Ê buốt chân răng hàm dưới và cách khắc phục đơn giản
Có lẽ bạn đã từng nhiều lần ám ảnh tình trạng ê buốt chân răng hàm dưới khi bạn sử dụng một số đồ uống hay thức ăn lạnh, hoặc khi răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ. Những cơn ê buốt luôn làm bạn khó chịu, việc nghiền nát hay nhai thức ăn cũng bị ảnh hưởng không kém. Để khắc phục nhanh chóng tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số liệu pháp khắc phục ngay tại nhà. Vậy những biện pháp đó là gì, bạn đọc có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây nên tình trạng ê buốt chân răng hàm dưới
Ê buốt chân răng hàm dưới là hiện tượng răng nhạy cảm với đồ ăn, thức uống hoặc tự khởi phát. Bệnh lý được hình thành do sự xâm nhập của một số vi khuẩn gây hại tấn công vào lớp men răng và đi sâu vào lớp men răng, khiến cho chân răng bị ê nhức, đặc biệt khi có những tác động ngoại cảnh. Đây được xem là một trong những bệnh lý răng miệng khá phổ biến ở những đối tượng đang trong độ tuổi trưởng thành và về già.
Khi mắc phải, bạn có cảm giác phần chân răng bị tê cứng và gặp không ít khó khăn trong việc nhai hay nghiền nát thức ăn, thậm chí còn có sự xuất hiện của những cơn đau dai dẳng. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng ê buốt chân răng hàm dưới có thể là những yếu tố sau:
- Răng sâu: Răng bị sâu là một trong những nguyên nhân không thể vắng mặt trong những tác nhân gây nên tình trạng ê buốt chân răng hàm dưới. Bởi vì, những răng hàm bị sâu sẽ tạo lỗ sâu trên răng và làm lộ ra các đầu mút dây thần kinh trong răng, từ đó dây thần kinh bị kích thích và gây nên hiện tượng ê buốt răng;
- Mòn men răng: Răng hàm bị mài mòn do ma sát hoặc tác động trực tiếp của hóa chất thường khiến chân răng bị nhảy cảm và gây nên hiện tượng ê buốt chân răng;
- Răng bị nứt, sứt mẻ: Đây là tình trạng men răng bị tổn thương, thậm chí là tình trạng ngà răng gây hở tủy răng. Khi đó, đã tạo điều kiện cho một số bi khuẩn gây hại tấn công vào sâu chân răng;
- Viêm tủy: Khi cấu trúc răng bị phá vỡ do bị chấn thương hoặc do bệnh lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại tấn công vào phần tủy răng và hình thành ổ nhiễm ở phần chân răng khiến cho răng bị ê buốt và sau một thời kéo thêm tình trạng đau nhức;
- Tẩy trắng răng: Trong quá trình tẩy trắng răng có thể có những tác động lên phần men răng hoặc phần chân răng hàm khiến cho răng bị yếu đi;
- Thực phẩm chứa axit: Các thực phẩm chứa nhiều thành phần axit như các thực phẩm có vị chua: cam, chanh, dưa chua, quýt,… có thể làm mòn men răng, rất dễ kích thích dây thần kinh của chân răng hàm, từ đó khiến răng bị ê buốt;
- Bàn chải đánh răng quá cứng: Bàn chải đánh răng là một dụng cụ vệ sinh răng miệng được tất cả mọi đối tượng sử dụng. Khi đánh răng với bàn chải có sợi cước quá cứng có khả năng rất cao làm tổn thương đến phần nướu và lợi, thậm chí gây chảy máu chân răng, từ đó răng hàm sẽ bị ê buốt.
Bên cạnh đó còn khá nhiều tác nhân khác gây nên tình trạng ê buốt chân răng hàm dưới như: răng bị mòn men, nghiến răng, thay đổi nội tiết tố sau khi sinh, mọc răng khôn, viêm nướu răng, răng bị chấn thương, lạm dụng nước súc miệng quá nhiều,… Việc biết rõ nguyên nhân gây nên tình trạng ê buốt răng hàm sẽ giúp người bệnh lựa chọn đúng phương pháp điều trị để cải thiện sức khỏe răng miệng được tốt hơn.
Khi nào bạn nên gặp nha sĩ khám và điều trị chứng ê buốt chân răng hàm dưới?
