Các bBiện Pháp Phục Hồi Chức Năng Đau Thần Kinh tọa
Phục hồi chức năng đau thần kinh tọa bằng các biện pháp vật lý trị liệu là cách điều trị chủ yếu được áp dụng đối với bệnh lý này. Vật lý trị liệu giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau nhức và chức năng vận động cũng được cải thiện đáng kể.
Bệnh đau thần kinh tọa còn được gọi là hội chúng đau dây thần kinh hông to. Biểu hiện đặc trưng là các cơn đau nhức lan rộng tư lưng đến hông, mông, đùi, chân, gây ảnh hưởng đến vận động nghiêm trọng. Để phòng biến chứng tổn thương hệ thần kinh, người bệnh sẽ được kết hợp điều trị chuyên môn, kết hợp với các biện pháp phục hồi chức năng đau thần kinh tọa để cải thiện vận động từ từ.
Nguyên tắc điều trị phục hồi chức năng đau thần kinh tọa
Điều trị đau thần kinh tọa là một quá trình có tuần tự nhất định. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị từ cơ bản đến chuyên sâu để điều trị đúng từ nguyên căn gây bệnh. Để phục hồi chức năng tốt, người bệnh cần phải tuân thủ đúng các nguyên tắc điều trị của bác sĩ. Tùy thuộc vào từng trường hợp mắc bệnh, người bệnh được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Trong đó quy trình điều trị tuân thủ 2 nguyên tắc cơ bản là:
1. Điều trị nguyên nhân
Để phục hồi chức năng đau thần kinh tọa, đầu tiên cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới có thể giúp kiểm soát và cải thiện bệnh hiệu quả. Đối với những nguyên nhân từ bên ngoài (thói quen sinh hoạt, tư thế làm việc, công việc nặng nhọc,…) có thể khắc phục dễ dàng bằng cách điều chỉnh. Đối với những nguyên nhân bệnh lý, bệnh nhân cần điều trị nguyên căn dứt điểm mới cải thiện được tình trạng đau thần kinh tọa.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm: Cách điều trị hiệu quả nhất là kiên trò tập vật lý trị liệu, massage giúp kéo giãn cột sống. Phương pháp này chỉ áp dụng điều trị cho những bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do tổn thương dây thần kinh tọa. Điều trị vật lý trị liệu giúp giảm áp lực cho đốt sống, và đồng thời làm mềm cơ cột sống.
Nguyên nhân trượt đốt sống: Điều trị chủ yếu bằng cách kéo giãn cột sống. Nhưng phương pháp này chỉ có kết quả tốt đối với những bệnh nhân bị trượt đốt sống độ II trở xuống và không bị gãy cung sau đốt sống. Phương pháp này giúp hệ thống lại các cơ mềm ở đốt sống và đưa đốt sống về vị trí ban đầu giúp cột sống nhanh chóng phục hồi.
Do bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng: Điều trị khắc phục bằng cách châm cứu, sóng ngắn, xung điện,… giúp tạo tác động tại 2 bên cột sống. Từ đó có thể giảm áp lực cho đĩa đệm, đồng thời tạo điều kiện hồi phục nhanh chóng cho đĩa đệm tổn thương.
2. Điều trị giảm đau, mềm cơ
Phương pháp điều trị làm mềm cơ có tác dụng giảm đau nhức tạm thời. Bằng sự hỗ trợ của kỹ thuật, hoặc dụng cụ hỗ trợ như siêu âm, sóng ngắn, xung điện, châm cứu…, hoặc dùng đai cố định được vị trí đau, giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả. Những phương pháp trị liệu này mang lại hiệu quả nhất định trong việc giảm nhẹ những tổn thương tại dây thần kinh tọa và những vùng cơ liên quan.
Dưới tác động hỗ trợ, các cơ cột sống được bảo vệ trước nguy cơ viêm, giảm đau, giúp máu lưu thông tốt hơn,… Bên cạnh đó, phương pháp điện xung cũng sẽ giúp kích thích các cơ duy trì được sức bền, chống thoái hóa. Điều này đặc biệt quan trọng vì thần kinh tọa có thể phát triển thành biến chứng teo cơ.
