Đau răng nên ăn gì và không nên ăn gì để giảm đau?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau răng nhưng chủ yếu là do viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng, sâu răng hay răng khôn mọc ngầm. Bên cạnh hình thức điều trị y khoa, chế độ dinh dưỡng cũng góp phần cải thiện cơn đau của người bệnh. Để biết đau răng nên ăn gì và không nên ăn gì để giảm đau, bạn đọc tham khảo thông tin trong bài viết sau.
Chế độ ăn và sức khỏe răng miệng
Đối với bảo vệ sức khỏe răng miệng nói riêng và cơ thể nói chung, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Khi bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết, cơ thể sẽ có miễn dịch khỏe mạnh phòng bệnh. Tương tự ăn uống đủ chất là điều kiện cơ bản để răng hàm khỏe mạnh và phòng ngừa triệu chứng đau răng thường xảy ra.
Thông thường các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng chủ yếu gồm có các loại phô mai, thịt gà, các loại hạt và sữa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhóm thực phẩm này có tác dụng bảo vệ men răng, đồng thời cung cấp lượng canxi và phốt pho giúp tái tạo lại các cấu trúc bị hư tổn của răng.
Ngược lại với những đối tượng không dung nạp sữa, có dị ứng với thành phần lactose. Người bệnh có thể thay thế bằng các loại rau xanh giàu khoáng chất và canxi như bông cải xanh, rau cải bó xôi, bắp cải tím…
Ngoài ra những loại trái cây cứng/giòn, có nhiều nước như táo, lê, dưa chuột,… có hiệu quả trong việc làm loãng các chất và kích thích miệng tiết nước bọt. Hoạt động này không chỉ hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, mà nước bọt tiết ra liên tục cũng hỗ trợ rửa trôi các hạt thức ăn và trung hòa axit chữa đau nhức răng.
Ngược lại nhóm những thực phẩm không tốt cho người bị đau răng như những thực phẩm có tính axit, bánh kẹo các loại và trái cây sấy khô… Chúng đều là những tác nhân gây ra những ảnh hưởng đến răng miệng của bạn. Chúng chứa hàm lượng đường lớn cùng tính axit cao, nếu không vệ sinh kỹ sau khi ăn sẽ khiến răng đau nhức, đồng thời tình trạng sâu răng dễ xảy ra hơn.
Cũng cần lưu ý những loại thức uống tốt cho răng như nước lọc, sữa tươi và trà xanh không đường. Nhóm nước ngọt, nước canh, cà phê hay trà sữa có nhiều đường tinh luyện và phụ gia không nên sử dụng thường xuyên. Ngoài ra bạn cũng không nên nhâm nhi đồ ngọt sẽ tạo cơ hội để vi khuẩn phát triển và chuyển hóa thành axit ảnh hưởng đến men răng.
Thay vì các món ăn vặt kém lành mạnh, bạn có thể giải quyết cơn “thèm ăn” bằng việc nhai kẹo cao su không đường. Kẹo cao su không đường có tác dụng đẩy các hạt thức ăn còn mắc kẹt lại trong kẽ răng, và hoạt động nhai liên tục cũng hỗ trợ lượng nước bọt tiết ra nhiều hơn để trung hòa axit. Ngoài ra, các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, hạt bí cũng là những món ăn vặt an toàn cho người bị đau răng.
Đau răng nên ăn gì để giảm đau nhanh?
Một số loại thực phẩm mặc dù không có tác dụng chữa dứt điểm cơn đau răng nhưng chúng có thể giảm nhẹ cảm giác đau của bạn. Đồng thời, đa phần thực phẩm tốt cho người bị đau răng có thành phần canxi, khoáng chất cao nên chúng hỗ trợ hình thành răng hàm khỏe mạnh. Người bệnh tham khảo các loại thực phẩm sau:
Lá rau bina ( Rau bó xôi )
Rau bina được biến đến với tên gọi khác là rau bó xôi hoặc rau chân vịt. Đâu không chỉ là một loại rau lành mạnh bổ sung chất xơ và vitamin, trong rau bina có chứa nhiều khoáng chất rất tốt cho răng miệng của bạn.
Có thể dùng giau bina để giảm đau răng bằng cách rửa sạch chúng và cho vào miệng nhai cho đến khi răng bớt đau. Ngoài ra sử dụng rau bina làm nguyên liệu nấu canh mỗi ngày, kết hợp cùng với tôm hoặc hải sản bổ sung canxi. Phương pháp giảm đau răng này rất đơn giản và người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà.
