Tê răng: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
Tê răng là triệu chứng răng miệng thường gặp ở cả nam và nữ. Có hơn 50 % người Việt Nam bị ê buốt răng vì nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chính gây tê buốt là do răng nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn nóng, uống nước lạnh. Đây cũng là biểu hiện của một số bệnh lý răng miệng nguy hiểm mà người bệnh nên chủ động nhận biết và phòng trị sớm.
Nguyên nhân gây tê răng
Lộ ngà răng
Tê răng là triệu chứng có biểu hiện gần gũi với ê buốt răng. Tình trạng tê răng không hẳn do thực phẩm và vấn đề đến từ sự nhạy cảm của răng. Triệu chứng ê buốt răng thường xuất hiện khi lớp men bảo vệ răng bị bào mòn và phần nướu bị tụt lộ ngà răng. Ngà răng là phần men răng nằm bên dưới, có tác dụng bảo vệ các dây thần kinh bên trong. Một khi ngà răng bị lộ ra ngoài sẽ kích thích dây thần kinh gây tê buốt.
Nếu như men răng bị tổn thương, ngà răng sẽ không được bao bọc và bảo vệ . Từ đó tại điều kiện để vi khuẩn xâm nhập gây ra cơn đau, tê buốt. Nhất là khi ngà răng tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ hoặc thức ăn.
Thói quen ăn uống
Có thể nói tình trạng mòn men răng do dùng thức ăn/nước uống có tính axit là nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng tê răng. Ngoài ra nếu người bệnh có thói quen đánh răng quá mạnh cũng sẽ khiến men răng bị mòn và gây ra tụt nướu. Việc lạm dụng tăm xỉa răng cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đến cấu trúc men răng.
Ngoài ra, người bệnh có thói quen ăn những loại thực phẩm có lượng đường và tinh bột cao cũng có thể bào mòn men răng ở mức độ nhất định. Trong đó, đồ ngọt là nguyên nhân chủ yếu làm men răng bị tổn thương. Tình trạng tê răng thường xảy ra ở những đối tượng có thói quen nghiến răng khi ngủ, hoặc dùng răng để mở nắp chai, nắp bình. Hoặc do những tác động của ngoại lực cũng dễ gây ra các tổn hạn ở men răng.
Ảnh hưởng từ hóa chất
Tình trạng tê răng cũng xảy ra với một số trường hợp hậu thẩm mỹ răng. Cụ thể là các lọi miếng dán làm trắng răng, gel bôi có chất tẩy trắng gây ra những ảnh hưởng lâu dài đến men răng. Ngoài ra, một số loại kem đánh răng làm trắng hoặc nước súc miệng có chứa cồn và các hóa chất khác cũng khiến răng của bạn có cảm giác tê buốt hơn.
Điều trị nha khoa không đúng kỹ thuật
Triệu chứng tê răng cũng xảy ra do thao tác cạo vôi răng hoặc tẩy trắng răng không đảm bảo. Biến chứng này có khả năng phát triển nghiêm trọng hơn khi các mảng vôi răng không được xử lý sạch sẽ. Chúng sẽ tích tụ quanh chân răng và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn hình thành.
Đánh răng sai cách
Thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách sẽ làm tăng độ nhạy cảm cho răng. Thực tế việc chải răng theo chiều ngang có thể khiến lớp men răng bị bào mòn nhanh hơn. Đồng thời, việc bạn cải răng quá mạnh bằng bàn chải cứng hoặc sử dụng kem đánh răng có độ mài mòn cao cũng dễ dàng gây ra những tổn thương sâu ở lợi và gây ra bệnh viêm nha chu, viêm lợi…
Tình trạng tê buốt răng diễn biến lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Đặc biệt là ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh, triệu chứng có thể làm đảo lộn những sinh hoạt thường ngày. Chất lượng cuộc sống của người bệnh bị suy giảm cũng như công việc.
Bị tê răng là bệnh gì?
Tê răng không chỉ là triệu chứng phản ứng của răng nhạy cảm trước những kích thích từ bên ngoài. Điều này còn phản ánh nhiều nguyên nhân gây bệnh lý nha khoa khác, phổ biến là những bệnh sau:
Mòn răng
Là tình trạng bào mòn lớp vật chất cứng bao bọc bên ngoài ngà răng và tủy răng. Triệu chứng thường xảy ra khi răng bị ma sát do thói quen nghiến răng hoặc do tiếp xúc thường xuyên với hóa chất. Răng bị mòn sẽ trở nên nhạy cảm và gây tê buốt răng hơn so với bình thường.
Sâu răng
Sâu răng là bệnh lý nha khoa gây phá hủy cấu trúc răng. Sâu răng do vi khuẩn phát triển từ mảng bám gây nên, triệu chứng hình thành từ men răng, sau đó vi khuẩn lan rộng vào ngà răng và tủy răng. Khi người bệnh bị sâu răng và có dấu hiệu ê buốt cho thấy vi khuẩn đã lan rộng đến ngà răng và tủy răng.
