Trẻ bị sưng lợi có mủ và những điều mẹ cần biết
Trẻ bị sưng lợi có mủ có thể là dấu hiệu của viêm lợi hoặc bệnh nha chu. Tình trạng này không nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Nếu kéo dài, nó có thể gây tổn thương đến dây thần kinh, hoạt động của hệ tim mạch và đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Sưng lợi có mủ là triệu chứng ban đầu của viêm lợi
Lợi còn được gọi là nướu. Đó là lớp niêm mạc bao phủ bên trong miệng. Nó bám chặt và khung xương và giữ kín chân răng. Lợi ở người bình thường có màu hồng như san hô hoặc nó cũng có thể chứa sắc tố melanin.
Đối tượng thường hay gặp vấn đề với lợi thường là trẻ em và người da. Trong đó, đối với trẻ em thì những trẻ trong độ tuổi ăn dặm rất hay bị tình trạng viêm lợi nói chung và sưng lợi có mủ nói riêng. Sưng lợi có mủ thường là biểu hiện ban đầu của viêm lợi.
Tình trạng sưng lợi có mủ ở trẻ xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus bên ngoài “tấn công” kết hợp với những vi khuẩn trong miệng. Lúc này các tế bào bạch huyết sẽ làm nhiệm vụ “tiêu diệt” các sinh vật lạ. Quá trình này làm sưng ở các mô và tích tụ mủ.
Nói cách khác, sưng lợi có mủ là tình trạng nhiễm trùng ở các mô. Dịch mủ này thường bao gồm các tế bào mô đã chết, bạch cầu (tế bào máu trắng), vi trùng (còn sống hoặc đã chết).
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sưng lợi có mủ
Trước khi vị trí lợi bị sưng có mủ, trẻ sẽ vẫn chơi đùa bình thường. Bởi lúc này chưa xuất hiện cảm giác đau nhức hay khó chịu. Nếu quan sát kỹ phần nướu răng của trẻ, bạn sẽ thấy nó chuyển sang màu đỏ và có thể hơi sưng. Bên cạnh đó, khi trẻ đánh răng có thể xảy ra tình trạng chảy máu chân răng nhưng nó vẫn không gây đau.
Khi chỗ nướu răng bị sưng bắt đầu có mủ, trẻ sẽ có các biểu hiện như sau:
- Đau răng: Thường là những cơn đau dai dẳng. Về đêm đau nhiều hơn ban ngày và có thể khiến trẻ mất ngủ;
- Ăn uống khó khăn: Nếu chỗ lợi bị sưng và có mủ ma sát với thức ăn sẽ gây đau. Do đó, trẻ rất khó khăn khi nhai nuốt thức ăn. Bên cạnh đó, đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng cũng khiến răng ê buốt. Ngoài ra, trẻ cũng có thể cảm thấy đắng miệng khi ăn;
- Hôi miệng: Dịch nhầy trong lợi là nguyên nhân gây hôi miệng. Điều này có thể khiến trẻ không được thoải mái và e ngại khi giao tiếp. Ngoài ra, trong một số trường hợp trẻ có thể gặp trở ngại khi nói chuyện bởi tình trạng sưng lợi có mủ khiến việc cử động cơ hàm trở nên khó khăn
- Sốt: Dấu hiệu này xuất hiện khi tình trạng sưng lợi có mủ chuyển nặng. Ngoài sốt, trẻ còn có biểu hiện mệt mỏi. Đồng thời, dưới cổ thường sẽ xuất hiện hạch bạch huyết.
Nguyên nhân khiến trẻ bị sưng lợi có mủ
Răng miệng của trẻ chưa được vệ sinh đúng cách: Những mảnh vụn thức ăn bám lâu ngày trên răng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ. Sau một thời gian nhất định và kết hợp cùng một số yếu tố khác, nướu răng sẽ xuất hiện tình trạng sưng và có mủ.
Trẻ trong giai đoạn mọc răng: Lúc này nướu rất nhạy cảm. Nó dễ bị tổn thương bởi các tác động dù là nhỏ nhất. Bên cạnh đó, những “vị khách” không mời mà đến thường “tranh thủ” cơ hội này để tấn công và gây viêm nhiễm nướu.
