Viêm chân răng có mủ – Nguyên nhân và cách điều trị
Viêm chân răng có mủ là một trong những bệnh lý răng miệng có diễn biến phức tạp nhất, chúng có thể gây ra không ít sự đau đớn và khó chịu đối với người bệnh. Nguyên nhân chính hình thành nên tình trạng viêm là do sự nhiễm trùng ở phần mô nướu và hình thành nên ổ mủ. Căn bệnh này có thể gây nên tình trạng mất răng, do đó người bệnh cần nhanh chóng tiến hành điều trị càng sớm càng tốt.
Viêm chân răng có mủ là gì? Đối tượng nào có thể mắc phải?
Bệnh viêm chân răng có mủ là một trong những bệnh lý răng miệng có diễn biến phức tạp nhất thuộc nhóm bệnh nha khoa. Đây là tình trạng nha chu bị tổn thương nghiêm trọng do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây hại đến chân răng và cả tủy răng. Căn bệnh viêm chân răng có mủ đôi khi còn bị nhầm lẫn sang các bệnh lý khác như viêm nha chu, viêm chân răng, viêm chân răng chảy máu,…
Theo nhận định của các chuyên gia răng miệng, bệnh viêm chân răng có mủ là bệnh lý răng miệng rất nguy hiểm và mọi lứa tuổi có thể mắc phải, kể cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, đặc biệt là các đối tượng từ 17 đến 28 tuổi. Người bệnh cần nhanh chóng tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chức năng của răng miệng.
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm chân răng có mủ
Nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm chân răng có mủ là do sự nhiễm trùng ở các phần mô nướu răng, lâu ngày hình thành nên ổ mủ ở chân răng. Bên cạnh đó, căn bệnh này còn được hình thành bởi nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác, như:
- Vệ sinh răng miệng kém: Đây được xem là nguyên nhân khởi phát bệnh viêm chân răng có mủ nói riêng và bệnh răng miệng khác nói chung. Việc răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ có thể khiến cho thức ăn bám vào chân răng rồi tạo nên môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển và tấn công răng miệng;
- Mắc phải một số bệnh lý răng miệng khác: Bệnh viêm nha chu, viêm chân răng, viêm tủy răng,… là một trong những bệnh lý có thể kéo theo bệnh viêm chân răng có mủ hình thành. Các bệnh lý này khiến cho tổ chức xung quanh răng miệng bị ảnh hưởng, hình thành viêm và từ có xuất hiện mủ ở chân răng;
- Ăn uống không đủ chất hoặc thói quen ăn uống: Việc ăn uống không đủ dưỡng chất, thói quen ăn đồ ngọt hoặc thức ăn có nhiều tinh bột rất dễ khiến cho răng bị sau. Điều đó đã tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm hình thành và lâu ngày hình thành nên mủ ở chân răng.
Triệu chứng của bệnh viêm chân răng có mủ
Biểu hiện của bệnh viêm chân răng có mủ thường khá dễ để nhận biết. Điển hình những cơn đau buốt gây khó chịu trong khoang miệng và đôi khi bạn có thể hiểu nhầm chúng với một số căn bệnh răng miệng khác. Bên cạnh đó, bệnh viêm chân răng có mủ còn có những triệu chứng khác như:
- Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh viêm chân răng có mủ là tình trạng phần nướu bị sưng, có túi mủ trắng
- Cơn đau kéo dài dai dẳng ở chân răng
- Gặp khó khăn trong việc nhai hoặc nghiền nát thức ăn, đôi khi bạn có thể bị đau khi hoạt động răng miệng quá nhiều
- Sưng một bên mặt hoặc sung hạch bạch huyết dưới hàm hoặc ở cổ
- Hơi thở hôi, miệng có mùi hôi cho mủ ở chân răng bị vỡ
Ngoài ra còn có sự xuất hiện của một số triệu chứng khác như: chảy máu chân răng, áp xe chân răng, sốt cao hoặc sốt theo cơn, răng có triệu chứng lung lay,… Khi gặp phải những triệu chứng trên, người bệnh cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ hoặc nha sĩ càng sớm càng tốt để được tiến hành điều trị kịp thời.
Bệnh viêm chân răng có mủ có nguy hiểm không? Chữa khỏi không?
Bệnh viêm chân răng có mủ về cơ bản không phải bệnh lý vô phương cứu chữa. Căn bệnh này có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, điều trị đúng cách, phần khác để loại bỏ các trường hợp biến chứng có thể xảy ra.
