Răng cấm bị sâu: Đâu là phương pháp phục hồi răng hiệu quả
Trong Y học, răng cấm còn có tên gọi khác là răng cối hay răng hàm. Trong cung hàm, khi tính từ ngoài vào trong, răng nằm ở vị trí số 6 và số 7. Răng cấm được đánh giá là một chiếc răng có vai trò đặc biệt khi so sánh với tất cả các răng trên cung hàm. Tuy nhiên răng rất dễ dàng bị sâu hoặc mắc một số bệnh lý khác. Thông tin trong bài viết là nguyên nhân và phương pháp phục hồi răng cấm bị sâu hiệu quả.
Nguyên nhân khiến răng cấm bị sâu
Bệnh sâu răng là bệnh lý về răng miệng xuất hiện phổ biến. Bệnh thường bắt đầu bằng một chấm đen hoặc một đốm nhỏ màu nâu ở men răng. Trong trường hợp không thăm khám và không điều trị kịp thời, tình trạng sâu răng có thể phát triển mạnh. Đồng thời mở rộng phạm vi tổn thương sang những cấu trúc bên trong của răng.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng cấm bị tổn thương và bị sâu. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:
Hình thái răng không tốt
Mặt nhai của răng cấm thường mở rộng. Chúng có hố rãnh, có nhiều múi để nghiền và xay thức ăn trước khi đưa vào dạ dày. Trong trường hợp hố rãnh của răng quá sâu, các vụn thức ăn có thể dẽ dàng nhồi nhét và mắc kẹt vào bên trong cùng với sự phát triển của các loại vi khuẩn dẫn đến sâu răng.
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, lười đánh răng
Sau khi uống và ăn, nếu răng miệng không được làm sạch, lượng tinh bột, đường và acid có trong các loại thực phẩm sẽ bám dính trên bề mặt răng. Đồng thời hình thành mảng bám và làm cho men răng yếu đi. Điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, tấn công mạnh mẽ vào răng. Sau đó dẫn đến sâu răng.
Đánh răng không đúng cách
Tình trạng răng cấm bị sâu có thể xảy ra khi bạn đánh răng không đúng cách. Men răng sẽ bị mài mòn nhanh hơn khi bạn thường xuyên đánh răng theo chiều ngang và đánh răng với lực mạnh. Từ đó khiến bề mặt răng mỏng dần đi và làm sâu.
Không có chế độ ăn uống khoa học
Việc bạn ăn nhiều loại thực phẩm mang hàm lượng tinh bột và hàm lượng đường cao như bánh ngọt, kem… sẽ mang đến nhiều bất lợi cho sức khỏe toàn thân. Đồng thời hình thành một số vấn đề, bệnh lý nguy hiểm có liên quan đến huyết áp, hệ tim mạch.
Bên cạnh đó, nếu bạn sử dụng thực phẩm nhiều đường và tinh bột, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về răng miệng. Trong đó có tình trạng sâu răng cấm. Bởi hàm lượng đường có trong những loại thực phẩm này sẽ dễ dàng bám trên bề mặt răng.
Một số loại thực phẩm mà bạn nên hạn chế sử dụng gồm: Bánh ngọt, kẹo, kem, bánh quy, chocolate, sữa…
Ảnh hưởng của các bệnh lý toàn thân
Kết quả tổng hợp của nhiều cuộc nghiên cứu đã cho thấy rằng, những bệnh nhân đang bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ có tỉ lệ bị sâu răng (đặc biệt là sâu răng cấm) cao hơn rất nhiều so với người không mắc bệnh.
Tụt nướu
Tình trạng tụt nướu khi xuất hiện sẽ khiến cho phần chân răng bị lộ ra ngoài. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, tấn công mạnh mẽ và gây sâu răng.
Giảm tiết nước bọt hoặc khô miệng
Nước bọt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa sự hình thành và phát triển của bệnh sâu răng. Nước bọt giúp bạn rửa sạch và loại bỏ vụn thức ăn còn bám và sót lại trên răng. Bên cạnh đó, chúng còn giúp hạn chế sự phát trển của các loại vi khuẩn và trung hòa các acid gây hại.
Phương pháp điều trị răng cấm bị sâu
Cách duy nhất đề điều trị tật gốc và điều trị an toàn tình trạng răng cấm bị sâu là áp dụng những phương pháp điều trị chuyên khoa.
Trước khi tiến hành chữa bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn thăm khám sức khỏe răng miệng. Đồng thời xác định nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra để đánh giá mức độ tổn thương của răng, bác sĩ nha khoa có thể đề nghị bạn chụp X-quang giúp chẩn đoán hình ảnh.
Căn cứ vào kết quả chụp X-quang và khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể và giúp bạn lặp một phác đồ điều trị sâu răng hiệu quả. Mục đính chính của quá trình điều trị là loại bỏ hoàn toàn ổ vi khuẩn, các mô răng bị sâu hỏng. Đồng thời khôi phục cũng như tái tạo hình dáng ban đầu của răng.
Trám răng và bọc răng sứ là những kỹ thuật giúp phục hình răng sâu được sử dụng phổ biến.
Điều trị răng cấm bị sâu bằng phương pháp trám Composite
Trám Composite cho răng cấm bị sâu là một kỹ thuật giúp phục hồi răng nhanh chóng, đơn giản và thường hoàn thành trong một lần hẹn. Miếng trám khi được đưa vào răng sâu hoạt động như một tấm chắn giúp bảo vệ các mô răng thật tránh khỏi sự tác động cũng như tránh trình tấn công của các loại vi khuẩn. Bên cạnh đó miếng trám còn giúp bạn hạn chế tình trạng tái sâu.
