Hay bị tê tay là bệnh gì? Triệu chứng nhận biết & điều trị
Hiện tượng tê tay có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, tê tay không phải lúc nào cũng nghiêm trọng, đây là có thể là do việc ngủ sai tư thế hoặc lạm dụng tay gây ra. Vì vậy người bệnh cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân để có cách khắc phục, điều trị hiệu quả.
Bị tê tay là bệnh gì và dấu hiệu nhận biết
Có nhiều bệnh lý và tình trạng có thể dẫn đến việc tê ở bàn tay, cánh tay. Các bệnh lý phổ biến có thể dẫn đến tê tay bao gồm:
1. Hội chứng ống cổ tay
Theo nhiều thống kê, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tê ở ngón tay, bàn tay và hội chứng ống cổ tay. Đây là tình trạng các dây thần kinh ở tay bị chèn ép, dẫn đến tê, ngứa hoặc đau. Các triệu chứng thường phổ biến ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn. Ngoài ra, hội chứng cũng khiến bàn tay bị tê khi người bệnh đang ngủ.
Hội chứng ống cổ tay thường không nghiêm trọng và có thể cải thiện bằng các bài tập tại nhà. Tuy nhiên, trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phẫu thuật để phục hồi chức năng của bàn tay.
2. Dây thần kinh bị chèn ép
Dây thần thần kinh bị chèn ép có thể gây mất cảm giác và khiến cơ bắp yếu, bị co giật ở một số bộ phận trên cơ thể. Hội chứng ống cổ tay cũng là một dạng bệnh lý chèn ép dây thần kinh.
Các dây thần kinh có thể bị áp lực do chấn thương, các mạch máu mở rộng, các cơ phát triển hoặc khi có khối u nang phát triển ở gần dây thần kinh. Nếu dây thần kinh ở cổ tay, khuỷu tay, cẳng tay bị chèn ép sẽ dẫn đến mất cảm giác, tê ở bàn tay và các ngón tay.
Tê tay do dây thần kinh bị chèn ép thường không nghiêm trọng và có thể cải thiện bằng một số biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể cần phẫu thuật để tránh gây ra các triệu chứng trong tương lai.
3. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý viêm khớp mạn tính thường phổ biến ở người lớn tuổi. Đây là một bệnh lý rối loạn tự miễn có liên quan đến nhiều khớp cùng một lúc. Do đó, nếu không được điều trị đúng phương pháp, bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng khác.
Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm:
- Tê ngón tay, bàn tay hoặc cả cánh tay.
- Xuất hiện các cơn đau âm ỉ, có xu hướng tăng dần nếu người bệnh không nghỉ ngơi.
- Suy nhược cơ thể, mệt mỏi, mất lực ở các khớp.
- Đổ mồ hôi, sốt nhẹ, tê bì chân tay.
Viêm khớp dạng thấp cần điều trị kịp thời và đúng phương pháp để tránh gây ảnh hưởng đến thần kinh và các cơ quan khác trong cơ thể.
4. Đau cơ xơ hóa
Đau cơ xơ hóa là một tình trạng rối loạn khiến một người bị đau, tê và ngứa ran ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể, bao gồm cả bàn tay và ngón tay. Các triệu chứng phổ biến khác có thể bao gồm:
- Gây rối loạn giấc ngủ hoặc mất ngủ
- Mệt mỏi
- Đãng trí hoặc hay quên
- Khó tập trung và suy nghĩ
Những người bệnh đau cơ xơ hóa thường đến dẫn đến hội chứng ống cổ tay.
5. Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Các bệnh thần kinh ngoại biên có thể gây tổn thương hệ thần kinh ngoại biên. Hệ thống này giúp truyền tín hiệu trên cơ thể của một người. Bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào dây thần kinh bị ảnh hưởng. Những triệu chứng này có thể bao gồm mất cảm giác ở tay.
Các nguyên nhân và bệnh lý gây ảnh hưởng đến thần kinh ngoại biên phổ biến thường bao gồm:
- Bệnh tiểu đường
- Suy giáp
- Bệnh gan hoặc thận mãn tính
- Uống rượu quá nhiều hoặc trong thời gian dài
- Thiếu vitamin B-12
- Chấn thương
Ngoài ra, có một số nguyên nhân ít phổ biến hơn có thể dẫn đến các bệnh lý thần kinh ngoại biên. Đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
6. Thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý suy giảm chức năng và lão hóa các đốt sống ở cổ. Các đốt sống bị tổn thương có thể chèn ép các dây thần kinh gần đó dẫn đến tê ở tay, cánh tay và ngón tay.
Hầu hết những người bị thoái hóa đốt sống cổ không có bất kỳ dấu hiệu nhận biết nào. Tuy nhiên, một số khác có thể cảm thấy đau và cứng ở cổ.
