Sau khi hàn răng bị ê buốt và cách xử lý hiệu quả tại nhà
Trám răng, hàn răng là một thủ thuật nha khoa đơn giản. Chức năng chính của phương pháp này là khắc phục và điều trị sâu răng, vỡ, mẻ răng hoặc sử dụng trong chỉnh hình thẩm mỹ. Tuy nhiên một số bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng sau khi hàn răng bị ê buốt mà không biết rõ nguyên nhân. Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân và hướng dẫn cách xử lý hiệu quả.
Sau khi hàn răng có bị ê buốt không?
Hàn răng, trám răng là một thủ thuật nha khoa đơn giản, thường an toàn và không gây khó chịu cho người bệnh sau khi thực hiện. Tuy nhiên ở mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng răng hư tổn và một thể trạng khác nhau. Do đó, ở một vài trường hợp, bệnh nhân sau khi hàn răng phải mất một khoảng thời gian mới có thể nhai, ăn uống lại bình thường.
Ngay sau khi áp dụng phương pháp hàn răng, trám răng điều trị bệnh, cảm giác tê nhẹ có thể xuất hiện. Bên cạnh đó, cảm giác ê buốt có thể xảy ra khi bạn uống đá lạnh qua kẽ răng hoặc hít không khí lạnh.
Tình trạng ê buốt sau khi hàn răng thường không phổ biến. Nếu có thì cảm giác ê buốt cũng chỉ hình thành ở mức độ nhẹ. Sau đó biến mất trong một khoảng thời gian ngắn mà không cần phải áp dụng bất kỳ biện pháp khắc phục nào kể cả thuốc.
Tuy nhiên nếu cảm giác ê buốt kéo dài, người bệnh nên quay lại phòng khám để được kiểm tra và nhận sự chăm sóc y tế. Bởi rất có thể những nguyên nhân gây đau răng chưa được loại bỏ hoàn toàn trước khi trám nên mới có hiện tượng này.
Hàn răng xong bị ê buốt có sao không?
Đối với những trường hợp sau khi hàn răng có cảm giác ê buốt, thì cảm giác này chỉ xảy ra trong khoảng thời gian từ 1 – 2 tuần đầu. Đây là chuyện bình thường, không đáng lo ngại do chứng ê buốt có thể tự khỏi sau khoảng thời gian đó.
Tuy nhiên nếu tình trạng ê buốt, đau nhức răng kéo dài trên 2 tuần, người bệnh nên đến phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt để được thăm khám. Đồng thời áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời. Bởi nếu tình trạng đau nhức, ê buốt răng kéo dài sau khi hàn, người bệnh sẽ có nguy cơ cao đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Bao gồm:
- Viêm tủy răng
- Mất răng vĩnh viễn
- Cộm cấn khi nhai, uống thực phẩm nóng lạnh
- Áp xe ổ răng, tổn thương mô răng
- Hình thành nên nhiều bệnh lý về răng miệng, đường tiêu hóa, hệ hô hấp…
Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt sau khi hàn răng
Những nguyên nhân phổ biến có thể khiến bạn mắc chứng ê buốt răng sau khi hàn gồm:
Vết sâu răng chưa được nạo sạch
Trước khi cho vật liệu chuyên dụng vào vùng răng đang bị hư tổn, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành làm sạch và xử lý các vết sâu do acid thực phẩm tạo ra trên bề mặt răng của người bệnh. Trên thực tế tồn tại rất nhiều trường hợp hàn răng nhưng những vết sâu vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn.
Đa phần các vết sâu nằm ẩn trong khe khuất của răng. Điều này gây nên nhiều khó khăn trong quá trình loại bỏ vết sâu gây hại.
Trong trường hợp các vết sâu không được loại bỏ hoàn toàn, xuất hiện lâu dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ, sinh sôi và tác động đến răng. Bệnh viêm tủy răng có thể xảy ra khi tác nhân gây hại ăn sâu vào mô răng.
Vết sâu răng chưa được nạo sạch được xác định là nguyên nhân đầu tiên khiến tình trạng sau khi hàn răng bị ê buốt xảy ra.
Bệnh viêm tủy không được điều trị
Bệnh viêm tủy răng nếu không được điều trị trước đó sẽ khiến răng ê buốt, đau nhức dữ dội sau khi hàn. Bệnh thường bắt nguồn từ các lỗ sâu trên bề mặt răng. Tình trạng sâu răng nếu xuất hiện trong thời gian dài sẽ đi sâu vào tủy khiến tủy bị tổn thương và gây viêm tủy. Ngoài ra, bệnh viêm tủy răng cũng có thể xảy ra khi bạn bị chấn thương do va đập, té ngã. Tuy nhiên trường hợp này thường ít gặp hơn.
