Nhổ răng bị áp xe có nguy hiểm không? Có nên nhổ?
Áp xe răng là một biến chứng nguy hiểm có thể phá hủy cấu trúc răng lợi. Một trong những phương pháp được áp dụng để điểu trị áp xe răng là nhổ răng. Cùng tìm hiểu về vấn đề nhổ răng bị áp xe có nguy hiểm không và khi nào thì nên nhổ trong bài viết sau.
Tình trạng áp xe răng là một trong những biến chứng của nhiễm trùng chóp răng. Triệu chứng có tiến triển phức tạp và bệnh có thể gây nhiễm trùng các mô quanh răng. Nếu không được điều trị kịp thời, áp xe răng hình thành túi mủ quanh chân răng và làm chết tủy. Người bệnh có thể đối diện với nguy cơ mất răng, viêm tủy, viêm hạch, viêm xương dẫn đến tiêu xương hàm…
Nguyên nhân áp xe răng và mức độ nguy hiểm
Không phải tổn thương ở răng nào cũng gây áp xe răng. Nguyên nhân chính của triệu chứng áp-xe răng là do tuỷ răng bị tổn thương nghiêm trọng. Nhất là đối với những bệnh nhân bị sâu răng nhưng không được điều trị sớm khiến bệnh phát triển lâu ngày. Phụ thuộc vào biểu hiện và vị trí răng bị áp xe, nha sĩ sẽ phân định triệu chứng nằm trong hai trường hợp:
Áp xe chân răng: Trường hợp áp-xe chân răng chỉ khu trú tại vị trí chóp chân răng bị tổn thương. chủ yếu áp xe chân răng thường hình thành từ bệnh lý tuỷ răng. Khi tủy răng không được bảo vệ, các vi khuẩn tấn công và hình thành nên u mủ. Tình trạng áp xe chân răng cũng xảy ra ở những trường hợp điều trị nội nha (lấy tuỷ răng) thất bại.
Áp xe quanh răng: Triệu chứng áp xe quanh răng xảy ra ở vùng nướu nằm quanh răng. Vùng áp xe sẽ bao bọc toàn bộ chân răng bị tổn thương. Áp xe quanh răng tương đối nguy hiểm và có tỷ lệ mất răng cao. Thường người bệnh bị áp xe quanh răng do biến chứng của bệnh viêm nha chu tiến triển đã lâu, hoặc viêm lợi không được khắc phục đúng cách.
Những biểu hiện ban đầu của áp xe răng là tình trạng đau răng không dứt. Người bệnh có cảm giác ê buốt răng khi uống nước lạnh ,ăn đồ nóng, cảm giác đắng miệng, hơi thở hôi, sưng hàm, sốt cao… Bởi vì không có những dấu hiệu đặc trưng phân biệt với các bệnh lý nha khoa khác nên người bệnh thường có tâm lý chủ quan khi phát hiện các triệu chứng.
Bệnh áp xe răng không có ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe khi được điều trị sớm. Tuy nhiên việc chậm trễ chữa bệnh sẽ phát triển thành nhiều biến chứng. Người bệnh áp xe răng có nguy cơ tiến triển thành những triệu chứng nguy hiểm sau:
– Viêm mô tế bào lan tỏa: Tình trạng viêm nhiễm tế bào nằm tại các ngách hành lang, vòm miệng, ở sàn miệng. Lúc này, các vi khuẩn sẽ tấn công lan rộng xuống hai bên vùng dưới lưỡi, dưới hàm và vùng dưới cằm. Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể bị sưng nề ở vòm họng tắc nghẽn đường hô hấp.
– Áp xe ngoài mặt: Là tình trạng áp xe tại vùng má và vùng dưới hàm, triệu chứng viêm tấy lan rộng sàn miệng đến hố thái dương. Khi biến chứng áp xe ngoài mặt, khuôn mặt người bệnh có thể bị biến dạng nghiêm trọng, kèm theo đó là cảm giác đau nhức ảnh hưởng đến sinh hoạt và tâm lý.
– Nhiễm trùng xoang hàm: Triệu chứng nhiễm trùng xoang hàm còn gọi là nội tâm mạc nhiễm trùng. Triệu chứng phát triển khi các vi khuẩn từ một áp xe răng di chuyển thông qua các mạch máu đến tim. Người bệnh bị nhiễm trùng máu, vi khuẩn thông qua máu lên đến não gây áp xe não gây hôn mê. Cấp cứu không kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Áp xe răng có chữa khỏi không?
