Nhiệt miệng ở lưỡi và những cách chữa trị hiệu quả tại nhà
Nhiệt miệng ở lưỡi là tình trạng thường gặp ở nhiều người, xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do nóng trong người, chức năng khử độc của gan bị suy giảm hoặc do mắc các vấn đề về răng miệng. Nhiệt miệng là bệnh lành tính, có thể tự khỏi sau một thời gian tuy nhiên nó lại khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống, nói chuyện. Để nhanh chóng cải thiện tình trạng này, có nhiều cách chữa nhiệt miệng ở lưỡi an toàn hiệu quả mà người bệnh có thể áp dụng.
Tìm hiểu về nhiệt miệng ở lưỡi
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe, nhiệt miệng ở lưỡi rất dễ bị nhầm lẫn với ung thư lưỡi. Do đó, người bệnh cần nắm được những thông tin chính xác về tình trạng này để dễ dàng phân biệt.
1. Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở lưỡi
Nhiệt miệng ở lưỡi hay viêm loét niêm mạc lưỡi, khoang miệng là căn bệnh thường gặp, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Khi bị nhiệt miệng, người bệnh luôn cảm thấy đau đớn khó chịu nhất là khi ăn uống, nói chuyện đặc biệt là khi sử dụng thực phẩm có tính nóng hoặc thức ăn khô cứng. Một số nguyên nhân gây nhiệt miệng và khiến tình trạng này liên tục xuất hiện thường là:
- Suy giảm chức năng đào thải độc tố của gan khiến độc tố không được đào thải mà tích tụ ở vùng niêm mạc miệng, lưỡi lâu ngày chúng tạo thành các vết mọng nước rồi vỡ ra gây viêm loét.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, cơ thể nhiễm khuẩn khiến cơ chế sinh học trong miệng bị mất cân bằng. Sự xâm nhập của các vi khuẩn này đốt cháy niêm mạc miệng, lưỡi khiến lưỡi, miệng bị các vết loét hay còn gọi là nhiệt miệng.
- Do vùng miệng mắc phải các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm răng… để bảo vệ cơ thể sẽ sinh ra cơ chế tự miễn, tự phản kháng từ đó hình thành các vết loét ở lưỡi.
- Do chế độ dinh dưỡng không phù hợp, ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, không cung cấp cho cơ thể đầy đủ các vitamin B9, B12, vitamin C và một số khoáng chất như kẽm, sắt… dẫn đến nhiệt miệng.
- Do thay đổi nội tiết tố, cơ thể mất cân bằng, thường gặp ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mang thai hoặc trong thời gian sinh nở…
- Do yếu tố tâm lý, áp lực công việc khiến tinh thần thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng dẫn đến suy giảm miễn dịch, thay đổi nội tiết tố trong cơ thể gây ra các vết loét ở lưỡi.
2. Biểu hiện của nhiệt miệng ở lưỡi
Việc nắm được các biểu hiện cụ thể của bệnh nhiệt miệng ở lưỡi sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt tình trạng này với những căn bệnh khác đặc biệt là ung thư lưỡi. Cụ thể, khi mắc phải nhiệt miệng ở lưỡi, người bệnh sẽ có các biểu hiện như:
- Lưỡi sưng nóng, bắt đầu xuất hiện các vết áp xe nông, có thể ở lưỡi hoặc các góc miệng hay dưới môi.
- Các vết nhiệt miệng thường có hình oval nhỏ với đường viền đỏ xung quanh gây ra cảm giác đau nhức khó chịu nhất là khi ăn uống, nói chuyện. Sau 1 – 2 tuần, các vết loét sẽ chuyển sang trắng, đỡ đau và khỏi hẳn.
