thể mà còn có tác dụng trị nhiệt miệng và phòng ngừa bệnh lý tái phát. Ngoài ra, những loại đồ uống này còn cung cấp cho cơ thể nhiều hàm lượng vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin C, vitamin A. Thay vì sử dụng đường để tạo vị ngọt cho đồ uống, bạn cũng có thể thay thế bằng mật ong nguyên chất.
Để có được một ly đồ uống thơm ngon, bạn có thể lựa chọn các loại trái cây tươi, giàu vitamin C như: cam, quýt, bưởi, cà rốt hoặc loại quả mà bạn thích, đem ép lấy phần nước. Thêm 2 muỗng mật ong nguyên chất, khuấy đều cho mật ong tan hết và có thể sử dụng ngay. Nếu bạn là một tín đồ mê đồ ngọt, bạn có thể tự điều chỉnh lượng mật ong cho vào ly nước ép.
Trị nhiệt miệng bằng mật ong có tốt không?
Mật ong là một trong những thực phẩm được cả giới Y học cổ truyền và Y học hiện đại đánh giá cao về công dụng. Và đây cũng chính là vị thuốc của gia đình mà mỗi nhà cần có để cải thiện và nâng cao sức khỏe. Bạn cũng có thể sử dụng mật ong để cải thiện bệnh nhiệt miệng, vừa hiệu quả lại an toàn, thích hợp sử dụng cho mọi lứa tuổi.
Theo nhận định của các chuyên gia, mật ong có vị ngọt, tính hàn, chứa nhiều thành phần có tác dụng kháng viêm, tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm sưng, giảm đau và giúp chữa lành các vết thương được nhanh chóng. Với đặc tính trên, mật ong sẽ giúp bạn đẩy lùi và cải thiện các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng gây ra, giúp bạn tìm lại hệ răng miệng khỏe mạnh. Ngoài ra, trong mật ong còn chứa nhiều khoáng chất và vitamin có tác dụng phòng ngừa bệnh nhiệt miệng tái phát.
Tuy nhiên, kết quả của phương pháp này ở mỗi đối tượng là khác nhau. Sẽ có những đối tượng sẽ lành bệnh chỉ trong khoảng vài ngày, những đối tượng khác có thể hơn một tuần. Do đó, không thể tự tin khẳng định mật ong đều phát huy công dụng trị nhiệt miệng tốt ở mọi lứa tuổi.
Để bệnh nhiệt miệng được cải thiện một cách nhanh chóng, người bệnh nên kết hợp cùng với chế độ chăm sóc răng miệng tốt, chế độ ăn uống khoa học và lối sinh hoạt lành mạnh. Bên cạnh đó, nên tiến hành thăm khám để biết rõ nguyên nhân gây bệnh, từ đó phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Dùng mật ong trị nhiệt miệng cần chú ý những vấn đề gì?
Bản chất của mật ong tuy lành tính nhưng người bệnh cũng cần hết sức lưu ý khi sử dụng để phòng tránh một số triệu chứng bất thường có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Các đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong mật ong được các chuyên gia khuyến cáo không được sử dụng để trị bệnh nhiệt miệng. Người bệnh nên áp dụng điều trị theo một số liệu pháp khác để đẩy lùi bệnh lý;
- Cần hết sức thận trọng khi sử dụng mật ong cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi bị nhiệt miệng;
- Người bệnh nên tìm mua và sử dụng mật ong nguyên chất có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bởi trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm mật ong bị làm giả, mật ong pha với nước đường phèn. Việc sử dụng sản phẩm không nguyên chất dẫn theo kết quả điều trị không đạt được kết quả như mong đợi;
- Người bệnh không được quá lạm dụng mật ong. Tuy mật ong là thực phẩm lành tính, nhưng nếu sử dụng quá nhiều đôi khi có thể gây nóng cơ thể;
- Trong quá trình sử dụng mật ong để trị nhiệt miệng, nếu gặp phải một số triệu chứng bất thường nào, tốt nhất bạn nên tạm ngưng sử dụng một thời gian và chỉ sử dụng trở lại khi cơ thể đã ổn định.
Tóm lại, nhiệt miệng là một bệnh lý gây ra không ít trở lại cả trong công việc và cuộc sống. Do đó, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo vặt từ mật ong để cải thiện bệnh lý. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tiến hành thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín nếu bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm sau 2 tuần điều trị nhiệt miệng bằng mật ong. Tại đó, các bác sĩ hoặc nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đưa ra một số phương án điều trị phù hợp.
Ngày Cập nhật 17/01/2020