Dinh dưỡng không đúng cách: Cụ thể là chế độ dinh dưỡng thiếu chất hoặc ăn quá nhiều đường. Nguyên nhân này thường kết hợp cùng một số yếu tố khác khiến trẻ bị sưng lợi có mủ.
Viêm nha chu: Bệnh này xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng nướu trở nên nghiêm trọng. Trước đó, biểu hiện bệnh nha chu là sưng lợi có mủ và một số dấu hiệu khác. Hệ lụy của bệnh dễ ảnh hưởng đến dây thần kinh.
Một số nguyên nhân khác: Tác dụng phụ của thuốc chống động kinh, trẻ bị sốt cao do một số bệnh lý toàn thân nào đó gây ra….
Sưng lợi có mủ ở trẻ có nguy hiểm không?
Trẻ bị sưng lợi có mủ nguy hiểm hay không còn tùy vào nguyên nhân cũng như mức độ sưng và tích tụ mủ. Nếu điều trị sớm, tình trạng này thường không nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, nếu để lâu không điều trị hoặc dùng sai phương pháp thì rất dễ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Cụ thể, tình trạng lợi bị sưng và có mủ rất dễ chuyển sang viêm nhiễm nặng kèm sốt hoặc chuyển biến thành bệnh nha chu.
Nếu để tình trạng chuyển nặng, trẻ sẽ vô cùng đau đớn. Nướu, lưỡi và miệng có thể xuất hiện tình trạng lở loét. Nếu vẫn tiếp tục không được điều trị, biến chứng của nó có thể gây tổn thương dây thần kinh ở chân răng. Và rất có thể dẫn đến bệnh tim mạch, thậm chí là đột quỵ.
Nguyên tắc chung trong điều trị sưng lợi có mủ ở trẻ
- Nếu bị đau nhức răng kéo dài, quan sát thấy nướu bị sưng kèm mủ thì bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra;
- Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng thuốc tại nhà mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bao gồm những thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên;
- Điều trị bảo tồn là giải pháp ưu tiên hàng đầu;
- Trường hợp lợi bị sưng và có mủ chuyển nặng, trẻ có thể sẽ cần phải nhổ răng và lấy ổ áp xe ra ngoài;
- Kết hợp với việc điều trị đúng cách là chăm sóc thích hợp để nâng cao hiệu quả điều trị.
Biện pháp điều trị sưng lợi có mủ cho trẻ tại nhà
Trường hợp trẻ bị sưng lợi có mủ nhẹ, bạn có thể sử dụng một số cách điều trị tại nhà. Nếu trẻ sơ bị tình trạng này thì không nên dùng các cách điều trị dưới đây. Trường hợp sử dụng cần có sự giám sát của bác sĩ.
Ngậm nước muối để sát khuẩn khi trẻ bị sưng lợi có mủ
Khả năng sát khuẩn của muối là điều không có gì để bạn cãi. Bạn có thể cho trẻ dùng nước muối sinh lý hoặc tự pha ở nhà. Lưu ý, khi tự pha, bạn nên dùng nước ấm để sử dụng lâu hơn. Đầu tiên, bạn hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối trước. Sau đó ngậm một nước nước muối trước khi ăn hoặc ngủ. Mỗi ngày nên súc miệng và ngậm nước muối từ 3 – 4 lần.
Dùng gừng tươi chữa sưng lợi có mủ cho trẻ
Gừng tươi có khả năng kháng khuẩn và tiêu viêm tốt. Bên cạnh đó, đây còn là vị thuốc lành tính, có thể dùng cho trẻ nhỏ. Để chữa tình trạng sưng lợi có mủ, bạn dùng khoảng 50g gừng tươi nấu sôi với 250ml nước. Lưu ý là gừng tươi cần được rửa sạch và không nên bỏ vỏ.
Cho trẻ uống mỗi ngày đến khi tình trạng sưng và tích mủ không còn. Nên chia nước gừng ra thành nhiều lần uống trong ngày. Lưu ý là bạn không nên cho trẻ uống quá nhiều nước gừng tươi trong một ngày. Bởi nó có thể gây nóng cơ thể. Bên cạnh đó, không được cho trẻ uống gừng nguyên chất mà phải pha loãng với nước.