Áp xe răng có thể chữa khỏi bằng nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Trong đó, việc điều trị thành công hay không sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây áp xe răng. Nguyên tắc điều trị đối với bệnh áp xe răng là loại bỏ ổ nhiễm trùng, điều trị từ nguyên nhân để khắc phục triệu chứng. Từ đó chăm sóc bảo tồn răng phòng tránh biến chứng.
– Điều trị cấp: chích rạch loại bỏ mủ áp xe, điều trị kháng sinh đồ. Các loại thuốc dùng để hỗ trợ điều trị gồm kháng sinh, thuốc kháng viêm, các loại thuốc giảm đau kết hợp nâng cao thể trạng.
– Điều trị loại bỏ nguyên nhân: Bắt đầu từ điều trị tủy, sau đó lấy vôi răng và xử lý mặt gốc răng, xử lý các mảnh răng vỡ. Nếu như không điều trị bảo tồn, người bệnh phải tiến hành nhổ răng.
Phương pháp phòng trị áp xe răng hiệu quả nhất là thực hiện khám răng định kỳ để lấy vôi răng 6 tháng/lần. Đồng thời người bệnh cần vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng tại nhà sau mỗi bữa ăn. Đồng thời phục hồi những tổn thương tại khu vực răng hàm bị bệnh bằng cách trám các răng sâu, phục hình lại các răng mất và điều chỉnh các răng bị lệch lạc.
Bên cạnh đó, khi cơ thể bị khiếm khuyết vitamin và muối khoáng cũng sẽ gây ra nguy cơ áp xe răng cao hơn. Người bệnh cần bổ sung các loại rau xanh và trái cây, uống nhiều nước để tránh khô miệng. Hoạt động tiết nước bọt có thể hạn chế nguy cơ gây sâu răng: loại bỏ các chất bám dính, tinh bột và đường ngọt,…
Khi điều trị áp xe răng, người bệnh cần chủ động tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và kết hợp với chăm sóc răng miệng tại nhà. Cần lưu ý, điều trị càng sớm sẽ giúp người bệnh hạn chế được những nguy cơ biến chứng tổn thương răng miệng vĩnh viễn.
Có nên nhổ răng bị áp xe?
Nhổ răng áp xe là một trong những phương pháp điều trị có thể dứt điểm tình trạng tuyệt đối. Đối với trường hợp áp xe nặng, tủy răng viêm nặng, không thể bảo tồn được thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Trước đó bác sĩ điều trị sẽ làm sạch mủ trong ổ răng, giảm đau răng và sau đó nhổ răng tại vị trí áp xe.
Các bác sĩ tại bệnh viện Răng hàm mặt đưa ra khuyến cáo, sau khi nhổ răng bị áp xe thì người bệnh cần nhanh chóng trồng lại răng mới. Điều này sẽ giúp ngăn chặn những hậu quả mà tình trạng mất răng gây ra như tiêu xương hàm, trồi hoặc lúc các chân răng lân cận.
Trong trường hợp áp xe răng vừa mới tiến triển, phương pháp nhổ răng không được khuyến khích. Đối với áp xe răng do viêm nướu phát triển thành, phương pháp điều trị được áp dụng là cạo vôi răng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sau đó các loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau được kê đơn hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng.
Đối với răng số 6, 7 và 8 là những răng thường bị áp xe nhất, việc điều trị những vị trí răng này khó khăn do răng nằm sâu bên trong hàm. Với răng 6,7, việc điều trị y tế ban đầu được áp dụng ưu tiên. Do đây là răng hàm có nhiệm vụ nhai chính nên thường được các bác sĩ giữ lại. Chỉ trong trường hợp không cứu chữa được sau điều trị mới áp dụng nhổ răng. Tuy nhiên, đối với áp xe răng số 8 sẽ được khuyến khích nhổ răng ưu tiên.
Răng số 8 là răng vĩnh viễn và không đảm nhiệm chức năng ăn nhai và thường mọc lệch, mọc ngầm. Các biến chứng áp xe tại răng vĩnh viễn tương đối nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến răng bên cạnh và hệ thần kinh nên việc loại bỏ răng sẽ đáp ứng nhu cầu điều trị.
Nhổ răng bị áp xe có nguy hiểm không?
Việc nhổ răng bị áp xe có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động. Chẳng hạn việc nhổ răng nhai không nguy hiểm, nhưng có thể làm sai lệch và ảnh hưởng đến cấu trúc hàm. Đối với răng khôn bị áp xe, mặc dù các bác sĩ khuyến khích nhổ nhưng tỉ lệ biến chứng vẫn có thể xảy ra.