Dùng dưa chuột
Dưa chuột không chỉ là một món ăn ngon là đây còn là biện pháp chữa trị đau răng tốt nhất. Dưa chuột có tính mát và thành phần hoạt chất kháng khuẩn, giảm đau tự nhiên. Đồng thời, trong dưa chuột có rất nhiều nước, chúng hỗ trợ tuyến nước bọt của bạn hoạt động tích cực hơn để làm sạch miệng và loại bỏ những mảng bám vừa hình thành.
Ăn dưa chuột sống có thể làm dịu các cơn đau răng nhanh chóng. Khi nhai dưa chuột, bạn nên thêm một chút muối để có hương vị ngon hơn. Hoặc kết hợp dưa chuột cùng các loại rau củ quả khác trong bữa ăn hàng ngày mang đến cho bạn sức đề kháng khỏe mạnh. Tuy nhiên cần hạn chế ăn dưa chuột lạnh, bạn nên để nó ở nhiệt độ phòng trước khi sử dụng.
Sữa chua, phô mai và sữa
Nhóm thực phẩm được chế biến từ sữa sẽ giúp người bệnh cảm thấy đỡ đau răng hơn. Do sữa có hàm lượng canxi và vitamin D, kẽm, và nhiều khoáng chất khác,… nên nguồn thực phẩm này sẽ đảm bảo cho bạn có được hệ răng hàm chắc khỏe.
Ngoài ra, khi uống sữa hoặc bổ sung các chế phẩm từ sữa bạn không cần phải nhai mà vẫn thu nạp được những dưỡng chất quan trọng. Vì thế đây là lựa chọn tốt cho người bị đau nhức răng, viêm lợi, viên nha chu khi không ăn uống được như bình thường.
Các loại khoai
Các loại khoai nói chung, và đặc biệt là khoai tây có chứa thành phần chất dinh dưỡng tốt cho răng miệng của bạn. Khoai tây không những hỗ trợ chăm sóc sức khỏe mà còn được tận dụng như một thực phẩm có thể chữa đau răng tại nhà đơn giảm.
Chế biến món ăn với khoai tây ăn hàng ngày. Hoặc không thì bạn cắt khoai thành từng miếng nhỏ, sau đó dùng miếng khoai nhai sống với một chút muối. Thực hiện phương pháp này mỗi ngày 2 lần, chứng đau răng của sẽ có dấu hiệu thuyên giảm đáng kể.
Sử dụng tỏi
Trong các thực phẩm tốt cho người bị đau răng, tỏi có công dụng rất hiệu quả mà bạn có thể chế biến thành món ăn hoặc điều chế thành thuốc chữa đau răng tại nhà. Trong thành phần của tỏi có chất kháng sinh, giảm đau, khử trùng và nhiều chất dược liệu khác. Ăn tỏi thường xuyên sẽ giúp đẩy lùi các cơn đau nhức răng miệng, giảm nhẹ những ảnh hưởng của vi khuẩn, loại bỏ cảm giác tê buốt và đau nhức.
Ngoài ra, người bệnh sử dụng bột tỏi với ít muối để bôi trực tiếp vào chỗ răng đau. Ngoài ra sử dụng tỏi nhai trực tiếp sẽ giúp cơn đau biến mất nhanh chóng. Ngoài ra việc ăn tỏi thường xuyên cũng sẽ giúp bạn có hệ đề kháng khỏe mạnh hơn, từ đó phòng được nhiều vấn đề răng miệng nói chung.
Súp loãng
Khi bị đau răng, người bệnh nên ăn thức ăn mềm, thức ăn loãng thay vì dùng các loại thực phẩm chứng. Có thể bổ sung các loại súp loãng cùng với thịt được xé nhỏ cùng hành tây, nấm, trứng… món ăn này giúp làm dịu cơn đau nhức nhanh chóng.
Trong thời gian bị đau răng có các vấn đề răng miệng, người bệnh nên ăn súp thường xuyên và thay đổi thành phần nguyên liệu có trong súp để đảm bảo nhận được dinh dưỡng đầy đủ.
Hành tây
Tương tự như những tác dụng của tỏi. Hành tây cũng là một loại thực phẩm có chứa thành phần khử trùng và kháng khuẩn được y học công nhận. Từ đó, việc bổ sung hành tây trong thực đơn ăn uống hàng ngày sẽ giúp kiểm soát tình trạng đau răng và ngăn ngừa sự sản sinh của vi khuẩn gây nhiễm trùng răng lợi.
