Sâu chân răng: Nguyên nhân, cách điều trị phục hồi hiệu quả
Tình trạng sâu răng không chỉ tồn tại và phát triển trên bề mặt răng mà sâu răng còn xảy ra từ phía dưới chân răng. Sâu chân răng thường khó nhận biết và phát triển với tốc độ nhanh. Bên cạnh đó sâu răng ở vị trí này dễ tác động và làm ảnh hưởng đến tủy. Đồng thời khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác tê buốt và đau nhức nghiêm trọng.
Nguyên nhân dẫn đến sâu chân răng
Tương tự như một số vị trí khác của răng, bệnh sâu răng có thể xảy ra và phát triển nhanh ở chân răng. Đặc biệt là khi bạn không có biện pháp làm sạch, chăm sóc răng miệng phù hợp sau khi ăn. Bên cạnh đó tình trạng sâu chân răng thường khó phát hiện và khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.
Vi khuẩn trong khoang miệng cùng với những vụn thức ăn còn sót lại trên răng là nguyên nhân khiến tình trạng sâu răng hình thành và phát triển ở chân răng. Trong khoang miệng của mỗi người luôn tồn tại các loại vi khuẩn gây hại. Sự kết hợp giữa vi khuẩn cùng với các mảnh vụn thức ăn bám trên bề mặt hoặc kẽ răng sẽ tạo thành axit.
Khi axit tồn tại trong miệng đạt đến nồng độ quá lớn, lượng nước bọt chưa hoặc không thể trung hòa được, thì lớp men răng bên ngoài sẽ mòn dần. Đồng thời hình thành những lỗ sâu lớn ngay tại chân răng.
Ngoài ra, vôi răng cũng được xác định là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sâu ở chân răng. Trong trường hợp bạn không thường xuyên lấy vôi răng, lượng vôi răng sẽ vôi hóa, sau đó chảy dần vào trong nướu. Đồng thời bám chặt vào chân răng.
Lâu ngày, tình trạng vôi hóa chảy vào trong nướu sẽ tách nướu ra khỏi chân răng. Từ đó khiến cho cặn thức uống, thức ăn dễ dàng đọng lại ở chân răng và tạo thành ổ vi khuẩn. Trên thực tế, bản thân phần cao răng chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại. Chính vì thế khi kết hợp cùng với vi khuẩn sinh ra từ vụn thức ăn phân hủy sẽ hình thành lỗ sâu.
Phần chân răng ở bên dưới nướu, được nướu ôm lại và bảo vệ kỹ hơn rất nhiều so với thân răng. Tuy nhiên một khi chân răng đã bị sâu và bị tổn thương thì mức độ diễn ra sẽ nặng nề hơn, khó điều trị, khó phát hiện hơn so với những lỗ sâu xảy ra trên bề mặt răng.
Dấu hiệu nhận biết sâu chân răng
Một số dấu hiệu dưới đây sẽ xảy ra khi chân răng của bạn bị tổn thương và bị sâu:
- Có cảm giác ê buốt chân răng. Đặc biệt là khi sử dụng những loại thực phẩm, thức uống quá nóng, quá lạnh hoặc thực phẩm chua, ngọt.
- Chân răng xuất hiện cảm giác ê buốt khi sử dụng nước súc miệng hoặc khi chải răng
- Trong trường hợp sâu răng kèm theo viêm, người bệnh có thể bị sưng và đau nướu
- Cảm giác đau nhức răng xảy ra nghiêm trọng và dai dẳng, tạo cảm giác khó chịu.
Phương pháp điều trị sâu chân răng
Khi phát hiện chân răng bị sâu, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện, khám bệnh cùng với bác sĩ nha khoa. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và giúp bạn chẩn đoán diễn biến, mức độ nghiêm trọng của tình trạng sâu răng. Sau đó đề ra các phương pháp điều trị sâu răng phù hợp và triệt để.
Dựa vào diễn biến và mức độ nghiêm trọng của những tổn thương, bác sĩ chuyên khoa có thể cho bạn áp dụng một trong các cách điều trị sau:
Tái khoáng cho răng
Trong trường hợp chân răng bị sâu ở giai đoạn đầu, tổn thương không đáng kể, bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn tái khoáng cho răng. Những phần mô răng, men răng bị hỏng khi được tái khoáng sẽ mang một lớp vỏ bọc cứng. Lớp vỏ này giúp bảo vệ răng và phòng ngừa sự sinh sôi của các loại vi khuẩn gây hại.
Trám lỗ sâu răng
Trong trường hợp chân răng hình thành lỗ sâu lớn hoặc cả thân răng và chân răng đều có lỗ sâu, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn áp dụng phương pháp trám lỗ sâu răng. Phương pháp điều trị này sẽ giúp bạn làm sạch lỗ sâu và phòng ngừa lỗ sâu phát triển.
Ngoài ra miếng vật liệu được trám và áp lên lỗ sâu răng sẽ thay thế cho phần răng đã bị tổn thương và được loại bỏ. Điều này giúp bảo vệ răng và nâng cao tính thẩm mỹ.
Lấy tủy răng
Đối với những bệnh nhân có chân răng đã bị ăn sâu, làm ảnh hưởng hoặc phá hủy tận vào tủy răng, người bệnh bắt buộc phải điều trị tủy răng bằng phương pháp lấy tủy răng. Khi áp dụng phương pháp này, buồng tủy sẽ được làm sạch và phần mô tủy bị thương sẽ được loại bỏ.
Sau khi lấy tủy răng, bác sĩ sẽ tiến hành trám bít buồng tủy. Đồng thời sử dụng phương pháp trám răng hay bọc răng sứ thẩm mỹ để giúp tái tạo lại phần răng đã bị tổn thương.
Nhổ răng
Trong trường hợp sâu răng xảy ra ở mức độ quá nặng, cấu trúc răng đã bị tổn thương và phá hủy gần hết, mô răng không còn đủ cho việc phục hình, tình trạng viêm có thể làm ảnh hưởng đến các răng cận kề, thì phương pháp nhổ bỏ răng sâu sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
Phương pháp nhổ răng sẽ đảm bảo tình trạng viêm nhiễm và sâu răng không gây biến chứng. Từ đó giúp tình trạng sâu răng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sức khỏe răng miệng của người bệnh.
Biện pháp phòng ngừa sâu chân răng
Tình trạng sâu chân răng có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Đồng thời không làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nếu bạn sớm phát hiện bệnh và xử lý kịp thời. Tuy nhiên, việc phòng ngừa bệnh sâu răng vẫn là điều quan trọng nhất.
Để phòng ngừa sâu răng, bạn cần có chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng phù hợp, đúng cách. Bạn nên chải răng 2 lần/ngày. Chải răng theo vòng tròn và chải từ trên xuống, tránh chải răng theo chiều ngang. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung cho cơ thể thực phẩm giàu vitamin. Đặc biệt bổ sung nhiều vitamin C có trong rau củ quả, trái cây.
Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh, bạn nên đến nha khoa và khám răng định kỳ 6 tháng/lần. Việc thường xuyên thăm khám sẽ giúp bác sĩ có thể phát hiện sớm bệnh lý, giúp chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Bài viết là thông tin cơ bản về bệnh sâu chân răng, triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị phục hồi hiệu quả. Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn hiểu thêm về bệnh. Từ đó khắc phục bệnh lý một cách nhanh chóng. Đồng thời phòng bệnh đúng cách.
Ngày Cập nhật 14/10/2021