Súc miệng với nước lá kinh giới chữa sưng lợi có mủ cho trẻ
Tác dụng của lá kinh giới cũng tương tự như gừng. Đó là khả năng kháng khuẩn và giảm viêm. Nước từ lá của loại cây này không quá cay và có mùi thơm nên có thể giảm tình trạng hôi miệng.
Bạn dùng khoảng 200g lá kinh giới đun sôi với một ít nước. Nên cho vào nồi một vài hạt muối để tăng khả năng sát khuẩn. Đợi nước nguội thì dùng để súc miệng mỗi ngày từ 3 – 5 lần. Kiên trì dùng nước lá kinh giới cho đến khi tình trạng sưng lợi có mủ thuyên giảm. Thường thì khoảng thời gian này kéo dài 2 tuần.
Điều trị viêm răng có mủ cho trẻ tại bệnh viện
Điều trị ban đầu
Nguyên tắc là loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời, các yếu tố nguy cơ khiến bệnh nặng hơn hoặc khiến việc điều trị khó khăn cũng sẽ bị loại bỏ. Quá trình này bao gồm:
- Cạo vôi răng;
- Kiểm tra xem có cần nhổ răng nào không;
- Chỉnh sửa hoặc thay thế răng mọc không đúng cấu trúc (nếu có);
- Cố định những răng bị lung lay (nếu có).
Điều trị chuyên sâu
- Nếu vôi răng dưới nướu, bác sĩ sẽ bóc tách nướu. Tiếp đến là nạo túi mủ và đánh bóng mặt gốc răng;
- Trường hợp nướu bị tổn thương quá nghiêm trọng có thể thực hiện kỹ thuật ghép vạt nướu, ghép xương;
- Còn trường hợp trẻ bị sưng lợi có mủ do bệnh về tủy. Bác sĩ sẽ tập trung khôi phục hoạt động của tủy. Đồng thời bọc răng sứ để bảo tồn.
Chăm sóc trẻ bị sưng lợi có mủ đúng cách
Một số giải pháp giảm đau tạm thời:
- Chườm đá trong khoảng 10 phút;
- Cho trẻ nhai 1 tép tỏi sống hoặc dùng nước ép tỏi thoa lên vị trí nướu bị sưng và có mủ;
- Nên cho trẻ dùng kem đánh răng từ dầu đinh hương;
- Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc giấm táo pha loãng (không được nuốt giấm táo);
Lưu ý trong chăm sóc trẻ:
- Cho trẻ uống thuốc đúng liều lượng và thời điểm như chỉ dẫn của bác sĩ;
- Tái khám đúng lịch hẹn;
- Nếu trẻ vẫn đang bú mẹ thì hãy tăng cường cữ bú;
- Trường hợp trẻ từ độ tuổi ăn dặm trở lên hãy chú ý chọn những thức ăn mềm. Bên cạnh đó, thức ăn không nên quá lạnh hoặc quá nóng;
- Khuyến khích trẻ ăn uống đủ chất mỗi ngày (vì trẻ bị sưng lợi có mủ rất hay biến ăn);
- Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
Phòng sưng lợi có mủ và viêm lợi cho trẻ
- Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách. Bao gồm dùng nước muối và kem đánh răng vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ;
- Nếu chân răng bị đau kéo dài nhiều ngày thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế kiểm tra;
- Nên cho trẻ đi lấy vôi răng định kỳ 3 tháng/1 lần;
- Răng sâu cần được trám đúng cách;
- Cấu trúc răng sai lệch nên được chỉnh hình từ sớm để phòng một số bệnh lý;
- Hạn chế để trẻ ăn thức ăn quá ngọt hoặc đồ cay nóng;
- Không cho trẻ mút hoặc cắn móng tay;
- Hạn chế để trẻ dùng tăm xỉa răng;
- Hạn chế để trẻ ngậm ti giả;
- Giữ cho quần áo và các vật dụng cá nhân của trẻ được sạch sẽ.
Ngày Cập nhật 30/07/2021