Nhiều biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra khi bệnh viêm tủy răng không được điều trị dứt điểm. Cụ thể như răng bị thoái hóa, áp xe ổ răng, rụng răng, vùng viêm lan rộng khiến sức khỏe tổng thể của người bệnh bị ảnh hưởng.
Bệnh viêm tủy không thể tự khỏi và cũng không thể xử lý bằng các vật liệu trong phương pháp hàn trám răng. Dựa vào mức độ viêm, bác sĩ chuyên khoa sẽ đề ra phương pháp điều trị thích hợp trước khi tiến hành hàn răng. Cụ thể như loại bỏ tủy viêm, sử dụng thuốc giảm đau, hàn ống tủy, triệt tủy…
Áp lực nén quá mạnh
Răng của bạn có thể bị ê buốt và đau nhức sau khi hàn do áp lực nén quá mạnh. Những vật liệu chuyên dụng được đưa vào răng đã bị hư tổn khi trám răng, lực nén lên phần vật liệu này sẽ hình thành một lực tác động vào xoang hàm. Điều này khiến chất dịch ngà tồn tại trong ống ngà di chuyển. Từ đó khiến khu vực có răng bị bệnh hình thành cảm giác khó chịu.
Đối với những trường hợp trám răng mà miếng trám bị đặt vênh, hoạt động nhai sẽ khiến cho miếng trám bị vênh này tì vào sâu bên trong răng. Đồng thời tạo ra cảm giác nhức nhối.
Dị ứng với vật liệu hàn răng
Vật liệu hàn răng là vật liệu chuyên sử dụng trong nha khoa. Trên thực tế tồn tại rất nhiều loại công nghệ và vật liệu với tính chất khác nhau. Cụ thể như: Amalgam có màu bạc, vàng và kim quý có màu vàng ánh đặc trưng, GIC (có màu đục và không cứng bằng vật liệu Composite nên thường được sử dụng để hàn những răng ít chịu lực), Composite (vật liệu thông dụng, có màu sắc gần giống với răng thật), Inlay – Onlay (vật liệu được sử dụng trong trường hợp răng bị sứt mẻ lớn)…
Việc dị ứng với các chất tạo nên vật liệu hàn răng khiến người bệnh có cảm giác ê buốt sau khi hàn. Đặc biệt là khi nhai, uống hoặc ăn thực phẩm lạnh.
Chất lỏng trong dịch ngà
Ngà răng được xác định là một lớp mô cứng nằm ở dưới men răng. Chúng có nhiệm vụ bao bọc và bảo vệ tủy răng. Tuy là mô cứng nhưng ngà răng có cấu tạo mềm hơn men răng, nhạy cảm hơn và có độ đàn hồi tốt hơn. Trong thời gian răng bị hư tổn, một phần hoặc toàn bộ lớp ngà răng sẽ lộ ra ngoài. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến người bị sâu răng bị đau nhức, ê buốt răng.
Trong thời gian áp dụng phương pháp trám răng, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng đèn laser để tác động và làm đông cứng lớp vật liệu chuyên dụng đã được đắp lên lỗ sâu răng hoặc các chỗ khuyết của răng. Khi đó vật liệu hàn răng sẽ có xu hướng đông lại và co lại về phía ánh sáng đèn laser. Điều này khiến các khoảng trống của răng bị lắp đầy bởi lượng dịch lỏng trong dịch ngà.
Khi bệnh nhân thực hiện các hoạt động nhai và nuốt thức ăn, lượng dịch ngà trong lỗ trám sẽ bị tác động. Đồng thời hình thành cảm giác sau khi hàn răng bị ê buốt.
Chế độ chăm sóc chưa tốt sau khi hàn răng
Việc chăm sóc răng miệng đúng cách là điều vô cùng cần thiết dù răng của bạn đang bị tổn thương ở mức độ nào, tình trạng nào. Những chiếc răng bị hư tổn và phải hàn không giữ được chức năng, nguyên thể vốn có của nó. Chính vì thế, chế độ chăm sóc răng miệng ở những chiếc răng này cần được chú trọng.