Mục đích của việc nhổ răng khôn là bảo vệ xương hàm, bảo vệ mô mềm bao quanh răng. Tuy nhiên, do kết cấu răng khôn chắc chắn, chân răng nối liền với hệ thần kinh nên việc nhổ bỏ chiếc răng khôn đòi hỏi kỹ thuật khá phức tạp. Một số trường hợp nguy hiểm, sau nhổ răng khôn có thể biến chứng nhiễm trùng sau nhổ răng.
Nhiễm trùng ban đầu không quá nghiêm trọng, người bệnh chỉ có biểu hiện sưng nhẹ và đau nhức. Tuy nhiên, khi vi khuẩn đi vào máu sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu và ảnh hưởng đến não bộ, tim mạch. Thông thường sau khi nhổ răng áp xe, có những kiểu nhiễm trùng thường gặp là:
– Viêm ổ răng khô: Biến chứng viêm ổ răng xuất hiện 2,3 ngày sau khi nhổ và kéo dài khoảng 2 – 3 tuần. Lúc này tại hốc răng của người bệnh bị trống hoặc có cục máu đông. Tại vị trí nhiễm trùng không có mủ, không có mùi khó chịu và không gây đau đớn nghiêm trọng.
– Viêm ổ răng có mủ: Biến chứng viêm ổ răng có mủ gây nên cơn đau ở mức độ nhẹ hơn nhưng triệu chứng tương đối nghiêm trọng hơn. Tình trạng viêm nướu và sưng tấy, huyệt ổ răng có mủ trắng gây ra mùi hôi có chịu. Kèm theo đó, người bệnh có thể nổi hạch ở vùng lân cận.
Biến chứng sau khi nhổ răng áp xe có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
– Do sơ xuất trong khâu vô trùng dụng cụ, môi trường nhổ răng trong được khử trung triệt để. Từ đó vi khuẩn có cơ hội phát triển lây lan, gây viêm nhiễm, sưng mủ.
– Do tay nghề của bác sĩ kém, tiến hành phẫu thuật và xử lý vết thương không tốt. Nếu quy trình nhổ răng không đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế sẽ phát sinh thành nhiễm trùng hậu tiểu phẫu.
– Do người bệnh chưa chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách, hoặc do lượng thức ăn còn sót giắt lại tại vị trí nhổ răng mà không được làm sạch. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, phát triển và gây viêm nhiễm.
Cách chăm sóc răng miệng sau nhổ răng áp xe
Quy trình chăm sóc sau khi nhổ răng áp xe chú trọng vấn đề vệ sinh. Tại vị trí răng áp xe sau nhổ dễ bị tổn thương và nhiễm trùng khi không được chăm sóc đúng cách, để tránh hiện tượng viêm nhiễm thì người bệnh nên chú trọng nguyên tắc cơ bản sau:
Tránh dùng bàn chải đánh răng tại vị trí răng vừa nhổ, sử dụng nước muối để súc miệng 3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn để làm sạch vi khuẩn.
Uống nhiều nước và bổ sung các loại vitamin cần thiết để tăng cường đề kháng, phòng ngừa viêm nhiễm nướu răng sau nhổ.
– Nếu bị nhiễm trùng, người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đam theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
– Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng sưng đau, chảy máu sau nhổ răng, bạn có thể chườm đá lạnh vùng má bên ngoài để giảm bớt tình trạng đau nhức.
– Thiết lập chế độ nghỉ ngơi và ăn uống, bổ sung dinh dưỡng phù hợp, tuyệt đối không sử dụng chất kích thích và bia rượu trong thời gian nghỉ dưỡng.
– Ăn thức ăn lỏng, tránh thực phẩm cay nóng hoặc đồ lạnh. Ngoài ra người bệnh không nên nhai nhiều sau thời gian nhổ răng để tránh các tổn thương.
– Nếu xuất hiện mủ tại ổ nướu, người bệnh cần nhanh chóng đến nha sĩ để được nạo sạch vùng nhiễm trùng để lấy hết mủ và bôi kháng sinh sau khi nhổ răng.
– Điều quan trọng hơn hết để tránh tình trạng nhổ răng bị áp xe nhiễm trùng, người bệnh nên chủ động tìm đến những bệnh viện uy tín để được hỗ trợ.
Ho vọng những thông tin trong bài viết trên đã giải đáp được phần nào lo lắng “Nhổ răng bị áp xe có nguy hiểm không và khi nào thì nên nhổ”. Thực tế điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của bác sĩ điều trị. Do đó ngay khi thấy những biểu hiện nguy cơ áp xe, người bệnh nên đến trung tâm Nha khoa để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng hướng.
Ngày Cập nhật 15/01/2020