Ê buốt chân răng hàm dưới là triệu chứng không mấy nguy hiểm nhưng những cơn đau, cơn ê buốt dai dẳng có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh nằm trong răng và cả sức khỏe răng miệng. Chính vì vậy, bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ khi cơ thể xuất hiện một số triệu chứng sau:
- Tình trạng ê buốt chân răng hàm dưới càng trở nên tệ hơn, cơn đau ngày một ê ẩm và không có dấu hiệu thuyên giảm;
- Răng trở nên chạy hơn rất nhiều, đặc biệt khi tiếp xúc cùng với thức ăn hay thực phẩm nóng lạnh;
- Việc nhai hay nghiền nát thức ăn trở nên khó khăn;
- Phần nướu sưng đỏ, đôi khi có hiện tượng chảy máu chân răng xảy ra;
- Chân răng có biểu hiệu chuyển sang màu nâu đục.
Ngoài ra còn khá nhiều triệu chứng khác không được chúng tôi liệt kê đầy đủ tại đây mà bạn có thể gặp phải. Khi gặp phải bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến sức khỏe răng miệng, bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Các nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát, soi răng bằng dụng cụ chuyên dụng để tìm rõ nguyên nhân gây bệnh, từ đó đề ra những phương án điều trị phù hợp.
Những biện pháp điều trị chứng ê buốt chân răng hàm dưới hiệu quả
Hiện tượng ê buốt chân răng hàm dưới không phải là một triệu chứng bệnh lý quá nguy hiểm hay đe dọa đến tính mạng của con người. Tuy nhiên, triệu chứng này nếu không được tiến hành điều trị nhanh chóng có thể gây ra không ít mặt tiêu cực đối với sức khỏe người mắc phải như: chán ăn, ăn không ngon miệng (do gặp khó khăn trong việc nhai, nghiền nát thức ăn) dẫn đến sụt cân, ngủ không yên giấc (do các cơn đau, ê buốt hoành hành), không tập trung,…
Dưới đây là một số phương pháp cải thiện bệnh lý, người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe đang mắc phải:
Điều trị chân răng hàm dưới bị ê buốt bằng các bài thuốc dân gian
Đối với những trường hợp ở giai đoạn khởi phát hoặc bệnh lý ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để cải thiện các triệu chứng ê buốt chân răng hàm dưới. Người bệnh hoàn toàn an tâm khi lựa chọn phương pháp này để cải thiện bệnh lý. Bởi vì, những bài thuốc dân gian đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, nguyên liệu dễ kiếm lại dễ thực hiện, có thể thực hiện ngay tại nhà mà không cần tốn một đồng nào chi phí di chuyển.
Một số mẹo vặt trong dân gian cải thiện chứng ê buốt chân răng hàm, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng điều trị ngay tại nhà:
# Súc miệng bằng nước muối ấm:
Đây là một trong những phương pháp điều trị tuy đơn giản nhưng hiệu quả đem lại không tuy kém gì. Muối có tác dụng kháng khuẩn, bảo vệ khoang miệng khỏi các tác nhân gây hại. Nước ấm giúp làm dịu các cơn đau, cải thiện tình trạng ê buốt chân răng, chảy máu chân răng. Sự kết hợp giữa muối và nước ấm là sự kết hợp hoàn hảo để cải thiện chứng ê buốt chân răng hàm dưới.
Để có được một cốc nước muối ấm để súc miệng mỗi ngày, bạn chỉ cần cho một ít muối vào trong cốc nước ấm, khuấy đều cho muối tan hết rồi và bạn có thể sử dụng để súc miệng ngay. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần để cải thiện chứng ê buốt chân răng hàm dưới.
# Nhai lá trà xanh – Điều trị ê buốt chân răng hàm dưới:
Trong lá trà xanh chứa nhiều thành phần có tác dụng chống viêm, sát trùng, giúp cải thiện tình trạng đau nhức răng, ê buốt răng và ngăn ngừa tình trạng viêm nướu như florua, axit tannic, catechin,… Bên cạnh đó, lá trà xanh được đánh giá là thảo dược có thể ngăn chặn và làm chậm sự phát triển của sâu răng.
