- Tên
- Loại thuốc Biệt dược
- Xuất xứ Pháp
- Loại thuốc Biệt dược
- Hoạt chất Biệt dược
Thuốc Tiffy có tác dụng gì? Thành phần và cách sử dụng
Thuốc Tiffy là thuốc tây dược dùng để điều trị cảm cúm, viêm mũi, đau nhức, sốt, ho… với hai dạng chính là viên nén và sirô. Người bệnh chỉ được sử dụng thuốc Tiffy khi được bác sĩ kê đơn. Thuốc có tương tác và chống chỉ định với một số đối tượng nhất định, một số thông tin về thuốc Tiffy được tổng hợp trong bài viết sau.
Những thông tin cần biết khi dùng thuốc Tiffy
Thuốc Tiffy được phân nhóm trong nhóm thuốc cảm cúm. Thuốc dùng điều trị các bệnh lý viêm, nhiễm virus và vi khuẩn liên quan như ho, sổ mũi, ho có đờm,…
Thuốc Tiffy hiện nay được bào chế ở 2 dạng là:
- Dạng viên nén;
- Dạng dung dịch sirô (syrup).
Thành phần thuốc Tiffy
Bảng thành phần chính của thuốc Tiffy bao gồm:
- Paracetamol: hoạt chất có tác dụng giảm đau và hạ sốt không chứa thành phần steroid.
- Chlorpheniramine: Hoạt chất có tác dụng kháng các thụ thể hastamine H1 (gây ra tình trạng gây giãn tĩnh mạch, gây viêm mũi dị ứng,…).
- Phenylpropanolamine: Sản phẩm có tác động chính đến hệ tĩnh mạch và động mạch trong cơ thể người dùng. Hỗ trợ thu hẹp mạch máu, giúp thông mũi, cải thiện tình trạng viêm mũi, nghẹt mũi.
Chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc Tiffy
Thuốc Tiffy được chỉ định dùng để điều trị các bệnh lý liên quan:
- Cảm cúm;
- Sốt;
- Nhức đầu;
- Đau nhức khớp;
- Viêm mũi dị ứng;
- Sổ mũi;
- Nghẹt mũi.
- Ho;
Ngoài ra thuốc Tiffy chống chỉ định dùng cho các trường hợp sau:
- Người bệnh bị suy gan, suy thận nặng;
- Người bệnh có tiền sử dị ứng với thành phần nào của thuốc;
- Bệnh nhân bị cường giáp, tăng huyết áp;
- Người bị bệnh mạch vành.
Nếu nằm trong trường hợp chống chỉ định, bệnh nhân chỉ được phép dùng Thuốc Tiffy khi được bác sĩ kê đơn. Việc dùng thuốc trong trường hợp chống chỉ định có thể khiến bệnh nhân gặp phải những hậu quả nguy hiểm khôn lường.
Tác dụng của Thuốc Tiffy
- Thuốc Tiffy được sử dụng để giảm đau nhức bao gồm chứng nhức đầu, nhức răng và đau dây thần kinh.
- Giảm thiểu tình trạng đau cơ, uể oải, mất sức, giảm đau do chấn thương.
- Thuốc Tiffy cũng có tác dụng chữa sốt khi bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm và viêm.
Ngoài ra Thuốc Tiffy cũng có một số tác dụng khác không được liệt kê trên nhãn thuốc. Người bệnh chỉ sử dụng thuốc để điều trị các bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.
Cách dùng Thuốc Tiffy chữa bệnh
Đối với dạng dung dịch sirô
- Bước 1: Đổ một lượng sirô vừa đủ ra thìa vào cốc nhựa nhỏ.
- Bước 2: Uống lượng sirô thuốc Tiffy vừa đổ.
- Bước 3: Uống thêm nước lọc sau khi uống Thuốc Tiffy để tráng miệng.
- Lưu ý người bệnh không nên uống thuốc với nước có gas, cafein hoặc rượu bia.
Cần lưu ý
- Người lớn: uống thuốc Tiffy 10ml/lần uống;
- Trẻ nhỏ 1 tháng – 3 tuổi: Uống thuốc Tiffy 2,5ml – 5ml/lần uống;
- Trẻ từ 3 – 6 tuổi: Uống thuốc Tiffy 5ml/lần uống;
- Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Uống thuốc Tiffy 5 – 10ml/lần uống.
Lưu ý, mỗi lần uống thuốc Tiffy dạng siro cách nhau từ 4 đến 6 giờ đồng hồ.