Hành tây là thực phẩm nên ăn khi bị đau răng, sử dụng hành tây nhai sống cùng với muối trong một vài phút để giảm đau. Nếu như không ăn được hành tây sống, người bệnh có thể chế biến hành tây thành các món ăn để làm dịu cơn đau.
Cá ngừ và cá hồi
Sử dụng cá ngừa và cá hồi trong bữa ăn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đây cũng là những thực phẩm có lợi đối với sức khỏe người bị đau nhức răng lợi nói chung. Nhờ hàm lượng canxi, sắt, kẽm, omega 3 và axit folic – những dưỡng chất cần thiết có lợi cho cấu trúc răng miệng mà cơn đau răng của người bệnh sẽ được kiểm soát hiệu quả.
Nhiều chuyên gia nhận được, thành phần dinh dưỡng có trong cá biển có tác động hỗ trợ cơ thể sản sinh hormone giảm đau tự nhiên. Bạn có thể thử ăn các loại cá như cá ngừ và cá hồi, thịt cá khá mềm nên sẽ không gây ra nhiều ảnh hưởng đến răng đang đau.
Gừng và hạt tiêu đỏ
Trong một số bài thuốc Đông Y, gừng và hạt tiêu đỏ là những hỗn hợp có thể giảm đau, tiêu viêm rất tốt. Vì thế nguyên liệu này cũng được khuyến khích bổ sung trong các món ăn dành cho người bị đau răng. Chỉ cần sử dụng một vài thìa hạt tiêu đỏ với một ít bột gừng cho vào chén, sau đó dùng khi hỗ hợp canh/hầm còn nóng.
Ngoài ra cũng có thể sử dụng hỗn hợp này bôi lên mô nướu của người bệnh để giảm tình trạng kích ứng. Gừng và hạt tiêu đỏ vừa là thực phẩm lành mạnh và là bài thuốc được dùng để cải thiện sức khỏe răng miệng.
Lá trà xanh
Flavonoids là hoạt chất cón tác dụng giảm đau và kháng viêm mạnh mẽ có trong lá trà xanh. Vì vậy, việc sử dụng trà xanh đem đến những hiệu quả tích cực để giảm thiếu các cơn đau răng xảy ra. Có thể nhận thấy rất nhiều sản phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng, nước súc miệng,… có chiết xuất từ trà xanh.
Ngoài ra, trong thành phần của trà xanh còn gồm có axit tannic, cat-te-sin hỗ trợ hình thành men răng và bảo vệ nướu. Bạn có thể sử dụng lá trà xanh rửa sạch lá trà xanh và nhai chúng trong 5 phút. Hoặc uống nước trà xanh tươi hàng ngày, thực hiện 2-3 tuần sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.
Củ nghệ
Củ nghệ cũng là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, trong đó có nhiều chất cần thiết để cải thiện cơn đau răng và phòng bệnh nha chu. Tanin có trong nghệ có thể loại trừ được vi khuẩn và khử trùng răng miệng rất hiệu quả. Để điều trị sâu răng và nhức răng nói chung, người bệnh dùng bột kệ đắp lên vị trí chiếc răng đau. Hoặc thêm nghệ vào các món ăn bổ sung hàng ngày, áp dụng thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả tích cực.
Thực phẩm không nên ăn khi bị đau răng
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho răng miệng và có tác dụng hỗ trợ đau răng, người bệnh cần kiêng một số thực phẩm làm tăng nguy cơ sưng viêm nướu răng. Nhóm thực phẩm này gồm có:
Đường và tinh bột
Đường và tinh bột đều là những “thủ phạm” chính gây ra các mảng bám ở răng miệng. Khi các mảng bám này tích tụ ở các kẽ, không chỉ gây ra đau nhức mà còn tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển dẫn đến bệnh nha chu, viêm lợi, viêm chân rưng, sâu răng,…
Do đó thực phẩm nhiều đường và tinh bột tinh luyện luôn nằm trong danh sách những loại thực phẩm không tốt cho răng miệng. Nếu nướu răng hay răng có biểu hiện sưng, viêm thì người bệnh nên kiêng tuyệt đối việc sử dụng các loại bánh, kẹo, nước ngọt, hoa quả sấy khô…
Trái cây họ cam và quýt
Mặc dù trái cây có nhiều vitamin C, nhưng việc lạm dụng chúng thường xuyên sẽ dẫn đến hiệu hậu quả đối với răng miệng của người bệnh. Trong đó, các loại trái cây họ nhà cam như cam quýt, bưởi và chanh đều có hàm lượng axit cao.
