Răng ê buốt và nhức: Xử lý hiệu quả với một số mẹo tại nhà
Răng ê buốt và nhức là tình trạng xảy ra phổ biến. Đặc biệt là khi bạn đang mắc một số bệnh lý, vấn đề về răng miệng. Tình trạng này khiến người bệnh thường xuyên bị đau đầu, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, làm ảnh hưởng đến công việc và các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên bạn có thể xử lý hiệu quả tình trạng nhức và buốt răng với một số mẹo tại nhà.
Nguyên nhân dẫn đến răng ê buốt và nhức
Một số nguyên nhân phổ biến khiến bạn mắc phải tình trạng răng ê buốt và nhức gồm:
Men răng bị hỏng hoặc bị mòn
Men răng bị hỏng là nguyên nhân chính khiến răng của bạn thường xuyên có cảm giác nhức và ê buốt. Men răng bị mòn hoặc bị hỏng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Cụ thể như: Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, vệ sinh răng miệng không đúng cách, chăm sóc và vệ sinh răng miệng không đúng kỹ thuật, chế độ ăn uống thiếu canxi.
Bên cạnh đó, việc bạn đánh răng quá mạnh, đánh răng theo chiều ngang, sử dụng bàn chải có lông chải bị mòn hoặc cứng, sử dụng nước súc miệng và kem đánh răng không hợp lý hay chứa nhiều thành phần là chất tẩy trắng… cũng khiến men răng bị bào mòn.
Việc thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm không tốt cho răng miệng hoặc duy trì thói quen sinh hoạt xấu cũng có khả năng tác động, khiến men răng bị hỏng và mòn dần. Những loại đồ uống, thức ăn chứa quá nhiều axit nếu sử dụng nhiều sẽ khiến men răng bị tổn thương.
Ngoài ra, men răng sẽ bị ảnh hưởng khi bạn duy trì các thói quen xấu. Cụ thể như sử dụng răng để tách vỏ bao bì hoặc nắp chai, nghiến răng trong khi ngủ, chấn thương do va chạm quá mạnh hoặc do tai nạn.
Khi men răn bị mài mòn, phần ngà răng sẽ bị lộ ra ngoài khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác ê buốt, đau nhức khó chịu. Đặc biệt là khi bạn sử dụng thực phẩm nóng, lạnh, thức ăn chua hoặc nhiều đường, thức ăn chứa nhiều axit.
Bệnh lý răng miệng
Phần lớn những người có răng thường xuyên bị ê buốt và đau nhức đang mắc các vấn đề, bệnh lý răng miệng. Cụ thể như: Bệnh sâu răng, tụt lợi.
- Bệnh sâu răng: Không chỉ gây nên tình trạng ê buốt và nhức răng, bệnh sâu răng được đánh giá là nguyên nhân chính của hầu hết vấn đề, bệnh lý liên quan đến răng miệng, rủi ro và các biến chứng khác. Chính lỗ sâu trên bề mặt răng đã khiến các dây thần kinh chân răng lộ ra ngoài. Từ đó hình thành nên cảm giác đau nhức và ê buốt. Ngoài ra bệnh sâu răng còn gây tụt lợi và hình thành thêm nhiều nguy cơ nguy hiểm khác.
- Tụt lợi: Phần ngà cùng các dây thần kinh ở chân răng cũng có khả năng lộ ra ngoài khi bạn bị tụt lợi. Điều này khiến răng thường xuyên có cảm giác đau và buốt dù cho nguyên nhân gây tụt lợi là do mòn răng hay do sâu răng.
Biện pháp xử lý răng ê buốt và nhức tại nhà
Đối với những bệnh nhân mắc chứng ê buốt và đau nhức do vấn đề, bệnh lý răng miệng, bạn nên đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời nhờ đến sự chăm sóc y tế. Điều này có thể giúp bạn phòng ngừa rủi ro, biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Đối với những bệnh nhân mắc chứng đau nhức và ê buốt răng do mòn men răng (giai đoạn nhẹ), bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng một số biện pháp xử lý tại nhà. Tuy nhiên bạn nên đến nha khoa khi chứng đau nhức và buốt răng không thuyên giảm sau nhiều ngày điều trị (khoảng 3 – 5 ngày).
Cách chữa răng ê buốt và nhức bằng đinh hương
Một lượng lớn chất gây tê tự nhiên – eugenol đã được tìm thấy trong đinh hương. Chất này vừa có tác dụng giảm đau, giảm ê buốt vừa có tác dụng gây tê dây thần kinh. Bên cạnh đó, chất eugenol còn có khả năng sát trùng, chống viêm, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời giúp bệnh nhân giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng xuống mức thấp nhất.
Bên cạnh đó, việc sử dụng đinh hương trong điều trị răng buốt và nhức còn giúp bạn khử đi mùi hôi khó chịu tồn tại trong khoang miệng. Điều này giúp người bệnh tự tin hơn khi giao tiếp.
Cách 1: Sử dụng bột đinh hương
Nguyên liệu:
- Bột đinh hương.