Các triệu chứng nhận biết thoái hóa đốt sống cổ khác có thể bao gồm:
- Tê yếu ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân
- Đau đầu
- Xuất hiện âm thanh khi di chuyển cổ
- Mất thăng bằng và khả năng phối hợp
- Co thắt ở cổ hoặc vai
- Mất kiểm soát bàng quang và ruột
7. Rối loạn tuyến giáp
Tuyến giáp sản xuất các hormone giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động kém khiến số lượng hormone được sản xuất suy giảm và gây rối loạn quá trình trao đổi chất.
Suy giáp nếu không được điều trị kịp lúc có thể làm hỏng các dây thần kinh hoạt động ở cánh tay và chân. Tình trạng này là một dạng bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể dẫn đến tê, yếu và ngứa ran ở tay và chân.
8. Lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ là một bệnh lý tự miễn. Điều này có nghĩa là cơ thể tự tấn công các cơ quan và mô trong cơ thể cơ người bệnh. Bệnh gây viêm ở nhiều cơ quan và mô, bao gồm:
- Khớp
- Tim
- Thận
- Phổi
Viêm khớp do Lupus có thể gây áp lực lên các dây thần kinh dẫn đến tê tay và ngứa ở tay.
9. Bệnh Raynaud
Bệnh Raynaud xảy ra khi các mạch máu bị thu hẹp. Điều này khiến máu không thể lưu thông đến tay và chân của người bệnh. Việc thiếu máu lưu thông khiến các ngón tay và ngón chân trở nên tê liệt, lạnh, nhợt nhạt và rất đau đớn.
Bệnh Raynaud thường có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh tiếp xúc với không khí lạnh hoặc khi căng thẳng.
Các nguyên nhân tê tay hiếm gặp
Mặc dù hiếm khi gặp nhưng hiện tượng tê tay có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau:
1. HIV giai đoạn 4
HIV là một loại virus tấn công hệ thống miễn dịch. Nếu không được điều trị đúng cách, virus có thể phá hủy các tế bào miễn dịch khiến cơ thể không thể tự chống lại nhiễm trùng. Giai đoạn 4 của HIV được gọi là AIDS.
HIV và AIDS làm tổn thương các tế bào thần kinh trong não và tủy sống. Tổn thương thần kinh này có thể khiến mọi người mất cảm giác ở tay, tê liệt tay và chân.
Các triệu chứng nhận biết khác của AIDS bao gồm:
- Mệt mỏi
- Đau đầu
- Đãng trí
- Khó nuốt
- Mất khả năng phối hợp tay chân
- Mất thị lực
- Đi lại khó khăn
HIV là một bệnh lý mạn tính và không có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, với liệu pháp kháng virus và chăm sóc y tế, người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng bệnh và kéo dài tuổi thọ. Một số người bệnh HIV có thể có tuổi thọ như người bình thường nếu điều trị phù hợp.
2. Bệnh Amyloidosis
Amyloidosis là một bệnh lý hiếm gặp có thể gây ra hiện tượng tê tay. Đây xuất hiện khi một loại protein bất thường có tên là Amyloid tích tụ ở các cơ quan trong cơ thể. Các triệu chứng có thể nghiêm trọng hoặc nhẹ và phụ thuộc vào các cơ quan bị ảnh hưởng.
Khi ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, bệnh có thể gây ngứa ran và tê ở tay và chân. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Đau và sưng ở bụng
- Khó thở hoặc tức ngực
- Bệnh tiêu chảy
- Táo bón
- Sưng lưỡi
- Sưng tuyến giáp cổ
- Mệt mỏi mạn tính
- Giảm cân mà không rõ lý do
3. Hội chứng lối thoát ngực
Đây là bệnh lý khi các nhóm điều kiện phát triển gây áp lực lên các mạch máu hoặc dây thần kinh ở cổ và phần trên của ngực. Bệnh có thể liên quan đến chấn thương ở một chuyển động lặp lại gây chèn ép lên các dây thần kinh.
Áp lực này có thể dẫn đến tê và ngứa ran ở ngón tay và đau vai, cổ. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Lực tay yếu
- Cánh tay sưng
- Ngón tay có màu xanh nhạt
- Ngón tay, bàn tay và cánh tay lạnh
Biện pháp điều trị bệnh tê tay
Thỉnh thoảng tê tay và một điều bình thường và không cần lo lắng. Tuy nhiên, trong trường hợp tê ở tay thường xuyên có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn khác. Tùy thuộc vào bệnh lý và mức độ nghiêm trọng của tê tay, các cách trị tê tay có thể bao gồm:
1. Cách trị tê tay tại nhà
Hiện tượng bị tê tay có thể được cải thiện bằng cách giữa tay ở vị trí trung lập thoải mái. Điều này giúp các mạch máu lưu thông một cách dễ dàng hơn và cải thiện tình trạng tê tay.