Theo các chuyên gia, nhiệt miệng ở lưỡi dễ bị nhầm lẫn với ung thư lưỡi. Tuy nhiên, nếu nắm rõ nguyên nhân và biểu hiện bệnh thì có thể dễ dàng phân biệt được. Trong khi nhiệt miệng xuất hiện theo mùa, tự khỏi sau một thời gian thì ung thư lưỡi lại gây ra các vết loét lớn, không thể tự lành kèm theo cảm giác ngứa, đau thậm chí là chảy máu lưỡi. Ngoài ra, ung thư lưỡi thường xuất phát từ việc người bệnh lạm dụng rượu bia thuốc lá, do nhiễm virus hoặc có thể là biến chứng của bệnh viêm cận răng.
Cách chữa trị nhiệt miệng ở lưỡi tại nhà hiệu quả
Như đã đề cập, nhiệt miệng có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần. Thế nhưng, thay vì chờ đợi các vết loét ở lưỡi biến mất, người bệnh có thể đẩy nhanh tốc độ hồi phục để cảm giác đau nhức khó chịu nhanh chóng biến mất bằng các biện pháp đơn giản có thể thực hiện tại nhà. Dưới đây là một số các chữa nhiệt miệng mà người bệnh có thể tham khảo.
1. Chữa nhiệt miệng với nước súc miệng
Đây là loại nước súc miệng mà người bệnh tự pha ở nhà với công thức cực kỳ đơn giản. Được ví như một loại thuốc trị nhiệt miệng giúp loại bỏ vi khuẩn, giảm đau, giảm viêm và an toàn cho người sử dụng.
Cách thực hiện:
- Pha 2 muỗng nước ép nha đam và một thìa cà phê baking soda vào nửa cốc nước ấm.
- Dùng nước này để súc miệng, nhấp 1 ngụm nhỏ, súc trong 10s
- Thực hiện liên tục cho đến khi hết nước súc miệng, mỗi ngày 1 lần
- Tuyệt đối không được nuốt nước này.
2. Súc miệng bằng nước muối
Nếu bạn là một người bận rộn không có thời gian áp dụng phương pháp trên thì có thể thay thế bằng cách súc miệng với nước muối. Ban đầu sẽ có cảm giác rát và khó chịu khi lưỡi tiếp xúc với nước muối do nước muối có tính kháng khuẩn cao, có thể giúp đào thải các vi khuẩn gây viêm loét để đẩy lùi nhiệt miệng. Bạn có thể thực hiện bằng cách pha nước muối loãng súc miệng hằng ngày hoặc ngậm nước muối trong cổ họng 15 – 20s rồi nhổ.
3. Sử dụng dung dịch DGL – Deglycyrrhizinated
DGL là một hoạt chất chiết xuất từ rễ cam thảo, được đánh giá là có tác dụng rất tốt trong việc chữa nhiệt miệng. Đa số những người bệnh khi sử dụng dung dịch này 4 lần/ngày với nước ấm đều thấy giảm đau nhức khó chịu hiệu quả. Theo thống kê, chỉ trong 3 ngày sau khi sử dụng, 75% bệnh nhân cho rằng họ đã cải thiện được từ 50 – 75% vết loét.
Cách thực hiện:
- Lấy ½ thìa cà phê DGL pha với 1/4 cốc nước ấm
- Súc miệng 4 lần/ngày thực hiện liên tục đều đặn mỗi ngày để các vết loét nhanh chóng biến mất
- Ngoài ra, để gia tăng tốc độ hồi phục, bạn có thể bổ sung chiết xuất từ rễ cam thảo được điều chế dưới dạng viên nén nhai 2 – 3 lần/ngày.
4. Súc miệng với giấm táo
Súc miệng bằng giấm táo cũng là một trong những phương pháp chữa nhiệt miệng ở lưỡi tại nhà được nhiều người đánh giá cao. Do giấm táo có chứa axit acetic nên có khả năng gia tăng lợi khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn có hại ở khoang miệng. Thực tế, giấm táo đóng vai trò như một kháng sinh tự nhiên giúp điều trị nhiệt miệng.
Cách thực hiện:
- Pha giấm táo với nước ấm theo tỷ lệ 1:1
- Dùng nước này súc miệng mỗi ngày sẽ thấy các vết loét ở lưỡi bớt đau và chóng khỏi.