Trong trường hợp nếu tình trạng viêm chân răng có mủ nếu không được tiến hành điều trị kịp thời có thể khiến cho bệnh tình càng diễn biến phức tạp hơn, các vi khuẩn có thể ăn sâu vào trong xương ổ răng khiến cho răng bị lung lay, điều đó có thể dẫn đến tình trạng mất răng. Chính vì vậy, bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để bảo toàn được số lượng răng cũng như chức năng của răng miệng.
Khi nào bạn cần tìm gặp nha sĩ?
Bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ khi tình trạng viêm chân răng có mủ càng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc cơ thể xuất hiện một số triệu chứng như:
- Sốt cao hoặc cơn sốt lặp lại nhiều lần trong cùng ngày và không có dấu hiệu hạ độ
- Bị sưng một bên mặt do răng bị viêm;
- Nướu bị sưng đỏ hoặc chảy máu
- Gặp khó khăn trong tình trạng nhai nuốt
- Nhịp tim không ổn định
- Tình trạng nhiễm trùng càng trở nên phức tạp hơn
- Răng có tình trạng lung lay nhẹ
Tại các phòng khám nha khoa, các nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng tổng quát, kiểm tra tình trạng viêm chân răng có mủ và tra hỏi bệnh nhân về cách chăm sóc răng miệng tại nhà. Từ đó, tìm rõ nguyên nhân gây bệnh và đề ra những biện pháp điều trị phù hợp.
Các phương pháp điều trị viêm chân răng có mủ hiệu quả
Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm chân răng có mủ như dùng thuốc kháng sinh, áp dụng các mẹo vặt trong dân gian, cạo vôi răng hoặc phẫu thuật. Việc lựa chọn phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào mức độ bệnh lý mắc phải và tình trạng sức khỏe. Chẳng hạn như các biện pháp điều trị sau:
Điều trị bệnh viêm chân răng có mủ bằng thuốc Tây y
Thuốc Tây y là một trong những phương án điều trị được nhiều bệnh nhân lựa chọn để cải thiện bệnh viêm chân răng có mủ bởi sự tiện ích, tác dụng nhanh chóng, người bệnh có thể sử dụng bất kỳ nơi nào. Một số loại thuốc Tây y được các bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh viêm chân răng có mủ là:
- Thuốc Tetracyclin, Pennicilline, Docyxyline, Amoxicyline, Metronidazol: Là thuốc kháng sinh có tác dụng giảm đau, giảm sưng tấy, chống viêm, chống nhiễm trùng,…;
- Thuốc Lyszyme: Có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn trong khoang miệng;
- Thuốc Carbazochrome: Có tác dụng điều trị và phòng ngừa các bệnh răng miệng.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm một số loại thuốc kháng sinh và giảm đau khác như: Paracetamol, Asprin, Alaxan,…
Những loại thuốc trên được bày bán khá nhiều ở các hiệu thuốc Tây y, người bệnh có thể tìm mua và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn. Tuy nhiên, việc điều trị viêm chân răng có mủ bằng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau chỉ áp dụng cho các bệnh lý ở giai đoạn từ nhẹ đến trung bình. Đối với với những hợp nặng, phương pháp này hầu như không đem lại dấu hiệu khả quan.
Mặt khác, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà chưa có sự đồng ý của giới chuyên môn. Việc tự ý sử dụng có thể gây nên một số triệu chứng bất lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, việc điều trị bằng thuốc kháng sinh trong thời gian dài không chỉ khiến có sức khỏe bị ảnh hưởng mà đôi khi còn dẫn đến tình trạng nhờn thuốc. Khi đó, tình trạng bệnh lý có thể xuất hiện những diễn biến khá phức tạp khác, có nguy cơ làm răng bị lung lay, thậm chí có thể gây mất răng.
Dùng mẹo vặt dân gian để cải thiện triệu chứng của bệnh viêm chân răng có mủ
Điều trị bệnh viêm chân răng có mủ bằng các mẹo vặt trong dân gian cũng được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn để cải thiện bệnh lý. Chẳng hạn như một số bài thuốc sau, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng điều trị ngay tại nhà:
- Dùng gừng tươi: Gừng có vị cay, mùi thơm đặc trưng, trị viêm chân răng có mủ rất tốt. Người bệnh có thể thực hiện theo công thức như sau: Đem một lát gừng mỏng (đã gọt vỏ và rửa sạch bụi bẩn) đập dập rồi đặt vào ngay vị trí đau. Để yên khoảng 15 – 20 phút để tinh dầu trong gừng ra hết rồi nhổ bỏ bã. Mỗi ngày thực hiện 3 – 4 lần, tình trạng viêm chân răng có mủ sẽ được cải thiện. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước gừng để vệ sinh răng miệng.
