Viêm lợi chảy máu chân răng và cách điều trị hiệu quả
Triệu chứng chảy máu chân răng là dấu hiệu của các bệnh liên quan như viêm lợi, viêm nha chu, u lợi, viêm quanh răng… Trong đó viêm lợi chảy máu chân răng là bệnh lý thường gặp nhất. Đa phần bệnh nhân đều bỏ qua dấu hiệu chảy máu chân răng, tuy nhiên dù là vì nguyên nhân nào thì triệu chứng này cũng tiềm ẩn nguy cơ cần được khắc phục sớm.
Viêm lợi chảy máu chân răng là bệnh gì?
Viêm lợi chảy máu chân răng là bệnh lý nha khoa xảy ra ở mọi độ tuổi. Trong đó, người bệnh thường chảy máu chân răng trong một thời điểm nhất định nhưng tần suất chảy máu thường là nhiều lần trong ngày. Bệnh thường xuất phát do bệnh nhân có thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn có hại sinh sôi từ các mảng bám trên răng.
Tình trạng chảy máu chân răng là dấu hiệu cảnh báo lợi đang có vấn đề nghiêm trọng. Vùng lợi tiếp xúc với chân răng bị tấy đỏ, đau nhức, có mùi khó chịu và dễ bị chảy máu khi chải răng hoặc khi ăn uống. Nếu bệnh viêm lợi không được điều trị dứt điểm sẽ phát triển thành bệnh nha chu. Lúc này, viêm nha chu có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh và gây rụng răng không hoàn nguyên.
Bệnh viêm lợi, viêm nướu, viêm chân răng,… là nhóm bệnh nha khoa có chung triệu chứng chảy máu chân răng. Ngoài ra chảy máu cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu hụt vitamin PP, có nguy cơ mắc phải các bệnh lý tim mạch hay tiểu đường.
Cần nhớ rằng, khi nướu răng khỏe mạnh thì chân răng sẽ khỏe mạnh và không dễ bị chảy máu. Bộ nướu khỏe sẽ dễ nhận diện thông qua màu hồng nhạt và săn chắc. Đối với những trường hợp nướu viêm sẽ có màu đỏ đậm, cấu trúc nướu mềm, rất nhạy cảm và dễ bị chảy máu kèm theo. Ngoài ra hơi thở người bệnh có mùi khó chịu đặc trưng.
Viêm lợi chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
Tình trạng viêm lợi chảy máu chân răng không đáng ngại khi bệnh được điều trị khắc phục tốt. Ở giai đoạn viêm lợi cục bộ, người bệnh chỉ bị sưng tấy, lợi có màu đỏ và đau nhức khi va chạm. Mặc dù đây là giai đoạn đầu của bệnh viêm lợi nhưng tiến triển sẽ nhanh chơn khi bệnh nhân không chú ý chăm sóc và chủ quan trong điều trị.
Viêm lợi khiến việc ăn uống hàng ngày của người bệnh trở nên khó khăn. Trong giai đoạn viêm lợi chảy máu chân răng nặng hơn, cơn đau nhức nghiêm trọng hơn kéo theo tình trạng chảy máu bất chợt gây đau nhức. Chảy máu thường xảy ra khi đánh răng hay xỉa răng, tuy nhiên nhìn chung đây đều là những triệu chứng nhất thời.
Nguy hiểm nhất khi bệnh viêm lợi tiến triển thành viêm nha chu. Lúc này, lợi sẽ bị tụt xuống làm chân răng lộ ra, không chỉ kém thẩm mỹ mà còn tạo khoảng trốn lớn để vi khuẩn và mảng bám tích tục. Khi viêm nhiễm diễn ra nặng nề, xương hàm và cấu trúc răng của người bệnh có thể bị phá hủy. Nếu chân răng không còn chỗ bám nữa sẽ trở nên lỏng lẻo và cuối cùng là rụng răng.
Sau khi rụng răng, vị trí nướu bị trống đi và các răng bên cạnh không có điểm tựa. Lâu dài, do áp lực việc việc nhai mà răng có thể bị lệch hoặc lún sâu khi hàm răng không đủ. Do đó , bệnh viêm lợi chảy máu chân răng mặc dù không nguy hiểm nhưng những biến chứng mà bệnh gây ra sẽ để lại nhiều hậu quả ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng cuộc sống người bệnh.