5. Sử dụng nước ép khế chua
Dùng khế chua trị nhiệt miệng cũng là một trong những biện pháp mà bạn có thể áp dụng. Cách thực hiện như sau:
- Lấy 2 – 3 quả khế chua, giã nát, cho vào nồi đun sôi với nước rồi để nguội
- Mỗi ngày lấy một ít hỗn hợp này để ngậm và nuốt dần, thực hiện 2 – 3 lần/ngày, liên tục trong nhiều ngày sẽ thấy hiệu quả.
6. Chữa nhiệt miệng bằng thực phẩm
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm cần thiết cho cơ thể có thể giúp bạn giảm nhanh tình trạng loét ở miệng, lưỡi. Cụ thể:
- Bổ sung vitamin B12 hàng ngày cho cơ thể, lượng vitamin cần thiết là 1mg/ngày. Nên bổ sung vitamin này 2 lần/ngày liên tục trong 6 tháng nhất là những người thiếu vitamin B để đẩy lùi và ngăn ngừa nhiệt miệng.
- Ăn sữa chua mỗi ngày, tốt nhất là 1 – 2 hộp/ngày. Các lợi khuẩn trong sữa chua rất tốt cho người bị nhiệt miệng, chúng giúp giảm đau và chữa lành vết thương nhanh chóng.
- Bổ sung sắt: Thiếu sắt cũng có thể là nguyên nhân gây nhiệt miệng. Để biết chính xác lượng sắt cần bổ sung, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc thăm khám bác sĩ.
- Sử dụng nước cốt dừa: Dừa là thức uống giải nhiệt tốt cho sức khỏe được khuyến khích sử dụng. Khi bị nhiệt miệng, bạn có thể lấy cùi dừa nghiền nát rồi ép lấy nước để súc miệng từ 2 – 3 lần/ngày.
7. Một số phương pháp khác
Bên cạnh những biện pháp đã đề cập, để loại bỏ vết loét do nhiệt miệng gây ra ở lưỡi, người bệnh còn có thể áp dụng một số biện pháp khác như:
- Sử dụng mật ong và nghệ: Mật ong có tính kháng khuẩn tốt, nghệ giúp làm lành vết thương nhanh và kích thích các mô phát triển. Do đó, người bệnh có thể dùng kết hợp mật ong và nghệ để chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên chỉ nên dùng với lượng nhỏ, đặc biệt không áp dụng cho người bị nóng trong.
- Chữa nhiệt miệng bằng chè: Khi uống chè, bạn nên giữ lại túi chè lọc, dùng túi chè này đắp vào vết loét sẽ giúp giảm viêm đồng thời cải thiện tình trạng đau rát.
- Chườm lạnh: Lấy một viên đá nhỏ ngậm trong miệng cho tan dần cũng là cách làm giảm viêm, sưng đau ở lưỡi do vết loét gây ra.
Một số lưu ý khi bị nhiệt miệng ở lưỡi
Để tình trạng bệnh nhanh chóng thuyên giảm đồng thời phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh nhiệt miệng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tốt nhất là từ 2 – 3 lần/ngày, không nên đánh răng quá nhiều lần và quá lâu sẽ gây chảy máu chân răng.
- Uống nhiều nước, xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây mỗi ngày.
- Không tự ý mua và sử dụng thuốc giảm đau để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, không những vậy nếu dùng thuốc bừa bãi có thể làm vết loét lâu lành hơn.
- Không sử dụng các loại kem đánh răng, nước súc miệng có chứa Sodium Lauryl Sulfate vì đây là chất tạo bọt gây nhiệt miệng.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ chua, đồ ăn nướng, rán hoặc đồ cay nóng.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng nhiệt miệng ở lưỡi và cách điều trị tại nhà an toàn, đơn giản mà bạn có thể tham khảo. Nếu vết loét kéo dài không khỏi, lớn một cách bất thường hoặc có kèm theo sốt, phát ban ở da, tiêu chảy, nhức đầu thì bạn nên thăm khám nha sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 29/07/2021