Lắc tay cũng là một cách chữa tê tay hiệu quả. Người bệnh có thể lắc cổ tay bị tê qua lại kéo dài trong 30 giây. Lắc cổ tay với lực vừa đủ mạnh tránh gây tổn thương cổ tay. Nếu tê tay do chèn ép khi ngủ hoặc để yên một vị trí trong thời gian dài, người bệnh có thể cần lắc tay trong vài phút.
Nếu tay vẫn còn tê, người bệnh có thể ngâm tay trong 2 – 3 phút. Đảm bảo nước ấm khoảng 32 – 38 độ C, tránh nước quá nóng có thể gây ảnh hưởng đến da. Từ từ uốn cong và duỗi tay, cổ tay trong nước ấm.
Ngoài ra, nước ấm có thể làm tăng lưu lượng máu và làm dịu tình trạng tê tay. Biện pháp này cũng được khuyến cáo sử dụng cho người bệnh Raynaud và hội chứng ống cổ tay để cải thiện tình trạng.
2. Điều trị tê tay do các nguyên nhân thần kinh
Nếu tình trạng tê ở tay có liên quan đến các bệnh lý thần kinh, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Tê tay do bệnh lý thần kinh thường được điều trị bằng các biện pháp như:
- Thường xuyên nghỉ giải lao:
Thường xuyên nghỉ giải lao trong các hoạt động lặp đi lặp lại. Cứ sau 20 – 30 phút, hãy để hai tay trong tư thế cầu nguyện, cách ngực khoảng 15 cm. Nâng cao khủy tay cho đến khi cảm thấy căng ở cẳng tay. Giữ yên trong 10 giây sau đó thư giãn.
- Đeo nẹp bảo vệ tay:
Người bệnh hội chứng ống ở tay nên đeo băng hoặc đai bảo vệ cổ tay khi ngủ. Điều này có thể giúp tay ở vị trí trung lập và tránh các tổn thương. Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần đeo đai khủy tay để bảo vệ các khớp và dây thần kinh.
- Tiêm thuốc Cortisone:
Tiêm Cortisone có thể cải thiện tình trạng tê, ngứa ran và đau ở tay. Thuốc tiêm Cortisone có thể cải thiện các triệu chứng tê tay ngay lập tức, tuy nhiên thuốc có tác dụng tạm thời và dẫn đến nhiều tác dụng phụ khác nhau. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
- Luyện tập vật lý trị liệu:
Các dây thần kinh ở tay thường bắt đầu từ cổ. Do đó, nếu thường xuyên bị tê tay, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia vật lý trị liệu. Luyện tập các bài tập phù hợp có thể cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng tê ngứa tái phát.
3. Điều trị tê tay theo các điều kiện cơ sở
Tùy thuộc vào bệnh lý gây tê tay và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định nhiều biện pháp cải thiện khác nhau. Trao đổi với bác sĩ về các điều trị gây tê tay và các biện pháp cải thiện bao gồm:
- Quản lý lượng đường trong máu ở người bệnh tiểu đường:
Nồng độ Glucose cao và nồng độ Insulin thấp có thể dẫn đến bệnh thần kinh tiểu đường. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc kê hoặc thuốc bôi để giảm tê và cải thiện các triệu chứng.
- Điều trị bệnh Raynaud:
Người bệnh Raynaud thường có lưu lượng máu lưu thông đến ngón tay và ngón chân hạn chế. Để chẩn đoán tình trạng Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có hiện tượng Raynaud, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra thể chất, yêu cầu xét nghiệm máu và soi móng tay dưới kính hiển vi.
Giữ ấm tay chân, tập thể dục thường xuyên để cải thiện lưu lượng máu. Bác sĩ cũng có thể kê các loại thuốc điều chỉnh huyết áp hoặc thuốc giãn mạch để cải thiện các triệu chứng.
Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ thuốc lá, rượu và caffeien để tránh khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng tê ở tay có liên quan đến HIV hoặc ung thư:
Trong một số trường hợp, các chuyên gia y tế có thể xây dựng phác đồ điều trị tê tay phù hợp với tình trạng bệnh và cơ địa của người bệnh. Bác sĩ cũng có thể kê các loại thuốc giảm đau, tê hoặc ngứa ran ở tay.
Hiện tượng tê tay có thể liên quan đến nhiều bệnh lý và nguyên nhân khác nhau. Các triệu chứng có thể được cải thiện với các biện pháp điều trị tại nhà và thay đổi lối sống. Tuy nhiên, nếu cảm giác tê kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp nhất.
Ngày Cập nhật 04/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!