Nứt kẽ hậu môn chảy máu và những thông tin cần biết
Nứt kẽ hậu môn chảy máu là một bệnh lý liên quan đến đường hậu môn, bệnh gây ra tình trạng khiến người bệnh khó chịu vì cảm giác đau rát mỗi khi đi tiêu. Tình trạng bệnh sẽ càng nguy hiểm nếu người bệnh không được điều trị sớm. Vậy nứt kẽ hậu môn chảy máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng được biểu hiện như thế nào? Cách phòng ngừa và điều trị ra sao?
Nứt kẽ hậu môn là gì?
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng xuất hiện những vết rách ở niêm mạc của trực tràng thấp (ống hậu môn) và chảy máu mỗi lần người bệnh đi tiêu. Nứt kẽ hậu môn chảy máu gây nên những cơn đau dữ dội ở vùng hậu môn, khiến người bệnh có cảm giác khó chịu.
Nứt kẽ hậu môn và chảy máu là một trong những bệnh lý điển hình thường xảy ra ở những người tuổi trung niên và một số ít ở tuổi thiếu niên. Bệnh có dấu hiệu chuyển biến tốt trong vài tuần nếu người bệnh có thể bổ sung chất xơ cho cơ thể và giảm tình trạng táo bón.
Biểu hiện của nứt kẽ hậu môn
Khi gặp tình trạng nứt kẽ hậu môn và chảy máu, bệnh nhân có những dấu hiệu, triệu chứng như sau:
- Người bệnh xuất hiện những cơn đau ở hậu môn dai dẳng mỗi khi đi đứng hay ngồi và mỗi lần đi tiêu xuất hiện cảm giác nóng rát, đau rát và cơn đau có thể kéo dài đến vài giờ.
- Những cơn đau khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu, mất ngủ, người xanh xao và cảm giác sợ hãi mỗi lần khi đi tiện, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh.
- Xuất hiện tình trạng máu đỏ tươi dính phân hoặc giấy vệ sinh.
- Sau khi đi tiện xong người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu quanh hậu môn.
- Có một vết rách trên da quanh hậu môn.
- Thông thường người bệnh có tình trạng xuất hiện da thừa và nhú hậu môn phì đại gần vị trí vết nứt.
- Nứt kẽ hậu môn khiến cho người bệnh trở nên mất ngủ, người xanh xao, cảm giác sợ đi đại tiện.
Phân biệt nứt kẽ hậu môn chảy máu và bệnh trĩ
Nứt kẽ hậu môn chảy máu và bệnh trĩ là hai bệnh có tên gọi hoàn toàn khác nhau nhưng biểu hiện, triệu chứng của nó hoàn toàn giống nhau đều gây nên tình trạng chảy máu nên nhiều khi khiến người bệnh nhầm lẫn bệnh này qua bệnh kia. Thế nhưng, nếu chú ý, để ý kỹ một chút thì không quá khó để nhận biết và phân biệt được chúng như sau:
- Bệnh trĩ xuất hiện những cơn đau rát, chảy máu, lồi búi trĩ khi các khối trĩ bị sưng tấy lên và viêm.
- Bệnh nứt kẽ hậu môn chỉ xuất hiện tình trạng nứt hậu môn khi đại tiện ra phân cứng và đau nhức cả ngày.
Ngoài ra, người bệnh có thể dựa vào một số đặc điểm dưới đây để nhận biết dấu hiệu bệnh:
- Nứt hậu hôn chỉ xuất hiện những lỗ nhỏ hẹp, trong khi đó bệnh trĩ là những búi trĩ lòi ra bên ngoài.
- Phần da bị rách do bệnh nứt kẽ hậu môn có thể tự phân hủy, bệnh trĩ thì không thể nào.
- Những khối phì đại u nhú chỉ xảy ra trên bệnh nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ không gặp hiện tượng này.
Nguyên nhân gây nên nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn và chảy máu được xem là kết quả của việc táo bón kéo dài, đi phân cứng kéo dài nhiều ngày. Bên cạnh đó nứt kẽ hậu môn được gây ra bởi những nguyên nhân sau:
- Thiếu chất xơ nên dẫn đến phân cứng và phân lớn.
- Người bệnh bị viêm vùng hậu môn trực tràng.
- Lưu lượng máu có biểu hiện giảm ở vùng hậu môn trực tràng.
- Người bệnh có biểu hiện tiêu chảy mạn tính nhiều ngày chưa khỏi.
- Bệnh nhân mắc bệnh Crohn hoặc viêm ruột.
- Trong quá trình sinh con, người phụ nữ gặp những chấn thương ống hậu môn.
- Viêm nhiễm vùng hậu môn do quan hệ tình dục bằng cửa sau.
- Trong những trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể xuất hiện do ung thư trực tràng, HIV, lao, giang mai, Herpes,…
Ảnh hưởng của nứt kẽ hậu môn chảy máu
Bệnh nứt kẽ hậu môn không phải là một bệnh nghiêm trọng, gây ra những vấn đề nguy hiểm đối với người bệnh nhưng căn bệnh này ảnh hưởng rất nhiều đối với sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt, ảnh hưởng đến tinh thần và thể xác. Tâm lý người bệnh có thể bị ảnh hưởng rất nhiều vì chứng sợ mỗi khi đi đại tiện.