Vị trí có vết hàn thường chưa đi vào ổn định, rất dễ xảy ra kích ứng và dễ nhạy cảm. Việc vệ sinh răng không đúng cách hoặc không kỹ có thể khiến cảm giác ê buốt và một số triệu chứng khó chịu khác gia tăng. Sử dụng những dụng cụ không phù hợp, vệ sinh răng quá mạnh có thể làm cho vật liệu hàn vênh lệch, bong tróc. Từ đó gây ảnh hưởng đến vết hàn răng.
Cách xử lý tình trạng sau khi hàn răng bị ê buốt tại nhà
Có rất nhiều cách xử lý tình trạng răng bị ê buốt sau khi trám. Trước khi đến cơ sở y tế để kiểm tra nguyên nhân gây ê buốt răng sau trám, người bệnh có thể thử áp dụng một số cách xử lý tình trạng ê buốt tại nhà. Cụ thể:
- Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng: Sau khi trám răng, nếu tình trạng ê buốt xuất hiện, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng để súc miệng. Phương pháp này không chỉ giúp cải thiện nhanh tình trạng ê buốt răng mà còn giúp ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn trên răng.
- Sử dụng tỏi, gừng: Những dưỡng chất có trong tỏi và gừng không chỉ giúp người bệnh chống viêm, kháng khuẩn mà còn giúp cải thiện tình trạng ê buốt răng. Để thực hiện bạn hãy sử dụng một tép tỏi hoặc vài lát gừng đã giã nát đắp lên khu vực có răng nhạy cảm.
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Tình trạng đau nhức, ê buốt răng sau khi hàn sẽ cải thiện khi bạn áp dụng biện pháp chườm lạnh hoặc chườm nóng. Đối với biện pháp chườm nóng, bạn hãy rót vào bình thủy tinh một lượng nước ấm vừa đủ. Sau đó áp lên vị trí đang bị đau. Đối với biện pháp chườm lạnh, bạn hãy sử dụng một ít đá lạnh cho vào túi vải. Sau đó đắp túi vải lên vùng bệnh khoảng 15 – 20 phút.
Những phương pháp xử lý tại nhà có thể giúp bạn cải thiện tình trạng đau nhức, ê buốt răng sau hàn. Tuy nhiên theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, các phương pháp giảm đau truyền thống chỉ mang đến hiệu quả trong thời gian ngắn.
Chính vì thế, khi mắc phải tình trạng sau khi hàn răng bị ê buốt, người bệnh nên quay lại phòng khám để tiến hành kiểm tra. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng xác định được nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp khắc phục hiệu quả nhất.
Điều trị tình trạng sau khi hàn răng bị ê buốt tại nha khoa
Dựa vào nguyên nhân gây ê buốt sau khi trám răng, mức độ ê buốt và mức độ tổn thương (nếu có), bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp. Từ đó giúp điều trị dứt điểm bệnh lý. Đồng thời phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Đối với trường hợp răng bị đau nhức, ê buốt do viêm tủy hoặc sâu răng, bác sĩ chuyên khoa sẽ loại bỏ miếng trám cũ, lấy tủy răng sạch sẽ, nạo sạch vết sâu. Sau đó cẩn thận kiểm tra và trám lại răng.
Đối với những trường hợp có răng ê buốt do mắc phải tình trạng răng bị hở, dị ứng với vật liệu trám, cong vênh… hoặc trám không đúng kỹ thuật, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành tháo bỏ miếng trám cũ. Sau đó sử dụng một lớp trám mới để đảm bảo răng được bảo vệ, chống ê buốt.
Ngoài ra, sau khi đã thực hiện xong quá trình trám răng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng. Việc chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng sau khi hàn răng bị ê buốt, tránh sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng.
- Hạn chế uống và ăn những loại thực phẩm quá lạnh, quá nóng hoặc quá cứng sau khi tiến hành trám răng.
- Sử dụng thuốc, kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm để vệ sinh răng miệng trong thời gian đầu sau khi trám. Ngoài ra, bạn cần lưu ý không nên đánh răng với lực quá mạnh, không đánh răng theo chiều ngang, sử dụng bàn chải đánh răng có lông chải mềm.
- Sử dụng thuốc giảm đau đúng với cách dùng và liều lượng do bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn
- Tái khám theo đúng lịch hẹn.
Tình trạng sau khi hàn răng bị ê buốt có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đối với trường hợp tê buốt dai dẳng (trên 2 tuần), răng tê buốt do bệnh lý răng miệng chưa được xử lý trước khi trám, người bệnh nên đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra. Sau đó áp dụng phương pháp xử lý thích hợp, phòng ngừa biến chứng.
Ngày Cập nhật 13/01/2020