- Tên
- Loại thuốc Biệt dược
- Xuất xứ Pháp
- Loại thuốc Biệt dược
- Hoạt chất Biệt dược
Thuốc Paracetamol – Công dụng, Liều dùng và tác dụng phụ
Paracetamol là thuốc giảm đau không cần kê đơn. Tác dụng chính của nó là giảm đau. Thuốc Paracetamol được bào chế thành nhiều dạng khác nhau và được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, cơ chế tác động cụ thể của loại thuốc này vẫn chưa được làm rõ.
Paracetamol là thuốc gì?
Paracetamol thuộc nhóm thuốc giảm đau không chứa steroid (viết tắt là NSAID). Nó không gây nghiện và ít tác dụng phụ. Paracetamol hầu như không tác động đến tim mạch và hệ hô hấp. Đồng thời, nó cũng không gây kích ứng hay chảy máu dạ dày khi dùng đúng liều.
Vì thế, loại thuốc này được bán ở hầu hết các tiệm thuốc tân dược mà không cần đơn thuốc từ bác sĩ. Đây đồng thời cũng là giải pháp giảm đau đầu tiên cho cho các trường hợp từ nhẹ đến trung bình. Thông thường, nó hay được dùng chung với các loại thuốc trị cảm lạnh.
Paracetamol là tên gọi quốc tế. Cách gọi này được chấp nhận ở hầu hết các quốc gia. Riêng Hoa Kỳ và Canada thì gọi là Acetaminophen. Những cách gọi được lấy từ tên của hoạt chất tạo nên thuốc. Đó là para-acetylaminophenol. Tên thương mại phổ biến của Paracetamol là Panadol.
Paracetamol được bào chế thành nhiều dạng: viên nang (loại thường dùng nhất); viên nén sủi bọt; viên nén giải phóng kéo dài hoặc bao phim; thuốc đạn (thường để đặt hậu môn); dung dịch treo và gói để pha dung dịch. Hoạt chất của Paracetamol được bán dưới dạng thuốc generic và nó luôn có ở hầu hết các tiệm thuốc Tây.
Công dụng của Paracetamol
Cách thức tác động của thuốc Paracetamol chưa được làm rõ. Tuy nhiên có một vài giả thuyết cho rằng nó tác động đến cyclooxygenase (COX). Đây là một loại enzyme ở não. Ức chế hoạt động của nó có thể làm giảm đau và viêm.
Công dụng chính của Paracetamol là giảm đau. Khả năng kháng viêm của nó rất thấp. Đồng thời, tác dụng hạ sốt vẫn còn gây khá nhiều tranh cãi. Thuốc được chỉ định dùng cho các bệnh về xương khớp (Thoái hóa cột sống, viêm khớp…) và bệnh gout dạng nhẹ. Nó giảm đau khớp, đau cơ và tình trạng viêm sưng. Tuy nhiên, nếu bệnh nặng, dùng thuốc này sẽ không hiệu quả.
Bên cạnh đó, Paracetamol còn được dùng để hạ sốt, giảm đau răng và đau đầu. Ngoài ra những trường hợp đau do chấn thương hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể dùng loại thuốc này.
Tác dụng phụ của thuốc Paracetamol
Hầu hết các trường hợp bị tác dụng phụ khi dùng Paracetamol là do quá liều, dùng thuốc khi uống bia rượu hoặc tự ý kết hợp với các loại thuốc khác. Dù vậy, so với các loại thuốc giảm đau cùng loại, nó vẫn được đánh giá an toàn hơn.
Tác dụng phụ của thuốc Paracetamol sẽ khiến người dùng bị ngứa, táo bón, nôn hoặc buồn nôn, đau đầu, mất ngủ hoặc bị kích động. Những trường hợp nặng có thể gây đau dạ dày, tổn thương gan, vàng da, mắt trắng và suy nhược cơ thể trầm trọng.
Ngoài ra, người bị dị ứng với Paracetamol sẽ có các biểu hiện như: khó thở, khó nuốt; sưng mắt, cổ họng hoặc lưỡi. Đồng thời, trên da có thể bị bong và nổi mụn nước. Kèm với đó còn là tình trạng ngứa và phát ban toàn thân.
Dùng Paracetamol đúng cách
Có thể sử dụng Paracetamol chung với các nhóm thuốc giảm đau Opioid (dùng cho các trường hợp đau trung bình đến nặng, đặc biệt là đau ở nội tạng). Tiêu biểu là một số loại như: Morphin, Fentanyl hoặc Oxycodone. Tuy nhiên, việc kết hợp này phải có sự chỉ định của bác sĩ.