Dùng lá trà xanh cải thiện chứng ê buốt chân răng hàm dưới, trước hết, bạn cần đem 2 – 3 lá trà xanh tươi non rửa qua nhiều lần với nước để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất, sau đó cho vào miệng để nhai cho nát sao cho các tinh dầu trong lá trà xanh ra hết. Trước khi nhả bỏ phần bã, bạn hãy để nhẹ lá trà xanh đến ngay vị trí răng hàm bị ê buốt khoảng 5 – 10 phút. Cuối cùng, dùng nước ấm để súc lại miệng.
# Dùng tỏi để cải thiện chứng ê buốt chân răng hàm dưới:
Nếu bạn đang trong tình trạng ê buốt chân răng hàm dưới thì có lẽ không quá bất ngờ với công dụng của tỏi và việc sử dụng loại nguyên liệu này để cải thiện bệnh lý. Theo sự ghi nhận của chuyên gia, thành phần hoạt chất florua và allicin có trong tỏi có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ men răng và ngà răng, chống lại những kích thích của đồ ăn nóng hoặc lạnh.
Bạn có thể đem một ít tỏi đã đập dập đặt ngay vị trí ê buốt và giữ yên khoảng 15 – 20 phút rồi nhổ bỏ bã, sau đó súc miệng bằng nước ấm. Thực hiện mỗi ngày khoảng 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Để tăng công dụng của tỏi, bạn cũng có thể thêm một ít muối vào trong tép tỏi trước đi đặt lên vị trí răng hàm bị tổn thương.
Ngoài những mẹo vặt trên, bạn có thể sử dụng thâm một số thảo dược khác cũng có tác dụng chữa ê buốt chân răng hàm dưới không thua kém gì như: súc miệng bằng nước lá ổi, thoa tinh dầu đinh hương hoặc tinh dầu bạc hà lên răng hàm bị nhức, bôi gel nha đam, dùng baking soda, nhai hành tây sống,…
Để bệnh lý được cải thiện một cách nhanh chóng, người bệnh nên kiên trì điều trị đều đặn mỗi ngày, không được điều trị ngày có ngày không. Hiệu quả chỉ đem lại đối với các đối tượng kiên trì. Tuy nhiên, những mẹo vặt trong dân gian chỉ mang lại hiệu quả tạm thời và không có tác dụng điều trị triệt để. Chính vì vậy, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ để biết thêm một số phương pháp điều trị khác.
Điều trị chân răng hàm dưới bị ê buốt bằng thuốc Tây y
Đối với các trường hợp ê buốt chân răng hàm dưới cấp tính, các bác sĩ thường đưa ra một số chỉ định sử dụng thuốc để cải thiện các triệu chứng do bệnh lý này gây nên. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một loại thuốc đặc trị nào có thể điều trị tình trạng này. Do đó, nhóm thuốc được các bác sĩ khuyến khích sử dụng thường có tác dụng giảm đau nhức, kháng khuẩn, cụ thể hơn là các nhóm thuốc sau:
- Thuốc giảm đau (Paracetamol, Aspirin, Alaxan,…): Có tác dụng làm dịu các cơn đau, tình trạng ê buốt chân răng;
- Thuốc kháng sinh (Amoxicyclin, Tetracylin, Spiramycin, Doxycyclin,…): Có tác dụng kháng khuẩn, bảo vệ răng miệng khỏi sự tấn công của một số vi khuẩn gây hại;
- Gel bôi chân răng giúp làm giảm tình trạng ê buốt.
Dùng thuốc không đúng cách, đúng liều lượng có thể gây nên một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Chính vì vậy, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Tham khảo lời khuyên của bác sĩ để biết cách phòng tránh một số tác dụng phụ ngoài ý muốn nếu có thể xảy ra.
Áp dụng phương pháp y học hiện đại để điều trị tình trạng chân răng hàm dưới bị ê buốt
Các đối tượng bị ê buốt chân răng hàm dưới do bị sâu răng hay tổn thương tủy răng thì việc sử dụng thuốc Tây y hay các mẹo vặt trong dân gian thường không đem lại một kết quả khả quan, thậm chí là không có dấu hiệu thuyên giảm nào xảy ra mặc dù người bệnh thực hiện kiên trì mỗi ngày. Bởi vì, các tổn thương đã ăn sâu vào trong lớp tủy, ổ nhiễm đã xâm nhập gây phá hủy lớp ngà, một thời gian có thể hình thành chứng viêm tủy răng.