- Dùng lá kinh giới: Lá kinh giới có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm sưng tấy rất tốt, người bệnh viêm chân răng có mủ có thể sử dụng để cải thiện bệnh lý. Bằng cách: Đem 150 – 200 gram lá kinh giới tươi rửa qua nhiều lần với nước sạch. Sau đó cho toàn bộ lá kinh giới vào trong nồi cùng với một ít muối hột. Dùng phần nước đun được để súc miệng mỗi ngày 3 – 5 lần. Kiên trì thực hiện cho đến bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
- Dùng trà hoa cúc: Trà hoa cúc có tính mát, làm thơm miệng, cải thiện tình trạng viêm, ngoài ra, loại trà này cũng có tác dụng giải khát, thanh nhiệt. Mỗi lần sử dụng bạn chỉ cần lấy một ít hoa cúc khô để hãm với nước nóng và sử dụng mỗi ngày 2 lần. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng hoa cúc tươi để trị bệnh viêm chân răng có mủ, bằng cách rửa sạch qua nhiều lần với nước rồi đem giã nát rồi chắt lấy nước dùng.
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm chân răng có mủ bùng phát
Một khi tình trạng sức khỏe răng miệng kém đi cũng có thể khiến cho tình trạng sức khỏe của bạn dần trở nên tồi tệ hơn. Đôi khi những cơn đau ê buốt có thể khiến cho bạn bị mất tập trung trong công việc, tay chân bủn rủn. Chính vì vậy, để phòng tránh bệnh viêm chân răng có mủ hoành hành, bạn nên có những biện pháp chăm sóc răng miệng đúng cách và chế độ ăn uống hợp lý. Chẳng hạn như một số vấn đề sau:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày tối tiểu 2 lần vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Bạn có thể kết hợp việc sử dụng nước súc miệng sau mỗi lần đánh răng;
- Sử dụng bàn chải đánh răng có sợi chải mềm và thay chúng định kỳ 3 – 4 tháng một lần;
- Sử dụng kem đánh răng có chứa thành phần fluoride thay vì sử dụng các kem đánh răng có chứa nhiều thành phần phụ gia;
- Vệ sinh lưỡi sau mỗi lần đánh răng;
- Sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày ít nhất một lần, hạn chế tối đa việc sử dụng tăm xỉa răng;
- Kiểm tra răng miệng định kỳ mỗi năm 1 – 2 lần tại các phòng khám nha khoa hoặc các cơ sở khám chữa bệnh uy tín.
Bên cạnh những biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách, bạn cũng cần chú trọng nhiều hơn đến chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, cụ thể hơn:
- Tăng cường bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết có trong rau xanh, củ quả tươi, ngũ cốc, sữa, các loại thịt. Đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin C, D và canxi như: cam, quýt, cà rốt, sữa, hải sản,…;
- Hạn chế sử dụng các loại thức ăn hay thực phẩm cay, nóng, mặn, cứng,… Bởi vì, những thực phẩm này chỉ khiến cho tình trạng răng miệng của bạn càng trở nên tồi tệ hơn;
- Hạn chế việc sử dụng rượu bia, trà đặc, cà phê, đặc biệt là thuốc lá. Nếu bạn có thói quen không bỏ được thuốc lá, bạn có thể cai từ từ hoặc áp dụng một số biện pháp cai thuốc;
- Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, tránh căng thẳng hay mệt mỏi quá mức. Việc căng thẳng hay mệt mỏi quá mức có thể khiến cho bệnh lý của bạn càng chuyển biến tiêu cực hơn so với ban đầu.
Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh viêm chân răng có mủ và một số phương pháp điều trị cải thiện bệnh lý. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc biết được một số thông tin cơ bản về căn bệnh này, từ đó có những phương pháp điều trị và biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp. Tuy nhiên, những thông tin đã được chúng tôi chia sẻ trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo và không thay thế lời khuyên hay phương pháp điều trị y khoa của bác sĩ.
Có thể bạn chưa biết:
Ngày Cập nhật 31/08/2021