Cách điều trị viêm lợi chảy máu chân răng
Phương pháp được ưu tiên trong điều trị các bệnh răng miệng nói chung là điều trị bảo tồn. Tương tự như điều trị bệnh nha chu, bệnh sâu răng thì viêm lợi cũng có thể điều trị đơn giản trong thời gian đầu. Bệnh nhân không bắt buộc đến bệnh viện nếu bệnh không có biểu hiện nghiêm trọng. tuy nhiên cần lưu ý các nguyên tắc sau khi điều trị tại nhà:
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng kỹ càng và đúng cách là nguyên tắc cơ bản để người bệnh bảo vệ sức khỏe răng miệng. Mỗi ngày cần đánh răng ít nhất 2 lần trước khi đi ngủ và lúc mới ngủ dậy. Ngoài ra sau mỗi bữa cơm bạn cũng có thể đánh răng để loại bỏ các vụn thức ăn bám ở kẽ răng.
Khi đánh răng đúng kỹ thuật mang đến hiệu quả loại trừ mảng bám tốt hơn. Bạn đánh răng dọc theo các chân răng từ trên xuống và từ dưới lên. Nên sử dụng bàn chải mềm và không đánh răng quá mạnh làm xây xước để hạn chế những tổn thương ở mạc lợi gây chảy máu chân răng.
2. Bổ sung dinh dưỡng cần thiết
Bổ sung dưỡng chất giúp hình thành sức đề kháng khỏe mạnh đối với răng miệng, cũng như các bộ phận khác. Trong đó, các loại vitamin như vitamin C là quan trọng nhất hỗ trợ quá trình làm lành vết thương. Nhóm vitamin K có tác dụng kiểm soát và hạn chế tình trạng chảy máu chân răng. B
Trong đó thực phẩm giàu vitamin C chủ yếu đến từ các loại trái cây như: cam, bưởi, quýt, chanh… Và vitamin K có nhiều trong chuối và củ cải. Bên cạnh đó bạn nên bổ sung thêm các loại canxi, magie và các chất chống viêm tự nhiên. Chúng có nhiều trong dầu cá và các loại cá biển rất tốt cho cấu trúc răng miệng.
Rau của quả giàu chất xơ giúp loại bỏ mảng bám trên răng. Đồng thời kiêng thực phẩm có nhiều tinh bột, đường tinh luyệt, chất kích thích, thức uống có cồn và thức ăn dầu mỡ để giảm tải sự hình thành mảng bám trên răng.
3. Hạn chế căng thẳng
Stress và căng thẳng là những nguyên nhân gây chảy máu chân răng kéo dài. Ngoài ra tâm lý không ổn định cũng là nguyên nhân khiến sức đề kháng sụt giảm, tạo cơ hội mắc các bệnh viêm nhiễm cao hơn. Để nâng cao sức khỏe tổng thể, hãy đảm bảo các vận động thường xuyên diễn ra để bạn có thể duy trì được tâm trạng thoải mái.
4. Từ bỏ thói quen hút thuốc lá
Hút thuốc lá là thói quen ảnh hưởng xấu đến răng miệng. Không chỉ gây ra những vết ố vàng kém thẩm mỹ, đây cũng là nguyên nhân khiến răng lợi của bạn suy yếu và dễ bị viêm nhiễm nghiêm trọng. Từ bỏ thuốc lá cũng như các chất kích thích khác sẽ giúp bạn có hơi thở thơm tho hơn, đồng thời giúp răng trắng sáng và chắc khỏe hơn hẳn.
5. Sử dụng nước súc miệng
Để điều trị viêm lợi chảy máu chân răng hiệu quả, người bệnh nên sử dụng nước súc miệng hàng ngày. Nước súc miệng là biện pháp điều trị bệnh răng miệng tại nhà được ưu tiên hàng đầu. Bệnh nhân có thể sử dụng nước súc miệng theo chỉ dẫn của bác sĩ, thuốc súc miệng có chứ các chất kháng khuẩn như chlorhexidin, chlorinedioxid, hexetidin, zin gluconat,…
Công dụng của nước súc miệng sẽ giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn ra khỏi miệng. Đồng thời đối với người bệnh viêm lợi, việc chải răng đôi khi gây đau rát thì nước súc miệng giúp hỗ trợ cải thiện làm sạch tốt hơn so với nước thông thường.