Các biện pháp phục hồi chức năng đau thần kinh tọa
Những biện pháp phục hồi chức năng đau thần kinh tọa được áp dụng chủ yếu là điều trị vật lý trị liệu. Trong đó, mục đích điều trị bằng vật lý trị liệu hướng đến việc cải thiện khí huyết, tăng cường sức khỏe, giúp người bệnh ăn uống và nghỉ ngơi điều độ, từ đó mới có thể hồi phục chức năng sớm. Mỗi hình thức chữa trị đều mang những ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, điều trị thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu được các bác sĩ lựa chọn để hồi phục bệnh lý nhanh chóng. Các hình thức điều trị bệnh lý này phổ biến gồm có:
Phương pháp nhiệt trị liệu (Điện xung, giao thoa)
Điều trị bằng phương pháp nhiệt trị liệu được áp dụng phổ biến trong khắc phục các vấn đề liên quan đến đau nhức xương khớp. Đối với những tắc nghẽn khi dẫn truyền máu và dinh dưỡng, chấn thương gây đau nhức, tụ máu bầm thì phương pháp nhiệt điện cũng đem lại hiệu quả rất tốt.
Có hai dạng nhiệt trị liệu và: Nhiệt nóng và nhiệt lạnh. Trong đó đối với nhiệt nóng (có nhiệt độ từ trên 37 độ C đến khoảng 45-50 độ C) có tác dụng rất lớn đối phó với cơn đau thần kinh tọa. Điều trị bằng nhiệt nóng hỗ trợ điều hòa chức năng thần kinh, thư giãn cơ co thắt, sau đó hỗ trợ điều hòa thần kinh thực vật. Vì thế phương pháp phù hợp với cơn đau mạn tính gây co cơ. Đồng thời mức độ giảm đau của điều trị nhiệt trị liệu cũng phụ thuộc vào loại đau và nguyên nhân gây đau.
Biện pháp phục hồi chức năng đau thần kinh tọa bằng nhiệt nóng được chỉ định cho trường hợp bệnh nhân bị co thắt cơ trong, đau cổ vai cánh tay, đau thắt lưng, đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, đau khớp. Áp dụng phương pháp điều trị hường xuyên sẽ giúp tăng cường khả năng chuyển hóa dinh dưỡng. Từ đó giúp các vết loét nhanh liền, hỗ trợ giãn cơ để phục vụ các kỹ thuật trị liệu khác như xoa bóp, vận động..
Sau khi điều trị bằng cách này, người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh. Đồng thời bệnh nhân không được cúi gập người để tránh những tổn thương sâu. Đây là cách giúp phục hồi chức năng đau thần kinh tọa hiệu quả được các bác sĩ khuyến khích cho bệnh nhân đau thần kinh tọa mức độ nhẹ đến trung bình.
Điện trị liệu (parafin, từ trường, hồng ngoại, sóng ngắn, siêu âm)
Phương pháp điện trị liệu được chứng minh mang lại hiệu quả trong điều trị giảm đau và kích thích cơ ở những bệnh lý xương khớp ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Điều trị điện trị liệu (electrotherapy) thực hiện bằng các xung điện có tần số thấp và trung bình. Với mục đích chính là giảm đau nhức cơ bằng những dòng điện xung có tần số cao và cường độ tăng. Và đồng thời kích thích cơ bằng dòng điện có tần số thấp nhưng cường độ tăng nhanh.
Bằng phương pháp điều trị này, người bệnh sẽ được hỗ trợ bảo vệ hoạt động dẫn truyền các dây thần kinh cơ. Từ nền tảng đó chống phù nề, chống viêm, và đồng thời giảm đau nhức và tăng cường chuyển hóa, hỗ trợ lưu thông máu đi khắp cơ thể.
Phương pháp điện trị liệu được chỉ định cho những người hợp người bệnh bị đau cổ vai gáy, bệnh nhân đau thần kinh tọa, thần kinh mắc, thần kinh chày, biến chứng tai biến mạch máu não. Kết hợp điều trị bằng điện xung cùng chế độ vận động, nghỉ ngơi, dinh dưỡng khoa học sẽ cải thiện những tổn thương tại hệ thống dây thần kinh tọa.