Liều lượng và cách dùng các dạng bào chế của Paracetamol
Liều dùng thuốc Paracetamol cần được tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên nhà thuốc. Hàm lượng dùng thông thường là Paracetamol 500mg. Trong khoảng 30 – 60 là thuốc sẽ phát huy tác dụng. Ảnh hưởng của nó có thể kéo dài từ 3 – 4 giờ đồng hồ.
Nếu muốn biết rõ hơn về liều dùng loại thuốc này thì có thể tham khảo thêm thông tin ghi trên bao bì. Trong đó, liều dùng tối đa cho người lớn là 4000mg/1 ngày. Trường hợp đã sử dụng đồ uống có cồn thì liều dùng không được vượt hơn 2000mg. Thuốc không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi, trừ khi có chỉ định từ bác sĩ. Loại thuốc này có bào chế riêng cho trẻ em. Phổ biến là dạng siro.
- Khi dùng thuốc dạng lỏng, bạn cần dụng cụ đo chuyên dụng. Nếu không có, hãy hỏi ý kiến của dược sĩ;
- Dạng viên nhai phải cần đảm bảo nhai kỹ thuốc trước khi nuốt;
- Đối với dạng tan rã, bạn cần chú ý giữ tay khô khi bốc thuốc. Đồng thời giữ nó tan trên lưỡi, không nhai và không nuốt;
- Dạng sủi bọt thì cần hòa tan thuốc với ít nhất 120ml nước. Uống ngay sau khi thuốc tan;
- Loại đặt ở hậu môn không được uống. Bạn nên chú ý vệ sinh tay trước và sau khi đặt. Tốt nhất là làm rỗng bàng quang và ruột trước khi dùng Paracetamol đặt ở hậu môn. Đừng giữ thuốc trên tay quá lâu (sau khi đã lột vỏ bọc bên ngoài). Nên nằm khi đặt thuốc và nghỉ ngơi vài phút chờ thuốc tan.
Cách xử lý khi dùng Paracetamol thiếu hoặc quá liều
Dù là thuốc giảm đau, chống viêm và hạ sốt dạng nhẹ, ít độc tính nhưng việc sử dụng Paracetamol cần phải đúng liều lượng và thời điểm. Nếu không, thuốc sẽ gây nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
Trong những trường hợp phải dùng loại thuốc này thường xuyên, việc quên liều đôi khi không tránh khỏi. Đầu tiên bạn cần phải bình tĩnh. Nếu chỉ mới vừa quên thời điểm dùng thuốc, bạn có thể uống bù. Tuy nhiên, nếu thời gian gần với liều dùng tiếp theo thì bạn hãy bỏ qua liều quên dùng và uống thuốc như bình thường.
Ngoài ra, trong thực tế có không ít trường hợp tự ý tăng liều thuốc hoặc tự ý dùng kéo dài với suy nghĩ là sẽ giảm đau nhanh hơn và chắc chắn hơn. Tuy nhiên, đây lại là sai lầm rất nghiêm trọng. Việc dùng quá liều có thể gây ra hàng loạt tác dụng phụ. Trong trường hợp này, người bệnh phải nhanh chóng đến trạm y tế gần nhất hoặc gọi cho cấp cứu.
Người dùng thuốc quá liều sẽ được rửa dạ dày. Thời điểm tốt nhất là trong vòng 4 giờ sau. Bệnh nhân sẽ được uống hoặc tiêm tĩnh mạch hợp chất sulfhydryl. Ngoài ra, một số trường hợp có thể dùng đến than, thuốc tẩy muối hoặc nước chè đặc để giảm hấp thụ hoạt chất trong thuốc.
Lưu ý quan trọng khi dùng Paracetamol
Bên cạnh những thông tin về liều dùng và cách sử dụng từng dạng bào chế, bạn cần biết thêm một số lưu ý vô cùng quan trọng dưới đây.
- Không sử dụng nếu nghi ngờ hoặc từng bị dị ứng với Paracetamol;
- Thông báo với bác sĩ nếu bạn bị bệnh gan hoặc nghiện rượu;
- Phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc. Thực tế, ngay cả các chuyên gia cũng không biết chắc loại thuốc này có gây hại cho mẹ và bé hay không;
- Một số loại thuốc giảm đau, chống viêm hoặc hạ sốt có thể cùng thành phần với Paracetamol. Do đó, bạn tuyệt đối không tự ý dùng chung các loại thuốc với nhau để tránh quá liều hoặc tương tác thuốc gây hại sức khỏe;
- Nếu uống rượu trong khi dùng Paracetamol, nguy cơ tổn thương gan sẽ rất cao;
- Ngừng sử dụng thuốc nếu vẫn sốt sau 3 ngày hoặc vẫn đau sau 1 tuần;
- Thuốc có thể làm cho kết quả xét nghiệm glucose trong nước tiểu bị sai.