Trẻ sơ sinh bị đóng vảy ở lông mày là bệnh gì? Có đáng lo?
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị đóng vảy ở lông mày là tình trạng viêm da khá phổ biến. Một số trẻ có thể bị bong tróc da đầu, trán, tai hoặc sau gáy gây khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Trẻ sơ sinh bị đóng vảy ở lông mày là bệnh gì?
Tình trạng trẻ sơ sinh bị đóng vảy ở lông mày thường có liên quan đến bệnh viêm da tiết bã. Tình trạng này khiến da của trẻ trở nên dày hơn, có màu vàng, đóng vảy và có thể bong tróc da.
Viêm da tiết bã được cho là ảnh hưởng đến 10 % trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi. Tuy nhiên, bệnh thường phổ biến ở trẻ em 3 tháng tuổi, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 70%. Ở trẻ 1 – 2 tuổi, nguy cơ mắc bệnh khoảng 7%. Ngoài ra, bệnh có thể xuất hiện ở trẻ lớn hơn và cả người trưởng thành.
Các triệu chứng viêm da tiết bã thường phổ biến ở lông mày, đầu, trán và phía sau tai. Tuy nhiên, đôi khi bệnh cũng gây ảnh hưởng đến sống mũi, nách hoặc háng.
Ngoài ra, tình trạng này có thể là dấu hiệu bệnh chàm. Đây là tình trạng kích ứng da xuất hiện dưới dạng các mảng da khô, đóng vảy và có thể gây tổn thương bề mặt da của bé. Bệnh chàm thường gây tổn thương trên da mặt, xung quanh lông mày, trán, sau tai, xung quanh cổ, phía sau đầu gối và bên trong của khuỷu tay.
Trẻ sơ sinh bị đóng vảy ở lông mày có nguy hiểm không?
Thông thường, tình trạng trẻ sơ sinh bị đóng vảy không nguy hiểm và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tình trạng này cũng không truyền nhiễm, không lây bệnh cho người chăm sóc hoặc các trẻ khác.
Hầu hết tình trạng này phổ biến ở trẻ 3 tháng tuổi và sẽ tự biến mất khi trẻ được 1 tuổi mà không cần điều trị y tế. Ngoài ra, một số trường hợp các triệu chứng sẽ giảm dần cho đến lúc bé được 4 tuổi.
Biện pháp xử lý khi trẻ sơ sinh bị đóng vảy ở lông mày
Tình trạng trẻ sơ sinh bị đóng vảy ở lông mày có thể tự cải thiện và không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp an toàn tại nhà để hỗ trợ cải thiện tình trạng này. Các biện pháp phổ biến thường bao gồm:
1. Chải lông mày cho bé
Nhẹ nhàng chải đầu lông mày cho bé là cách tốt nhất để loại bỏ vảy ra khỏi da. Tuy nhiên, hãy cẩn thận để đảm bảo là không cạo lớp vảy hoặc làm tổn thương da của bé.
Để chải lông mày cho bé an toàn, cha mẹ có thể tham khảo các bước sau:
- Sử dụng bàn chải đặc biệt để chải tóc cho bé hoặc dùng bàn chải đánh răng mới với lông bàn chải mềm mại.
- Di chuyển bàn chải theo một hướng, từ từ chải vùng lông mày bị ảnh hưởng để loại bỏ vảy.
- Tiếp tục lặp lại các thao tác để loại bỏ vảy ở mỗi sợ lông mày.
- Có thể làm ướt lông mày của bé để việc loại bỏ vảy trở nên dễ dàng hơn.
- Thực hiện các thao tác mỗi ngày một lần. Nếu da trẻ trở nên đỏ hoặc có dấu hiệu trầy xước, có thể chải 2 – 3 ngày một lần.
2. Làm ẩm da của bé
Dưỡng ẩm da là cách tốt nhất để làm mềm và loại bỏ vảy khỏi da đầu của trẻ. Cha mẹ có thể sử dụng các loại dầu thực vật như ô liu, dầu dừa, dầu hạnh nhân hoặc dầu Jojoba để thoa lên lông mày của bé. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho bé để cải thiện tình trạng viêm da tiết bã.
Làm ẩm da để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị đóng vảy ở lông mày theo cách sau:
- Thoa một lớp dầu mỏng lên vùng da bệnh.
- Nhẹ nhàng thoa dầu trong 1 – 2 phút. Nếu trẻ sơ sinh có điểm mềm trên đầu hoặc trán, cần chú ý thận trọng để không làm tổn thương não và thần kinh của bé.
- Để dầu ngắm vào da khoảng 15 phút.
- Rửa sạch dầu và vệ sinh mặt, da đầu cho bé.
Thực hiện phương pháp một lần mỗi ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Đây là một biện pháp tương đối an toàn, tuy nhiên hãy thử dầu trên một vùng da nhỏ để đảm bảo trẻ không bị dị ứng.
3. Sử dụng tinh dầu
Một số loại tinh dầu hoặc thảo dược thiên nhiên có chứa một số loại thảo dược khác nhau có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng đóng vảy ở lông mày. Các loại tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm và cải thiện tình trạng viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, một số loại tinh dầu có thể làm mềm và dịu da.
Trước khi chọn tinh dầu áp dụng cho bé, cha mẹ cần trao đổi với bác sĩ nhi khoa. Bên cạnh đó, cần pha loãng tinh dầu với các loại dầu tự nhiên khác (như dầu dừa, dầu ô liu), không được sử dụng tinh dầu nguyên chất lên da bé. Ngoài ra, không được sử dụng tinh dầu tràm trà lên da bé bởi vì loại tinh dầu này không an toàn và có thể gây kích ứng da bé dưới 6 tháng tuổi.
Để cải thiện tình trạng, cha mẹ có thể làm các bước sau:
- Pha loãng tinh dầu trong 2 muỗng canh dầu tự nhiên.
- Thoa dầu vào khu vực bị ảnh hưởng.
- Để tinh dầu thấm dầu vào thẩm thấu vào da trong vài phút.
- Chải lông mày của bé nhẹ nhàng để vảy bong ra.
- Rửa sạch dầu và các vảy đã bong ra.
4. Sử dụng kem thoa theo hướng dẫn của bác sĩ
Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê các loại chống chống nấm, Hydrocortison hoặc kem chứa kẽm để cải thiện tình trạng. Sử dụng sản phẩm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn để đạt hiệu quả tốt nhất mà không gây ảnh hưởng đến làn da và sức khỏe của bé.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Mặc dù hiếm khi trở nên nguy hiểm nhưng đôi khi tình trạng trẻ sơ sinh bị đóng vảy ở lông mày có thể trở nên nghiêm trọng. Do đó, hãy đưa bé đến bệnh viện nếu bé xuất hiện các triệu chứng như:
- Lông mày hoặc khu vực da bệnh bắt đầu chuyển sang màu đỏ.
- Vùng da bệnh có xu hướng lây lan sang mặt hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.
- Trẻ có dấu hiệu nhiễm nấm tai.
- Xuất hiện các triệu chứng bệnh nấm miệng.
- Vi khuẩn có thể phát triển ở những khu vực có thể bị nứt hoặc tổn thương gây nhiễm trùng da và máu.
Tình trạng trẻ sơ sinh bị đóng vảy ở lông mày có thể tự cải thiện mà không điều trị. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.
Ngày Cập nhật 12/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!