Các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm nướu răng
Điều trị viêm nướu răng bằng thuốc kháng sinh là một trong những phương án điều trị được nhiều bệnh nhân nhắm đến để cải thiện tình trạng viêm nhiễm trong vùng khoang miệng. Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc kháng sinh có thể gây nên một số tác dụng phụ ngoài sự mong đợi. Do đó, người bệnh cần lưu ý những vấn đề gì trong việc điều trị viêm nướu răng bằng một số loại thuốc kháng sinh.
Các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm nướu răng
Viêm nướu răng là một trong những bệnh lý có diễn biến khá phức tạp trong khoang miệng. Căn bệnh này được hình thành do một số loại vi khuẩn gây nên tình trạng viêm. Bên cạnh đó còn có sự góp mặt của nhiều nguyên nhân khác như: chế độ ăn uống kém, hút thuốc lá, cơ thể thay đổi nội tiết tố, lạm dụng thuốc Tây y,… Bệnh viêm nướu răng nếu không được tiến hành điều trị càng sớm càng tốt có thể gây nên một số biến chứng gây bất lợi về mặt sức khỏe cơ thể và cả sức khỏe răng miệng. Do đó, người bệnh nên tiến hành điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Trị bệnh viêm nướu răng bằng thuốc kháng sinh cũng chính là một phương án điều trị được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng dưới dạng viên uống hoặc gel bôi trực tiếp lên túi nướu bị tổn thương. Chúng có tác dụng diệt khuẩn, giảm viêm, giảm sưng đau và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng tái phát.
Một số loại thuốc kháng sinh được chỉ định điều trị viêm nướu răng bao gồm:
- Thuốc kháng sinh có tác dụng giảm đau (Paracetamol, Aspirin,…)
- Thuốc kháng sinh có tác dụng giảm đau và kháng viêm (Amoxicyclin, Doxycyclin, Tetracylin, Spiramycin,… phối hợp cùng với thuốc Metronidazol)
- Thuốc Metronidazol: Đây là loại thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn ở hệ đường ruột. Loại thuốc này thường phối hợp cùng với thuốc Spiramycin để điều trị chứng viêm nướu răng và một số bệnh lý thuộc vùng răng miệng khác;
- Thuốc Spiramycin: Có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn cư trú trong khoang miệng gây nên tình trạng viêm nhiễm;
- Thuốc Amoxicillin và thuốc Phenoxymethylpenicilin: Là hai loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Beta – lactam có tác dụng điều trị tình trạng nhiễm khuẩn nướu, lợi và cả khoang miệng. Ngoài ra, loại thuốc kháng sinh này còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn tụ cầu và liên cầu;
- Thuốc Erythromycin: Là thuốc kháng sinh có tác dụng loại trừ các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm;
- Thuốc Doxycycline: Đây là loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Tetracyclin có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn răng miệng phổ biến.
Một lộ trình sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm nướu răng thường kéo dài trong 7 ngày và có thể hơn nếu thật sự cần thiết. Tuy nhiên, người bệnh phải tuân thủ mọi quy định sử dụng thuốc của bác sĩ và không được tự ý tăng liều và thời gian sử dụng thuốc khi chưa được phép.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh viêm nướu răng
Sử dụng thuốc kháng sinh trong việc trị viêm nướu răng không thể không tránh khỏi một số tác dụng phụ ngoài mong muốn, do đó, bạn nên tuân thủ mọi nguyên tắc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cụ thể hơn:
- Trước khi sử dụng thuốc kháng sinh để trị viêm nướu răng, người bệnh cần biết chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ nhảy cảm của cơ thể đối với thuốc kháng sinh, từ đó đưa ra những phương án sử dụng thuốc phù hợp;
- Người bệnh nên sử dụng thuốc kháng sinh có phổ kháng khuẩn hẹp chất. Điều này có thể làm giảm các nguy cơ phát triển vi khuẩn kháng thuốc;
- Người bệnh không được tự ý kết hợp nhiều loại thuốc kháng sinh cùng một lúc để trị viêm nướu răng. Ngoại trừ sự kết hợp giữ thuốc Amoxicillin với Metronidazol hoặc thuốc Cephalosporin với Metronidazol. Việc kết hợp thuốc sử dụng không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ;
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong quá trình cho con bú tuyệt đối không nên sử dụng thuốc kháng sinh để trị viêm nướu răng. Bởi vì, trong thuốc kháng sinh có thể có chứa một số thành phần có thể làm ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ. Thay vì sử dụng các loại thuốc này để cải thiện các triệu chứng viêm nướu răng, các đối tượng này có thể sử dụng một số mẹo vặt trong dân gian với các nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên;
- Đối với trẻ nhỏ bị viêm nướu răng, quý phụ huynh nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng thuốc. Một số thuốc trị viêm nướu răng cho trẻ có thể là những sản phẩm như: thuốc trị sưng nướu Kamistad, thuốc Xanh Methylen, thuốc Ceelin bổ sung vitamin C,…;
- Trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh để trị viêm nướu răng, nếu không may gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào như: buồn nôn, nôn, chóng mặt, hoa mắt,… điều đầu tiên bạn nên làm là tạm ngưng việc sử dụng thuốc một thời gian và tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
Ngoài những vấn đề cần lưu ý trên, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và cách chăm sóc răng miệng tại nhà để bệnh viêm nướu răng được cải thiện một cách nhanh chóng. Chẳng hạn như:
- Vệ sinh răng miệng mỗi ngày ít nhất 2 lần vào mỗi buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ;
- Người bệnh nên sử dụng bàn chải đánh răng có các sợi tơ mềm và nên thay định kỳ 3 tháng 1 lần. Không nên sử dụng các loại bàn chải cứng, thô, sợi tơ to, điều này có thể khiến cho nướu bị chảy máu nếu đánh răng không cận thận va phải vết thương;
- Cần có sự lựa chọn kem đánh răng thông minh, tốt nhất bạn nên biết các loại kem đánh răng được đánh giá tốt cho các đối tượng bị viêm nướu răng;
- Ngoài việc vệ sinh răng miệng bằng kem đánh răng, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm nước súc miệng để làm sạch khoang miệng, loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại;
- Nên sử dụng các thực phẩm hay thức ăn mềm để hạn chế tối đa việc nhai hoặc nghiền nát thức ăn;
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm cứng, thức ăn nhiều dầu mỡ, cay, nóng, bia, rượu, đặc biệt là thuốc lá người bệnh không nên sử dụng.
Việc sử dụng thuốc kháng sinh chỉ là giải pháp điều trị tạm thời đối với các trường hợp nhẹ và trung bình, người bệnh phải thường xuyên theo dõi công dụng và tiềm năng của các phản ứng bất lợi. Đối với các trường hợp bệnh trở nặng hoặc ở giai đoạn nghiêm trọng, tốt nhất bạn cần nhanh chóng tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được điều trị càng sớm càng tốt.
Có thể bạn chưa biết:
Ngày Cập nhật 01/03/2022