Viêm tủy
Tủy răng là nơi chức dịch dẫn truyền thần kinh, tủy được bao bọc bởi men răng và ngà răng. Nếu cấu trúc bao bọc tủy bị phá vỡ (do chấn thương, bệnh lý…) thì các vi khuẩn có thể xâm nhập vào tủy răng, gây viêm nhiễm. Tình trạng viêm tủy gây tê răng và buốt dữ dội ngay cả khi không xảy ra các kích ứng ngoại lực.
Do chấn thương
Những chấn thương do tai nạn, hoặc áp lực từ việc ăn nhai có thể ảnh hưởng đến răng hàm. khi bề mặt răm hàm bị mẻ, vỡ và gãy, mất mô răng sẽ để lộc ngà răng và tủy răng. Điều này sẽ tạo nên các kích ứng tạm thời khi người bệnh tiếp xúc với các tác nhân ngoại lực.
Bệnh viêm nướu
Viêm nướu răng hay còn gọi là viêm lợi, bệnh lý có sự liên quan đến sự tích tụ các mảng bám trên răng. Khi vi khuẩn có cơ hội phát triển trên mảng bám, dần hình thành các vùng viêm trên lợi khiến răng bị kích ứng, sưng đỏ. Viêm lợi hay viêm nướu răng đều khiến cho răng trở nên nhạy cảm hơn bình thường.
Viêm nha chu: Viêm nha chu có thể hình thành từ viêm lợi, sâu răng hoặc do thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Bệnh có thể coi là một trong những nguyên nhân chính gây mất răng và ảnh hưởng đến các dây thần kinh chân răng. Bệnh viêm nha chu cũng gây tụt lợi, từ đó gây tê răng và đau nhức cả hàm.
Phương pháp điều trị tê răng chuyên khoa
Việc điều trị tê răng dựa trên điều trị nguyên nhân. Cách duy nhất để điều trị dứt điểm hiện tượng ê buốt răng nói riêng và các bệnh lý răng miệng nói chung là khắc phục tận gốc mầm mống gây bệnh.
Trường hợp răng bị tê do bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng, viêm nướu… thì các phương pháp điều trị phục hồi sẽ hỗ trợ tái tạo lại hình dáng răng. Thông thường điều trị bảo tồn được ưu tiên trong nha khoa, tuy nhiên một số trường hợp bệnh tiến triển phức tạp thì người bệnh sẽ được khuyến khích điều trị bằng các biện pháp sau:
– Phương pháp trám răng: Đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch vùng răng bị ảnh hưởng. Sau đó sử dụng vật chất chuyên dùng để trám răng lắp đầy các khoảng trống trên bề mặt răng. Trong đó thường là Composite hoặc silicon sẽ được sử dụng cho phương pháp điều trị này.
– Phương pháp bọc răng sứ: Bọc răng sức được áp dụng cho những trường hợp tê răng do sâu, răng có khiếm khuyết nghiêm trọng. Trước đó, nha sĩ sẽ mài phần men răng bên ngoài các răng cần điều trị. Sau đó người bệnh được lắp mão răng sứ được làm theo đúng khuôn cung hàm của bệnh nhân.
– Phương pháp cạo vôi răng: Cạo vôi răng là kỹ thuật nha khoa đơn giản, thường được chỉ định trong đa số các tình huống điều trị tê răng. Phương pháp được thực hiện dưới sự hỗ trợ của các thiết bị nha khoa chuyên dụng, thao tác loại bỏ lớp vôi răng và mảng bám trên bề mặt răng trên và dưới nướu.
Với những trường hợp răng hàm bị ê buốt do chấn thương hoặc mòn răng, phương pháp điều trị tùy thuộc vào các mô răng bị mất. Dựa vào đánh giá tình hình, bác sĩ sẽ có hướng dẫn chỉ định phương pháp phục hình phù hợp. Trong đó đa số bệnh nhân đều được trám răng hoặc bọc răng sứ.
Các loại thuốc chữa tê răng
Thuốc được dùng trong điều trị đau răng, tê răng và ê buốt răng nói chung là các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Nhóm thuốc được dùng cho trường hợp bệnh nhân bị răng sâu, bệnh nướu răng hoặc các bệnh về nha chu. Các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid được bán phổ biến tại các tiệm thuốc.
Ngoài ra, nhóm thuốc giảm đau răng và phòng bệnh áp xe răng như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen cũng mang đến những hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid chỉ được sử dụng trong 10 ngày và không dùng trong điều trị lâu dài.
Nhóm thuốc acetaminophen cũng được sử dụng để điều trị sâu răng và tê răng. Công dụng của acetaminophen chỉ hoạt động dưới dạng thuốc giảm đau và giảm sốt, thuốc không hỗ trợ điều trị viêm nhiễm. Vì thế thuốc chỉ được dùng trong điều trị các cơn đau và tê răng cấp tính và đau dai dẳng lan rộng.