Tuy nhiên khả năng chịu lực tác động từ hoạt động nhai, cắn của miếng trám thường không cao. Chính vì thế sau khi thực hiện phương pháp điều trị này, người bệnh cần hạn chế cắn vật cứng. Ngoài ra, bạn chỉ nên nhai với một lực vừa đủ để phòng ngừa miếng trám răng bị vỡ.
Sau quá trình điều trị, người bệnh nên thường xuyên đến nha khoa để tiến hành thăm khám, theo dõi tình trạng của miếng trám. Trong trường hợp chúng có dấu hiệu di lệch hoặc bong tróc ra khỏi vị trí trám, bạn cần tiến hành xử lý ngay.
Bọc răng sứ khắc phục răng cấm bị sâu
Bọc răng sứ là một trong những kỹ thuật phục hình răng sâu được nhiều người bệnh lựa chọn. Kỹ thuật này có thể giúp bệnh nhân bảo vệ răng, khôi phục khả năng nhai, nâng cao tính thẩm mỹ và mang lại hiệu quả sử dụng lâu dài.
Tuổi thọ trung bình của một chiếc răng sứ dao động trong khoảng 8 – 10 năm. Tuổi thọ của một số loại răng sứ tốt hơn có thể lên đến 20 năm hoặc hơn.
Đối với phương pháp bọc răng sứ khắc phục răng cấm bị sâu, răng thật sẽ được làm sạch, mài gọn, sau đó được bao bọc bởi một chiếc răng sứ. Cuối cùng là cố định bằng chất gắn chuyên dụng. Bọc răng sứ giúp khôi phục hình dáng chuẩn cho răng cấm cần điều trị. Bên cạnh đó, răng sứ còn bảo vệ răng thật khỏi sự kích thích và sự tấn công của các loại vi khuẩn từ bên ngoài.
Trong trường hợp chiếc răng bị sâu làm ảnh hưởng đến tủy và khiến tủy bị viêm, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn chữa tủy. Bác sĩ có thể giúp bạn đóng chốt răng hoặc tiến hành gắn thêm gùi giả trước khi răng sâu được bọc răng sứ nếu cần thiết. Phương pháp này sẽ giúp bạn bảo tồn răng.
Một số phương pháp điều trị khác
Đối với những bệnh nhân có răng cấm chỉ bị sâu nhẹ, tủy răng không bị viêm, số lượng mô răng bị ảnh hưởng bởi tình trạng sâu răng không quá lớn, bệnh nhân có thể không cần phải phục hình. Sau khi tiến hành loại bỏ những mô sâu, bác sĩ nha khoa sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh răng miệng và biện pháp chăm sóc răng hiệu quả.
Trong trường hợp răng cấm bị sâu ở mức độ quá nghiêm trọng, không thể áp dụng những biện pháp điều trị nêu trên và có khả năng làm ảnh hưởng đến các răng cận kề, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhổ răng. Sau khi loại bỏ răng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp trồng răng. Cấy ghép Implant, cầu răng sứ và răng giả tháp lắp là những phương pháp mà bạn có thể sử dụng.
Bên cạnh các phương pháp điều trị nha khoa bạn cần kiểm soát những bệnh lý toàn thân như trào ngược dạ dày thực quản, bệnh về đường hô hấp… Bởi đây đều là những bệnh lý có khả năng tác động làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Biện pháp phòng ngừa sâu răng cấm
Để phòng ngừa bệnh sâu răng nói chung và sâu răng cấm nói riêng, bạn cần chú ý đến vấn đề vệ sinh và chăm sóc răng miệng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống mỗi ngày. Để làm được điều này, bạn cần giúp bản thân duy trì một số thói quen tích cực sau:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn. Nhất là khi bạn sử dụng những loại thực phẩm mang hàm lượng đường cao. Đồng thời đánh răng 2 lần mỗi ngày bằng kem đánh răng có thành phần là fluor.
- Bạn nên sử dụng loại bàn chải đánh răng có lông chải mềm mịn. Thay mới bàn chải khi chúng có dấu hiệu bị mòn, bị xơ hoặc đã qua 3 tháng sử dụng.
- Bạn cần chải răng với một lực vừa phải. Đánh răng từ trên xuống hoặc xoay tròn. Bạn cần tránh đánh răng theo chiều ngang cùng với lực mạnh.
- Súc miệng bằng nước lọc hoặc uống nước sau mỗi lần ăn. Đặc biệt là khi bạn ăn những loại thực phẩm có tính acid cao như chanh, bưởi, cam…
- Uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày.
- Ăn nhiều hoa quả, trái cây tươi.
- Đến nha khoa và tiến hành khám răng định kỳ khoảng 6 tháng/lần để phòng ngừa sâu răng cấm.
Bài viết là thông tin xoay quanh nguyên nhân khiến răng cấm bị sâu, phương pháp điều trị và biện pháp phòng ngừa sâu răng hiệu quả. Răng cấm khi bị tổn thương sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nhai và nghiền răng. Đồng thời hình thành những cơn đau nhức, ê buốt dữ dội. Để cải thiện tình trạng này và phòng ngừa những rủi ro không mong muốn, người bệnh cần khám bác sĩ và điều trị sâu răng đúng cách ngay khi nhận thấy răng có lỗ sâu.
Ngày Cập nhật 14/08/2021