Trong trường hợp, bệnh nứt kẽ hậu môn không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến bệnh mãn tính, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận, cơ quan khác và thời gian điều trị phải kéo dài rất lâu và có thể can thiệp bằng phẫu thuật.
Phương pháp chẩn đoán bệnh nứt kẽ hậu môn chảy máu
Để chẩn đoán được bệnh nứt kẽ hậu môn bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác khám lâm sàng đối với bệnh nhân bằng những câu hỏi, bài test cơ bản để hiểu sơ lược về tình trạng sức khỏe. Muốn chắc chắn hơn thì bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp bằng thủ thuật trong y khoa như:
- Nội soi thông thường: là phương pháp cơ bản và thông thường nhất nếu tình trạng bệnh nhân không quá nặng.
- Soi đại tràng sigma: được sử dụng khi bệnh nhân dưới 50 tuổi và người bệnh không có những yếu tố nguy cơ cho bệnh đường ruột hoặc ung thư đại tràng.
- Nội soi đại tràng: được bác sĩ chỉ định dùng nếu người bệnh đã có tuổi từ 50 tuổi trở lên hoặc bệnh nhân có nguy cơ ung thư đại tràng, dấu hiệu bệnh lý khác hoặc các triệu chứng khác như đau bụng, tiêu chảy.
Cách điều trị nứt kẽ hậu môn chảy máu
Bệnh nứt kẽ hậu môn chảy máu tùy vào từng nguyên nhân, triệu chứng nặng hay nhẹ mà có những cách điều trị khác nhau từ đơn giản đến phức tạp.
Điều trị tại nhà
Nứt kẽ hậu môn chảy máu trong trường hợp nhẹ, vừa mới xuất hiện thì việc điều trị tại nhà luôn được người bệnh lựa chọn đầu tiên. Tuy nhiên việc điều trị tại nhà cũng cần lưu ý và quan tâm một số điều sau:
- Tăng cường chất xơ trong bữa ăn hằng ngày bằng cách ăn nhiều rau xanh, củ quả, trái cây để đi đại tiện được dễ dàng hơn.
- Cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể để giúp cho phân mềm hơn và dễ đi đại tiện hơn.
- Nếu bạn có cảm giác đại tiện thì không nên nhịn, mau đi giải quyết. Nếu để lâu tình trạng phân tích tụ lại nhiều hơn và gây khó khăn khi đi tiện.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát vùng hậu môn, ngâm hậu môn trong nước ấm để giảm đau và sau khi đi đại tiện.
Sử dụng thuốc
Thuốc điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn chảy máu được sử dụng khi bệnh có triệu chứng nặng nề hơn khi việc điều trị chăm sóc tại nhà không thể giúp bệnh thuyên giảm.
Thuốc sử dụng cho việc điều trị nứt kẽ hậu môn ngày nay rất phổ biến và đa dạng loại thuốc như thuốc uống, thuốc bôi đáp ứng nhu cầu của người bệnh. Thuốc Tây có công dụng giảm đau, tiêu sưng, chống viêm nhiễm, đồng thời giúp tăng cường lưu thông máu ở hậu môn giúp vết nứt nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên trước khi sử dụng nên hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và giải đáp loại thuốc nào tốt, hiệu quả. Một số loại thuốc được sử dụng điều trị nứt hậu môn là:
- Thuốc uống: thông thường là thuốc nhuận tràng giúp người bệnh khắc phục tình trạng táo bón, niêm mạc hậu môn được bền chắc hơn, hậu môn giảm tình trạng nứt kẽ. Nếu người bệnh cảm thấy đau rát nặng thì có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau.
- Thuốc bôi: được dùng để bôi ngoài da, dưới hậu môn nơi những vết nứt kẽ xuất hiện. Thuốc bôi được dùng thông thường là thuốc mỡ có chứa thành phần hydrocortisone.
- Thuốc kháng sinh: thông thường dùng các loại thuốc như Cefadroxil, Cefazolin, Cephalexin, Cefixime,… dùng để chống viêm nhiễm, giảm triệu chứng sưng đau, chảy dịch ở vùng nứt kẽ hậu môn.
- Thuốc đặt hậu môn: giúp giảm các triệu chứng đau rát khi đi đại tiện nhưng cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Can thiệp bằng phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật được bác sĩ chỉ định dùng khi những phương pháp dùng thuốc hay các cách chăm soc tại nhà vẫn không giúp tình trạng bệnh thuyên giảm đi phần nào. Một số cách thức được dùng trong phẫu thuật:
- Nong hậu môn: giúp ngăn chặn hậu môn bị hẹp, hậu môn được nong ra bằng panh hậu môn.
- Cắt bỏ vết nứt rồi khâu lại nhằm giảm sức căng và giảm áp lực lên vết rách hậu môn, cho phép vết thương liền lại sau phẫu thuật.
- Phẫu thuật mở cơ thắt trong.
- Phối hợp cắt bỏ vết nứt và mở cơ thắt lưng.
- Mở cơ thắt trong bằng hóa chất: bác sĩ sẽ sử dụng nitroglycerin hoặc botulinum A gây liệt tạm thời cơ thắt trong làm cho nứt kẽ hậu môn tự lành.
Trên đây là những thông tin hữu ích mang tính chất tham khảo cho mọi người. Nếu người bệnh muốn hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị nứt kẽ hậu môn chảy máu thì đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 07/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!