Thuốc điều trị viêm lợi chảy máu chân răng theo Tây y
Điều trị viêm lợi chảy máu chân răng bằng thuốc Tây y được xem là phương án phổ biến, tiện lợi và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên nhược điểm của cách điều trị này là người bệnh không nên áp dụng trong thời gian dài. Chỉ khi bệnh viêm nướu trở nên nghiêm trọng, bác sĩ điều trị sẽ chỉ định bệnh nhân dùng các loại kháng sinh, bao gồm:
- Nhóm thuốc kháng sinh (beta-lactam, macrolid…): Hỗ trợ loại trừ các vi khuẩn trú ngụ ở nướu răng. Đây là nhóm thuốc được sử dụng chủ yếu trong điều trị bệnh viêm nướu răng, viêm nha chu và viêm lợi.
- Thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen, diclophenac, meloxicam…): Hỗ trợ khắc phục tình trạng nướu răng bị sưng đỏ, đau, viêm. Nhóm thuốc mang lại hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý răng miệng phổ biến như viêm nha chu, viêm nướu có mủ, viêm chân răng…
- Nhóm thuốc corticosteroid (prednisolon, dexamethason…): Hỗ trợ kháng viêm mạnh, giúp điều trị hiệu quả các triệu chứng đau nhức, tấy sưng, đỏ, đau nướu răng, viêm lợi chảy máu.
- Các thuốc giảm đau thông thường (paracetamol, aspirin…): Chỉ định sử dụng giúp giảm các triệu chứng đau nhức chân răng do viêm nướu. Lưu ý không sử dụng aspirin cho những trường hợp rối loạn chảy máu, sốt xuất huyết.
Công thức đơn giản làm giảm chảy máu chân răng
Điều trị viêm lợi chảy máu chân răng không dùng thuốc được áp dụng cho các trường hợp bệnh lý không quá nghiêm trọng. Những nguyên liệu dễ tìm được sử dụng mang lại hiệu quả kháng viêm, giảm đau cơ bản. Người bệnh tham khảo thực hiện tại nhà:
1. Muối và Nước chanh
Sử dụng muối và nước chanh kết hợp tạo dung dịch diệt khuẩn tốt. Hỗn hợp có tác dụng giảm đau nhức, diệt khuẩn, sát trùng và kiểm soát sự hình thành viêm lợi. Có thể sử dụng hỗn hợp súc miệng hàng ngày để tăng hiệu quả.
Cách thực hiện: Sử dụng 1/2 quả chanh tươi, 1 thìa muối khuấy đều. Có thể cho vào 1 ít nước ấm để thành chất lỏng súc miệng. Hoặc để nguyên chất, dùng băng gạc thấm ướt và bôi dung dịch này lên răng và chân răng. Giữ hỗn hợp trong 5 phút, sau đó xúc miệng lại với nước sạch.
2. Mật ong và Trà tươi
Mật ong nổi tiếng là dược liệu có công dụng sát khuẩn, và trà tươi là nguyên liệu có khả năng oxy hóa hiệu quả. Khi kết hợp mật ong và trà tươi sẽ tạo thành hỗn hợp nguyên liệu có tác dụng kháng viêm nhiễm và đồng thời giúp cấu trúc nướu răng thêm chắc khỏe.
Cách thực hiện: Chuẩn bị hỗn hợp súc miệng hàng ngày. Mỗi lần sử dụng 1 nắm lá trà xanh và 1 thìa mật ong nguyên chất. Đem lá trà xanh đun sôi kỹ, sau đó dùng nước lá trà hòa thêm 1 thìa mật ong, dùng hỗn hợp này súc miệng và ngậm khoảng 3-4 phút và nhổ ra. Sau đó súc miệng lại lần nữa với nước.
3. Dùng nước súc miệng bằng dầu dừa
Sử dụng dầu dừa làm sạch răng miệng là cách chữa viêm lợi chảy máu chân răng được dân gian áp dụng phổ biến. Bạn nên sử dụng dầu dừa nguyên chất, công dụng làm trắng răng và giúp hơi thở thơm mát hơn của dầu dừa hỗ trợ tốt trong điều trị các vấn đề răng miệng.