Khi chúng tiếp xúc với răng thường xuyên sẽ làm men răng bị hư hỏng. Đối với người bị đau răng, các axit sẽ làm tổn thương ở răng trở nên xót và đau hơn, từ đó khiến triệu chứng viêm thêm nghiêm trọng.
Nhóm thực phẩm làm khô miệng
Khi bị đau răng, người bệnh cần đảm bảo miệng không bị khô để tránh các biến chứng xấu hơn như viêm nướu, viêm lợi, viêm nha chu. Bởi khi khô miệng, nước bọt không được tiết ra liên tục sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, chúng phát triển trên vùng nướu gây sưng, viêm.
Vì thế mà các thực phẩm gây khô miệng như bia, rượu, nước ngọt có gas, nước uống có nhiều đường, nước tăng lực, hút thuốc lá và xì gà… đều là những nhóm chất gây khô miệng mà bạn nên tránh trong thời gian này.
Cà chua
Một thực phẩm không tốt cho người bị nhức răng là cà chua, mặc dù thực phẩm này cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên cà chua có hàm lượng vitamin C rất lớn, và đồng thời lượng axit chứa trong quả cà chua cũng khá nhiều. Vì thế khó tránh khỏi tình trạng đau rát khi ăn cà chua ở những người bệnh đang bị đau nhức răng.
Quả dứa
Tương tự như các loại trái cây giàu vitamin C khác, dứa cũng là loại trái cây có tính axit cao. Nếu bạn có thói quen ăn dứa tươi thường xuyên, nhất là khi răng đang bị đau sẽ làm mòn men răng nghiêm trọng. Ngoài ra dứa cũng là thực phẩm gây hại cho người có hàm răng nhạy cảm, người bị sâu răng hay viêm nha chu cũng không nên ăn dứa thường xuyên.
Thực phẩm cứng, quá nóng hoặc quá lạnh
Cảm giác ê buốt răng khi uống nước lạnh, hay đau răng khi dùng thức ăn nóng là triệu chứng xảy ra ở những người bệnh có răng nhạy cảm. Nếu bị sâu răng, cơn đau nhức có thể kéo dài tại vùng nướu sưng khi người bệnh dùng thực phẩm quá nóng hay quá lạnh.
Do đó bạn hãy đảm bảo thực phẩm được giữ ở nhiệt độ ổn định trước khi cho vào miệng để giảm các kích ứng trên răng. Ngoài ra thời gian này người bệnh cũng không nên ăn thực phẩm cứng, chúng có thể khiến răng bị tác động lực mạnh và làm tình trạng iêm nhiễm, đau nhức thêm dữ dội.
Thực phẩm có vị chua, cay
Bên cạnh những món ăn quá nóng hay quá lạnh thì những món ăn có vị quá chua, hoặc quá cay sẽ khiến vùng nướu bị sưng và bỏng rát nghiêm trọng hơn. Vì thế nếu đang gặp phải các tổn thương ở nướu, đau nhức răng nói chung thì bạn nên tránh các nhóm thực phẩm chua, cay.
Lưu ý điều trị đau răng đạt hiệu quả
Để điều trị dứt điểm tình trạng đau răng, trước tiên người bệnh cần xác định rõ đâu là nguyên nhân gây đau nhức. Nếu cơn đau xảy ra do các bệnh lý nha khoa, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của Bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, bệnh nhân cũng nên có biện pháp phòng ngừa bệnh tại nhà bằng những cách sau:
-
Dùng nước muối súc miệng hoặc có thể thay thế nước cốt chanh hoà với muối để làm sạch vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng.
-
Nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sau đó dùng chỉ nha khoa sau khi ăn để làm sạch các vụn thức ăn mắc kẹt tại kẽ răng và chân răng.
-
Uống đủ nước (ít nhất 2 lít) và ăn thêm nhiều rau củ xanh để ngăn ngừa tình trạng khô miệng.
-
Nhận biết sớm triệu chứng viêm nướu răng như nướu đỏ tươi, chảy máu chân răng, đau nhức khi chạm nhẹ để thăm khám sớm.
-
Khám răng định kỳ mỗi 3 – 6 tháng/lần, 8 tháng nên đi lấy cao răng để phòng ngừa các bệnh lý răng miệng kịp thời.
Hi vọng những thông tin được đề cập trong bài viết đã giúp người đọc có những chọn lựa phù hợp nhất cho việc đau răng nên ăn gì và không nên ăn gì để giảm đau. Song song với một chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần chủ động giữ vệ sinh răng miệng thật tốt để phòng ngừa các vi khuẩn làm tổn thương đến răng gây ra nguy cơ bệnh lý lâu dài.
Ngày Cập nhật 14/01/2020