Phương pháp xoa bóp trị liệu
Biện pháp điều trị đau thần kinh tọa bằng cách xoa bóp đem đến nhiều cải thiện tuy chậm nhưng tạo cơ sở tốt đế các hình thức điều trị khác được phát huy. Kết hợp những động tác xoa vuốt, day, miết, lăn hay bóp nắn để làm nóng các vùng cơ bị ảnh hưởng bởi cơn đau. Dưới những tác động mang tính lặp lại của động tác xoa bóp sẽ làm người bệnh giảm đau nhức và tê bì.
Bệnh nhân thường được trị liệu tại các phần mô mềm vùng thắt lưng, hông, đùi và chân để giảm áp lực tại khu vực đĩa đệm. Áp dụng thường xuyên giúp các rễ thần kinh bị chèn ép được giải phóng, từ đó có thể tăng tuần hoàn máu, giảm đau, thư giãn khớp hiệu quả. Ngoài ra phương pháp kéo giãn cột sống kết hợp xoa bóp được thực hiện bằng tay hoặc máy móc sẽ kiểm soát được triệu chứng ở giai đoạn bán cấp và giảm cơn đau mãn tính hiệu quả.
Bài tập vật lý trị liệu
Đa số những bài tập vật lý trị liệu rất đơn gian và người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà. Trong đó, một số bài tập chữa đau thần kinh tọa giúp duy trì sức bền cho bệnh nhân rất hiệu quả. Phương pháp trị liệu này đòi hỏi sự kiên trì của bệnh nhân, sau thời gian tối thiểu 2 – 3 tháng áp dụng, các cơ xương linh hoạt hơn, tăng khả năng vận động cho xương khớp, từ đó cải thiện bệnh hiệu quả.
Tuy nhiên khi luyện tập người bệnh cần tham khảo ý kiến chuyên gia trị liệu trước, điều này đảm bảo bài tập vừa sức và phù hợp với thể trạng người bệnh. Dưới đây là một số bài tập phục hồi chức năng đau thần kinh tọa bệnh nhân có thể thực hiện tại nhà:
Động tập 1: Người bệnh thư giãn trong tư thế nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân. Còn hai bàn chân vẫn chạm đất, hai khuỷu tay chống xuống sàn. Trong tư thế trụ vững, bệnh nhân dùng sức ưỡn ngực và cổ ra sau, giữ lại lúc nào thấy khó chịu thì nghỉ và lặp lại động tác từ 10 đến 15 lần.
Động tác 2: Người bệnh quỳ gối, chống hai tay xuống đệm hoặc miếng lót sàn tạo thể trụ. Tay trái chống, tay phải giơ thẳng về phía trước kết hợp với chân bên trái duỗi thẳng ra sau. Bệnh nhân giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây rồi tiếp tục đổi bên, lặp lại động tác chuyển đổi 15 lần/bài tập.
Động tác 3: Người bệnh nằm ngửa, sau đó gập hông gập gối hai chân. Còn hai bàn chân để chạm đất, dùng sức ấn lưng xuống mặt dàn và giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây, nghỉ rồi lặp lại 15 lần. Mỗi ngày nên thực hiện động tác này một lần để tạo sức bền cho lưng và thư giãn dây thần kinh nằm dọc đốt sống.
Động tác 4: Bệnh nhân nằm thư giãn trên một mặt phẳng, chậm rãi co 2 đầu gối vào ngực, còn 2 tay ôm đầu gối, giữ cố định lưng thẳng. Để nguyên tư thế này khoảng 30 giây, sau đó duỗi chân ra và lặp lại động tác. Tư thế này có thể hỗ trợ kéo dãn phần xương cột sống, giải phóng những chèn ép tại dây thần kinh tăng cường lưu thông máu đến những vị trí tổn thương.
Động tác 5: Người bệnh giữ tư thế nằm ngửa, hai bàn tay úp xuống đặt kế bên nhau và đặt dưới mông. Còn hai chân chống lên, co gối sao cho gót chân gần đụng mông. Chú ý dao động ngả hai chân qua bên trái rồi qua bên phải, đầu gối đụng giường, đầu cổ quay về bên đối diện với đầu gối, kết hợp hít thêm để mở thanh quản. Người bệnh giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10 giây và tiếp tục lặp lại động tác 2 – 6 lần.