Các trường hợp này thường được các nha sĩ chỉ định điều trị bằng phương pháp trám răng hoặc phương pháp bọc răng sứ, cụ thể như sau:
# Phương pháp trám răng cải thiện chứng ê buốt chân răng hàm dưới: Các nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch vùng răng hàm dưới bị ê buốt để làm sạch ổ nhiễm trước khi tiến hành trám răng. Khi đó, nha sĩ sẽ sử dụng một số dung dịch có chứa thành phần calcium, fluorine và phosphata trám vào vị trí bị tổn thương. Phương pháp này có tác dụng trám một lớp “thành” để bảo vệ lớp men răng bên trong, bảo vệ lớp ngà răng không bị ê hoặc đau nhức.
# Phương pháp bọc răng sứ cải thiện chứng ê buốt chân răng hàm dưới: Phương pháp này áp dụng cho các tình trạng răng bị mòn men nặng, cấp tính. Các nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe răng miệng, sau đó tiến hành mài bớt một lớp men răng bên ngoài và chụp mão răng bằng sứ để bảo vệ toàn bộ răng thật bên trong. Và bạn có thể trở lại với việc nhai hoặc nghiền nát thức ăn chỉ sau 2 – 3 ngày điều trị. Khi đó, tình trạng ê buốt chân răng hàm sẽ không còn khả năng xảy ra tình trạng ê buốt.
Bên cạnh đó, phương án nhổ bỏ răng hàm cũng được các bác sĩ đề ra để cải thiện chứng ê buốt chân răng hàm dưới. Đây được xem là phương án điều trị cuối cùng và chỉ được chỉ định điều trị đối với các trường hợp răng tổn thương quá nặng và không thể bảo tồn được.
Dù bạn lựa chọn phương án điều trị nào để cải thiện chứng ê buốt chân răng hàm dưới nếu trong quá trình điều trị hoặc hồi phục sức khỏe răng miệng bạn gặp phải một số dấu hiệu bất thường, khi đó, bạn cần nhanh chóng tìm gặp các nha sĩ tại một số phòng khám nha khoa uy tín để được hỗ trợ.
Ê buốt chân răng hàm dưới cần lưu ý những gì?
Bên cạnh việc tiến hành điều trị chứng ê buốt chân răng hàm dưới bằng các mẹo vặt dân gian hay các phương pháp y học hiện đại, người bệnh cũng cần chú ý đến việc vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống để bệnh tình được cải thiện một cách nhanh chóng. Cụ thể như sau:
- Súc miệng bằng nước muối ấm mỗi ngày khoảng 2 – 3 lần để cải thiện cơn đau do bị ê buốt răng gây ra;
- Vệ sinh răng miệng mỗi ngày ít nhất 2 lần và tối đa 3 lần, đặc biệt là mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ;
- Sử dụng kem đánh răng chống ê buốt răng phù hợp với tình trạng răng miệng đang mắc phải. Tốt nhất nên lựa chọn sản phẩm kem đánh răng có chứa các thành phần clorua, thành phần strotium acetalate hoặc các sản phẩm có tính axit nhẹ như kem đánh răng Sensodyne chống ê buốt răng;
- Uống nhiều nước để làm dịu tình trạng răng ê buốt cũng như cân bằng lượng nước cho cơ thể, tránh mệt mỏi, căng thẳng;
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại rau xanh, củ quả tươi, các loại thịt, ngũ cốc,… Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin C và D, bởi vì những thành phần vitamin và khoáng chất này rất có lợi cho sức khỏe răng miệng;
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu axit hoặc các thực phẩm có vị chua để phòng ngừa men răng bị ảnh hưởng;
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích làm hại men răng như thuốc lá, rượu, bia hoặc đồ uống có ga.
Tóm lại, ê buốt chân răng hàm dưới là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay và mọi lứa tuổi có thể mắc phải. Tình trạng này có thể được cải thiện và điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, người bệnh nên tiến hành thăm khám tại các phòng khám nha khoa uy tín để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như nhận được một số lời khuyên từ bác sĩ để có cách bảo vệ và cải thiện sức khỏe răng miệng.
Bạn đọc tham khảo thêm:
Ngày Cập nhật 29/07/2021