Cách thực hiện:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Lấy một lượng vừa đủ bột đinh hương rắc vào khu vực có răng đang bị ê và đau
- Thực hiện 2 lần/ngày
- Sau vài phút thực hiện, người bệnh sẽ có cảm giác dễ chịu, cảm giác ê buốt và đau nhức thuyên giảm đáng kể.
Cách 2: Nhai nụ đinh hương
Nguyên liệu:
- 3 – 5 nụ hoa đinh hương khô.
Cách thực hiện:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Cho nụ đinh hương khô vào miệng
- Tiến hành nhai nụ đinh hương và giữ trong khoang miệng. Nụ đinh hương sẽ mềm sau một vài phút, lượng tinh dầu trong đinh hương cũng sẽ tiết ra, hòa cùng nước bọt. Từ đó giúp người bệnh gây tê, giúp giảm đau và giúp giảm ê buốt
- Thực hiện 2 lần/ngày.
Cách 3: Bôi tinh dầu đinh hương
Nguyên liệu:
- Tinh dầu đinh hương
- Dầu ô liu.
Cách thực hiện:
- Hòa tinh dầu đinh hương cùng với dầu ô liu theo tỉ lệ 2:1
- Sử dụng bông gòn thấm vào hỗn hợp. Sau đó thoa lên răng bệnh và mô mềm xung quanh
- Hoặc hòa tinh dầu đinh hương cùng với nước. Sử dụng nước này để súc miệng
- Người bệnh sử dụng tinh dầu đinh hương 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Lưu ý:
- Tinh dầu đinh hương mang tác dụng sát khuẩn cực mạnh. Chính vì thế, người bệnh không nên sử dụng tinh dầu đinh hương bôi trực tiếp vào lợi và răng vì sẽ gây bỏng.
Cách sử dụng muối biển điều trị răng ê buốt và nhức
Muối biển chứa hơn 60 khoáng chất quan trọng. Nhờ đó nguyên liệu thiên nhiên này có khả năng thúc đẩy quá trình làm lành những tổn thương, diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng, giảm đau răng và giảm chứng ê buốt răng. Bên cạnh đó, việc sử dụng muối biển còn giúp người bệnh nâng cao sức khỏe của răng và nướu, ức chế hoạt động của vi khuẩn và phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng.
Nguyên liệu:
- ½ thìa muối biển
- 1 cốc nước ấm.
Cách thực hiện:
- Hòa tan muối cùng với nước ấm
- Sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng kem đánh răng, người bệnh tiếp tục sử dụng nước ấm pha muối loãng để súc miệng thật kỹ
- Sau 5 phút, nhổ bỏ nước muối
- Súc miệng lại với nước sạch
- Người bệnh áp dụng cách sử dụng muối biển điều trị răng buốt và nhức 2 lần mỗi ngày (buổi sáng và buổi tối).
Lưu ý:
- Bạn cần tránh sử dụng nước muối quá mặn. Bởi điều này có thể khiến bạn mắc phải một số tác dụng phụ không mong muốn.
Cách dùng túi trà bạc hà chữa chứng răng ê buốt và nhức
Bên trong túi trà bạc hà là tannin. Đây là một chất chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên. Chính vì thế, việc sử dụng túi bạc hà sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng viêm nhiễm, ức chế hoạt động và tiêu diệt các tác nhân gây hại.
Bên cạnh đó, một số dưỡng chất khác có trong túi trà bạc hà còn giúp bạn cải thiện tốt tình trạng đau nhức răng. Đồng thời giúp làm giảm cảm giác ê buốt và viêm sưng.
Nguyên liệu:
- Túi trà bạc hà đã qua sử dụng.
Cách thực hiện:
- Làm lạnh túi trà bạc hà đã qua sử dụng
- Đặt túi trà lên khu vực có chiếc răng đang bị ê và đau nhức
- Ngậm trong 30 phút
- Súc miệng lại cùng với nước sạch
- Để cải thiện bệnh lý, người bệnh áp dụng cách dùng túi trà bạc hà chữa chứng răng buốt và nhức từ 1 – 2 lần/ngày trong 5 ngày.
Cách chữa tình trạng răng ê buốt và nhức bằng hành tây
Trong Đông y, hành tây mang tính ấm, vị cay và mùi hăng, chứa nhiều hoạt chất có lợi. Nhờ đặc tính này, hành tây có tác dụng làm dịu nhanh tình trạng đau nhức và ê buốt răng. Đồng thời giúp kháng viêm, chống nhiễm trùng và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại đang tồn tại trong khoang miệng.
Bên cạnh đó, một số loại vitamin và khoáng chất được tìm thấy trong hành tây còn mang tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương. Hơn thế, chúng giúp loại bỏ mảng bám, phòng ngừa sâu răng và một số bệnh răng miệng khác.
Nguyên liệu:
- Hành tây.