Phương pháp khắc phục tê răng tại nhà
Đối với những trường hợp tê răng do men răng yếu, người bệnh nên chủ động cải thiện tại nhà bằng các phương pháp đơn giản. Sau đó nếu triệu chứng không thuyên giảm, bạn mới nên đến nha sĩ để tìm sự hỗ trợ. Những phương pháp điều trị tê răng bao gồm:
Dùng kem đánh răng dành cho răng tê buốt
Người bệnh có thể tham khảo sử dụng kem đánh răng Sensodyne giảm ê buốt răng. Thành phần kem đánh răng dành cho răng tê buốt gồm có: Strontium Acetate hay Potassium Nitrate. Những hoạt chất này đề có hiệu quả tốt trong điều trị ê buốt răng, đồng thời khắc phục tình trạng mảng bám gây sâu răng tương tự như các loại kem thông thường.
Có nhiều nghiên cứu cho thấy, hàm lượng Strontium có trong kem đánh răng y tế sẽ giúp tái tạo men răng bị mất và bảo vệ các ống ngà bị lộ. Do đó đánh răng hàng ngày bằng kem đánh răng y tế sẽ giúp bảo vệ răng miệng tránh khỏi các phản ứng kích thích tác động đến các dây thần kinh. Từ đó làm giảm nhẹ triệu chứng ê buốt một cách hiệu quả.
Sử dụng nguyên liệu tự nhiên chữa tê răng
Bên cạnh sử dụng kem đánh răng y tế, người bệnh thay thế bằng các loại nguyên liệu tự nhiên cũng có tác dụng giảm ê buốt tạm thời. Có thể sử dụng một số loại dược liệu như nha đam, dầu mè, tỏi và nước muối để kháng khuẩn và giảm triệu chứng tê răng.
Sử dụng trà xanh cũng mang đến những cải thiện tích cực cho răng miệng. Trong trà xanh có thành phần catechin, florua và axit tannic cùng nhiều dưỡng chất quan trọng khác có thể bổ trợ cho quá trình hình thành lớp men protein bảo vệ cấu trúc răng miệng.
Thành phần Axit tannic thúc đẩy quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi. Chỉ cần đắp túi trà xanh trong vòng 5 phút sau đó súc miệng lại, mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần sẽ thấy cơn ê buốt răng cải thiện rõ.
Có tác dụng tương tự như trà xanh, sử dụng tỏi cũng được công nhận trong điều trị sâu răng và tê răng nói chung. Tỏi có chứa florua, allicin có thể bảo vệ lớp ngà răng, đồng thời hạn chế những kích thích khi ăn thức ăn lạnh, cay… Sử dụng tỏi sống chà xát lên răng, hoặc bổ sung tỏi vào thực đơn mỗi ngày sẽ giúp bệnh nhân phòng được nhiều vấn đề răng miệng.
Súc miệng bằng nước muối có khả năng làm giảm ê buốt răng tạm thời. Bạn có thể sử dụng nước muối để súc miệng vào buổi sáng lúc thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, sử dụng bột baking soda cũng cải thiện nồng độ pH trong miệng và giảm nhẹ cơn tê nhức của răng.
Thay đổi thói quen ăn uống
Ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến cơn tê răng của người bệnh. Để tránh những kích thích ở răng nhạy cảm, người bệnh nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều đường. Không nên ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh, điều này sẽ làm tình trạng tê buốt răng tăng lên.
Uống nhiều nước lọc và các loại nước trái cây không đường. Tránh xa các loại đồ uống chứa nhiều axit như nước uống có ga, chanh…Bổ sung thêm chất xơ và vitamin từ rau củ quả, trái cây giúp củng cố các khoáng chất chống lại tình trạng kích ứng nhạy cảm trên răng.
Những thực phẩm được cho là tốt cho răng miệng bao gồm: sữa, sữa chua, đậu nành, chà là, nho khô, rau củ và trái cây tươi như chuối và táo, đậu Hà Lan, đậu phộng, quả hạnh nhân….Sau mỗi bữa ăn người bệnh nên đánh răng sau đó 30 phút, hoặc súc miệng bằng nước muối để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn hình thành.
Tăng cường bổ sung canxi
Nhu cầu canxi cần được tăng cường để hỗ trợ răng nướu khỏe mạnh. Canxi là thành phần không thể thiếu trong việc đối phó với các vấn đề về răng, trong đó có tình trạng tê răng do bệnh lý và do cơ học. Nhóm thực phẩm đến từ bơ sữa là nguồn canxi lý tưởng hỗ trợ cho hoạt động cấu trúc men răng.
Trong trường hợp người bệnh lo lắng về lượng cholesterol, có thể chọn những loại sữa không béo hoặc sữa chua ít béo. Ngoài ra những lựa chọn khác còn có rau bông cải xanh, các loại cá, quả hạnh nhân, đậu nành… đều là những thực phẩm giàu canxi mà người bệnh nên bổ sung.
Tê răng là một triệu chứng không nguy hiểm nhưng bệnh nhân cần cảnh giác trước những nguy cơ bệnh lý bao gồm biểu hiện tê răng. Để đảm bảo, người bệnh cần đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và tư vấn về cơn ê buốt răng.
Ngày Cập nhật 15/01/2020