Động tác 6: Người bệnh quỳ gối và chống hai tay xuống mặt sàn. Lưng cong lên như lưng con mèo, giữ nguyên tư thế này trong 10 giây rồi hạ lưng xuống, lặp lại động tác 15 lần. Tư thế con mèo được áp dụng phổ biến đối với những bệnh nhân bị thần kinh tọa. Để bài tập đạt hiệu quả, người bệnh cần kiên trì, mỗi lần tập nên kết hợp các động tác tối đa từ 30 – 45 phút.
Vật lý trị liệu đau thần kinh tọa có chữa bệnh dứt điểm?
Mặc dù bệnh đau thần kinh tọa là căn bệnh xương khớp mạn tính xảy ra phổ biến, tuy nhiên bệnh nhân thường có tâm trí chủ quan khi điều trị. Đến giai đoạn tiến triển đau nhức dọc cột sống thắt lưng xuống phần chân thì mọi phương pháp đều không điểm soát được bệnh 100%. Trong đó nguyên nhân tổn thương rễ chiếm 90 – 95%, hoặc do các biến chứng ảnh hưởng từ bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, hẹp cột sống thắt lưng, chấn thương cột sống, lao cột sống,…
Người bệnh đau thần kinh tọa sẽ gặp phải những tổn thương lâm sàng, đặc trưng là cơn đau âm ỉ. Đau nhức nghiêm trọng hơn khi vận động, đi lại và giảm nhẹ khi nghỉ ngơi. Do đặc trưng bệnh không có biểu hiện cụ thể, xuất phát từ các nguyên nhân tự nhiên nên việc kiểm soát bệnh rất khó khăn. Điều trị bằng thuốc, hay tập vật lý trị liệu đều nhằm mục đích chặn đứng tiến triển và giúp bệnh nhân vượt qua cơn đau.
Các biện pháp phục hồi chức năng đau thần kinh tọa từ các phương thức vật lý trị liệu kể trên có thể giảm được sự chèn ép lên rễ thần kinh, hạn chế nguy cơ tắc nghẽn lưu thông máu. Bệnh nhân có thể đối phó với cơn đau nhức, khó chịu và chiến đấu với bệnh lâu dàu. Tuy không thể điều trị bệnh hoàn toàn nhưng nếu áp dụng lâu dài, đúng cách thì hiệu quả hồi phục có thể đạt 80%. Những cách điều trị bằng vật lý trị liệu đau thần kinh tọa an toàn với mọi đối tượng, bệnh nhân càng phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm sẽ có kết quả khả quan hơn.
Vì những ưu điểm này mà hình thức điều trị đau thần kinh tọa bằng cách trị liệu phục hồi chức năng sẽ đóng vai trò hỗ trợ lâu dài cho người bệnh. Tuy nhiên bệnh nhân cần kết hợp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý điều trị tại những phòng khám kém chất lượng. Để đạt kết quả điều trị tốt nhất, nguyên tắc đầu tiên là phải chẩn đoán chính xác được nguyên nhân gây đau thần kinh tọa. Từ đó mà việc điều trị sẽ tiến hành khắc phục nguyên nhân hoặc sử dụng các phương pháp can thiệp cần thiết.
Đa số các biện pháp phục hồi chức năng đau thần kinh tọa được áp dụng dưới hình thức vật lý trị liệu giúp bệnh nhân hồi phục từ cơ bản. Tuy hình thức điều trị này không giúp bệnh nhân bình phục tuyệt đối nhưng nếu áp dụng lâu dài, người bệnh hoàn toàn có thể sinh hoạt bình thường. Để nhận được hỗ trợ điều trị đúng hướng, bệnh nhân cần thăm khám tại chuyên khoa Cơ – Xương khớp và nhận chẩn đoán, can thiệp kịp thời.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Chúng tôi không đưa ra chẩn đoán, lời khuyên, chỉ định phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.
Bài viết liên quan: Những cây thuốc Nam chữa đau thần kinh tọa tốt nhất
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!