Cách thực hiện:
- Bóc bỏ vỏ hành, sau đó mang đi rửa sạch
- Thái hành tây thành những miếng lớn
- Mỗi lần lấy một miếng hành tây lớn đặt lên vị trí có răng đau và ê buốt, tiến hành nhai kỹ
- Nhả bỏ phần bã
- Thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày
- Sau 3 ngày áp dụng cách chữa tình trạng răng ê và nhức bằng hành tây, người bệnh sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
Cách sử dụng tỏi điều trị chứng răng ê buốt và nhức
Theo kết quả tổng hợp từ nhiều nghiên cứu, bên trong tỏi chứa rất nhiều chất kháng sinh và chống viêm tự nhiên. Những chất này có khả năng ngăn ngừa sự sinh sôi và phát triển của các tác nhân gây hại. Đồng thời giúp người bệnh cải thiện tình trạng viêm, đau nhức và làm lành những tổn thương.
Ngoài ra thành phần của tỏi còn là các hoạt chất có lợi mang tên Fitonxit, Glucogen. Các hoạt chất này khi được sử dụng sẽ giúp người bệnh sát trùng và diệt khuẩn tốt, giảm thiểu tình trạng ê buốt và đau nhức răng.
Cách 1: Đắp tỏi
Nguyên liệu:
- 1 – 2 tép tỏi.
Cách thực hiện:
- Loại bỏ phần vỏ tỏi
- Rửa sạch tỏi. Sau đó đập dập và giã nhuyễn
- Đắp tỏi lên những vị trí có răng đang bị ê và đau
- Sau 15 phút, nhả bỏ phần bã tỏi
- Người bệnh thực hiện cách đắp tỏi điều trị chứng răng buốt và nhức đều đặn từ 2 – 3 lần/ngày.
Cách 2: Kết hợp tỏi và gừng
Tương tự như tỏi, gừng cũng có khả năng giảm đau, giảm ê buốt và kháng viêm hiệu quả. Đông thời phòng ngừa sâu răng, tụt lợi và nhiều bệnh lý răng miệng khác. Tác dụng này được hình thành là do trong gừng chứa nhiều hoạt chất có lợi. Gồm: Menzingibain, tecpen, oleoresin…
Nguyên liệu:
- 2 tép tỏi
- 2 lát gừng tươi.
Cách thực hiện:
- Loại bỏ phần vỏ tỏi
- Rửa sạch tỏi. Sau đó đập dập và giã nhuyễn tỏi cùng với gừng
- Đắp hỗn hợp gừng và tỏi lên vùng răng bệnh
- Duy trì trong 15 phút, nhả bỏ phần bã và sử dụng nước sạch để súc miệng
- Hoặc mang tỏi và gừng xay nhuyễn cùng 100ml nước lọc
- Chắt lấy nước cốt
- Sử dụng nước cốt gừng và tỏi để ngậm và súc miệng trong 5 phút
- Người bệnh sử dụng kết hợp tỏi và gừng điều trị chứng răng buốt và nhức 2 lần mỗi ngày.
Cách 3: Kết hợp tỏi và muối biển
Nguyên liệu:
- 2 – 3 tép tỏi
- Muối biển.
Cách thực hiện:
- Bóc vỏ và rửa sạch tỏi
- Băm và giã nhuyễn tỏi
- Trộn tỏi cùng với một ít muối
- Đắp hỗn hợp tỏi và muối lên những vị trí có răng đang bị ê và đau
- Sau 15 phút, nhả bỏ phần bã tỏi
- Người bệnh thực hiện cách đắp tỏi và muối điều trị chứng răng ê và đau nhức đều đặn từ 2 – 3 lần/ngày.
Điều trị chứng răng ê buốt và nhức bằng biện pháp chườm đá
Nhiệt độ lạnh từ phương pháp chườm nóng có thể tác động giúp các dây thần kinh bị tê liệt. Từ đó giúp người bệnh giảm đau và cải thiện tình trạng ê buốt răng. Ngoài ra, việc áp dụng biện pháp chườm lạnh còn giúp người bệnh cải thiện tình trạng viêm, sưng tấy và đỏ ửng.
Nguyên liệu:
- Một vài viên đá lạnh
- Túi vải.
Cách thực hiện:
- Cho lượng đá lạnh đã chuẩn bị vào túi vải
- Sử dụng túi này để áp lên khu vực có răng bị đau và ê buốt khoảng 20 phút
- Thực hiện lại sau vài tiếng
- Người bệnh cần kiên trì điều trị chứng răng ê buốt và nhức bằng biện pháp chườm đá trong 3 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
Trên đây là thông tin chi tiết về tình trạng răng ê buốt và nhức, nguyên nhân gây bệnh, các bước xử lý hiệu quả với một số mẹo tại nhà. Đối với những trường hợp có răng bị buốt và đau nghiêm trọng, nguyên nhân gây đau là do các bệnh lý răng miệng hoặc các biện pháp điều trị nêu trên không mang đến hiệu quả sau 3 ngày sử dụng, người bệnh nên kiểm tra bệnh lý cùng với bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời áp dụng phương pháp chữa bệnh thích hợp hơn.
Ngày Cập nhật 14/01/2020