Một số nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã chứng minh hiệu quả súc miệng bằng dầu dừa. Hợp chất này giúp bổ sung nguồn axit lauric làm tăng khả năng chống viêm và kháng khuẩn. Tuy nhiên phương pháp này không phù hợp với trẻ em vì trẻ có thể nuốt dầu dừa trong khi súc miệng.
Cách thực hiện: Hòa 3 thìa dầu dừa cùng với 50 ml nước ấm. Đợi nước nguội đem đi súc miệng, ngậm và sục miệng trong khoảng 3 phút. Sau đó nhổ ra và súc miệng lại bằng nước sạch. Thực hiện hàng ngày để nhận được những kết quả khả quan.
4. Dùng nước súc miệng bằng tinh dầu sả
Tinh dầu sả cũng được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý liên quan đến răng miệng. Cụ thể công dụng của tinh dầu sả là khả năng kháng viêm, làm sạch vi khuẩn, làm sạch khoang miệng. Tuy nhiên vì tinh dầu sả rất mạnh, trước khi dùng súc miệng nên pha loãng tinh dầu sả để giảm các kích ứng không mong muốn.
Cách thực hiện: Sử dụng 3 giọt tinh dầu sả cho 50 ml nước ấm. Dùng nước này súc miệng mỗi ngày sáng và tối. Sau khi nhổ ra không cần súc miệng lại bằng nước. Có thể thực hiện kiên trì mỗi ngày cho đến khi tình trạng viêm lợi chải máu chân răng cải thiện.
5. Dùng nước súc miệng bằng lô hội
Lô hội còn gọi là nha đam, thành phần chất nhầy có trong nha đam có các hoạt chất hỗ trợ giảm sưng, giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên sử dụng nha đam đậm đặc có thể gây bỏng, vì thế bạn nên pha loãng nha đam với nước sôi để giảm tính axit của nó.
Cách thực hiện: Lấy nha đam bỏ vỏ, cạo thịt và hòa cùng nước ấm. Sử dụng nước nha đam súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày. Người có tiền sử dị ứng với lô hội không nên dùng loại nước súc miệng này mà nên áp dụng phương pháp khác an toàn hơn.
3. Trà tươi & tinh dầu đinh hương
Phòng tránh viêm lợi chảy máu chân răng bằng cách nào?
Những biện pháp điều trị kể trên có thể mang đến những kết quả tạm thời, triệu chứng hoàn toàn có thể tái phát sau đó. Vì thế việc phòng bệnh để phòng tránh viêm lợi chảy máu chân răng, bên cạnh vấn đề việc vệ sinh răng miệng thì bạn cần phải tuân thủ một số nguyên tắc chăm sóc sau để phòng ngừa tái phát:
- Người bệnh cần chủ động giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng trước và sau khi đi ngủ, đánh răng sau mỗi bữa ăn.
- Phòng ngừa cho trẻ em bằng cách tập cho trẻ có thói quen súc miệng sau khi ăn, có thể dùng gạc quấn quanh ngón tay trỏ, kết hợp chà răng và nướu của trẻ.
- Nếu như hơi thở có mùi hôi, có dấu hiệu hình thành mủ giữa răng, nướu bạn nên thay bàn chải đánh răng và tìm đến bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ.
- Bổ sung dinh dưỡng khoa học, tránh nhóm thực phẩm nhiều chất béo, đường bột, axit gây phá hủy men răng.
- Thực hiện khám răng định kỳ mỗi 3-6 tháng, lấy cao răng để ngăn chặn sự hình thành mảng bám và ổ vi khuẩn gây bệnh.
Cần lưu ý, khi điều trị viêm lợi chảy máu chân răng không nên tự ý dùng thuốc. Người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn điều trị từ bác sĩ để tránh hiện tượng nhờn thuốc khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Đối với những trường hợp bệnh nhẹ có thể điều trị tại nhà, nếu không nhận thấy hiệu quả sau điều trị thì người bệnh nên tìm đến các bệnh viện Nha Khoa uy tín để có các chỉ định điều trị đúng đắn và kịp thời.
Tham khảo thêm: Tụt lợi có tự khỏi được không?
Ngày Cập nhật 15/04/2022