Đối với thuốc Tiffy ở dạng viên nén
Liều dùng thuốc Tiffy cho đối tượng người lớn:
- Số lượng: 1 – 2 viên/lần uồng;
- Số lần: 2 – 3 lần/ngày.
Liều dùng thuốc Tiffy cho đối tượng trẻ nhỏ:
- Số lượng: ½ viên/lần uống;
- Số lần: 2 – 3 lần/ngày.
Cách bảo quản thuốc Tiffy
- Bảo quản thuốc Tiffy ở nơi khô thoáng, không ẩm mốc, nhiệt độ trung bình 30 độ C;
- Khi chưa sử dụng thuốc viên thì không nên xé thuốc khỏi bao bì.
- Để thuốc trong điều kiện môi trường bên ngoài dễ làm thuốc bị ẩm mốc, làm giảm tác dụng của thuốc;
- Dùng nắp đậy lọ thuốc Tiffy dạng siro kỹ ngay sau khi dùng (đối với dạng sirô);
- Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Tiffy
Thận trọng
Đối tượng cần thận trọng khi sử dụng thuốc Tiffy khi phải lái xe, điều khiển máy móc hoặc vận động cường độ mạnh. Sau khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể mệt mỏi, buồn ngủ. Để xử lý, tốt nhất sau khi uống thuốc bạn nên nghỉ ngơi và tránh vận động để thuốc phát huy công dụng tốt hơn.
Các tác dụng phụ
Một số tác dụng phụ không đáng kể khi người bệnh dùng thuốc Tiffy gồm:
- Buồn ngủ;
- Chóng mặt;
- Khô họng;
- Bí tiểu.
- Phát ban;
- Khô miệng;
Những tác dụng phụ trên không xuất hiện lâu dài, thông thường chúng đều biến mất sau 1 – 2 tiếng đồng hồ khi người bệnh nghỉ ngơi. Ngoài ra một số tác dụng phụ của thuốc Tiffy còn tùy vào cơ địa và thể trạng của mỗi người. Vì thế, người bệnh nên thông báo với bác sĩ khi thấy xuất hiện những bất thường trong hoặc ngoài cơ thể.
Trường hợp tương tác thuốc
Người bệnh cần sử dụng thuốc theo liều dùng được bác sĩ kê đơn. Trong đó, thuốc Tiffy tương kỵ với một số loại thuốc sau:
- Bia rượu và các loại đồ uống có cồn.
- Các loại thuốc chống đông máu;
- Các loại thuốc điều trị trầm cảm 3 vòng;
- Thuốc chẹn beta;
- Thuốc điều trị tăng huyết áp.
Nếu đang điều trị với một trong số các loại thuốc kể trên. Tốt hơn người bệnh nên hỏi bác sĩ về cách xử lý để cải thiện triệu chứng. Phản ứng tương tác giữa hai loại thuốc có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người bệnh.
Xử lý trong trường hợp dùng thuốc Tiffy quá liều
Dùng thuốc Tiffy quá liều gây ra những tổn thương ban đầu cho gan. Người bệnh không nên lạm dụng thuốc, tự ý thay đổi liều dùng hay sử dụng thuốc quá liều để rút ngắn thời gian điều trị. Để đảm bảo, bệnh nhân nên dùng thuốc theo chỉ định trong toa thuốc của bác sĩ.
Nếu nghi ngờ cơ thể khó chịu, bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng khác lạ nào khác. Hãy đến gặp bác sĩ để thông báo tình hình càng sớm càng tốt.
Khi nào bệnh nhân nên ngưng dùng thuốc?
Bạn nên ngưng dùng thuốc Tiffy khi:
- Khi nhận được yêu cầu ngưng uống thuốc từ bác sĩ điều trị, người bệnh cần tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ sau đó (nếu có);
- Nếu như tình trạng bệnh cảm cúm và các triệu chứng liên quan đã khỏi hẳn, người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc Tiffy.
- Nếu sử dụng thuốc Tiffy trong thời gian dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên ngưng dùng và đến gặp bác sĩ để tái khám để tìm loại thuốc khác phù hợp hơn.
Thuốc Tiffy được sử dụng dưới dạng thuốc kê đơn, vì thế người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối liều dùng từ bác sĩ. Trong trường hợp bệnh nhân có xảy ra triệu chứng bất thường, cần ngưng dùng thuốc và tìm đến bệnh viện gần nhất để khám và kiểm tra sức khỏe.