Các Triệu Chứng Ung Thư Cổ Tử Cung Giai Đoạn Cuối
Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh ung thư của chị em phụ nữ chiếm tỷ lệ cao chỉ đứng sau ung thư vú. Khi bệnh tình chuyển biến sang giai đoạn cuối, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là rất thấp. Vậy triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối là gì? Phương pháp điều trị nào là phù hợp nhất? Mời bạn đọc tìm kiếm câu trả lời trong bài chia sẻ dưới đây.
Bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối là gì?
Ung thư cổ tử là một trong những căn bệnh phụ khoa rất phổ biến ở chị em phụ nữ. Tỷ lệ người mắc phải cao chỉ đứng sau bệnh ung thư vú. Theo thống kê của Bộ Y tế, ở nước ta mỗi năm có hơn 5000 trường hợp mắc bệnh và có đến ½ con số này đối diện với trường hợp xấu nhất là tử cung. Trong số đó, nhiều trường hợp phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối hay ung thư cổ tử cung di căn.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối (giai đoạn 4) là giai đoạn mà các tế bào ung thư đã lan rộng khắp vùng cổ tử cung. Đồng thời, chúng còn di căn sang một số cơ quan và đến các tạng khác khiến bệnh tình trở nặng hơn. Ở giai đoạn cuối, bệnh ung thư cổ tử cung nếu không có những phác đồ điều trị kịp thời cũng như kìm hãm sự di căn thì người bệnh rất dễ đối diện với những biến chứng nguy hiểm. Thậm chí, người bệnh có thể đối diện với trường hợp xấu nhất là tử vong.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn di căn được chia thành hai giai đoạn nhỏ hơn. Cụ thể:
- Giai đoạn 4A: Là giai đoạn mà các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn đến lớp niêm mạc bên trong trực tràng và bàng quang. Song, các tế bào này đang có xu hướng lan tới hạch bạch huyết. Tuy nhiên, chúng chưa di căn đến các bộ phận nội tạng hay cơ quan khác trong cơ thể;
- Giai đoạn 4B: Khi các tế bào ung thư lan đến hạch bạch huyết và có xâm lấn đến các cơ quan nội tạng vùng bụng trên thì có khả năng cao chúng phát triển và di căn đến một số một số cơ quan khác như phổi, xương. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể.
Triệu chứng của ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối
Khác biệt với giai đoạn đầu, bệnh ung thư cổ tử cung ở giai đoạn cuối thường có các triệu chứng rõ ràng hơn. Vì thế, người bệnh có thể nhận biết bản thân bị mắc bệnh khi có những triệu chứng sau:
- Khó thở
Khó thở là một trong những triệu chứng rất hay gặp phải khi bị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn cuối. Nguyên nhân chính là do tình trạng tắc nghẽn phế quản hoặc do suy giảm hô hấp. Tình trạng khó thở trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh ở trong không gian chật hẹp hoặc thời tiết chuyển lạnh đột ngột.
- Xuất huyết âm đạo bất thường
Nếu nhắc đến các triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối thì không thể loại bỏ triệu chứng xuất huyết âm đạo bất thường. Các trường hợp xuất huyết khi đến chu kỳ hay vận động mạnh chỉ là hiện tượng bình thường. Bạn cần nhanh chóng tiến hành thăm khám nếu xuất hiện triệu chứng xuất huyết âm đạo bất thường có kèm với chứng đau bụng hay đau lưng.
- Đau vùng chậu
Bên cạnh triệu chứng xuất huyết âm đạo bất thường, đau vùng chậu nhiều cũng chính là dấu hiệu thường gặp của bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn di căn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các tế bào ung thư đã xâm lấn và lan đến vùng chậu.
Đặc biệt, nếu có bạn có triệu chứng đau tức vùng chậu vào khoảng thời gian không trong chu kỳ kinh nguyệt thì đây có thể là dấu hiệu cảnh bảo bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn nguy hiểm. Bạn nên chủ động thăm khám càng sớm càng tốt để có những phác đồ điều trị phù hợp.
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài trong khoảng 28 – 32 ngày hoặc một số trường hợp khác có chu kỳ ngắn hơn là 25 – 27 ngày. Đây đều là những biểu hiện bình thường của nữ giới. Vì thế, bạn không quá lo lắng tình trạng lượng máu ra nhiều hay ít.
Tuy nhiên, nếu tình chu kỳ kinh nguyệt bị kéo dài hoặc bỗng xuất hiện sớm mà không tìm ra được nguyên nhân thì bạn cần hết sức lưu ý. Loại trừ yếu tố cơ thể thay đổi nội tiết tố, cơ thể quá căng thẳng hoặc chế độ sinh hoạt không phù hợp thì yếu tố không thể bỏ qua là do ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Căn bệnh này không chỉ gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt mà còn thay đổi cả nội tiết tố. Điều này làm ảnh hưởng khá lớn đến quá trình phát triển và rụng trứng.
- Tiết dịch âm đạo bất thường
Dịch âm đạo bình thường sẽ có màu sắc trong như lòng trắng trứng và không mùi, sờ phải có cảm giác nhầy và dai. Dịch âm đạo tiết ra nhiều nhất vào khoảng thời gian rụng trứng. Trái lại, nếu dịch âm đạo thay đổi tính chất và số lượng thì có thể là dấu hiệu báo động cho tình trạng cơ thể thay đổi nhiều nội tiết tố. Vấn đề này cũng không thể loại trừ là những triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối.
Ngoài ra, vẫn còn một số triệu chứng khác mà bạn cũng có thể nghi ngờ bệnh tình ung thư cổ tử cung đã chuyển sang giai đoạn cuối như: cơ thể thường xuyên mệt mỏi, suy nhược, sụt cân không phanh, tóc rụng nhiều,… Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn cần chủ động thăm khám càng sớm càng tốt.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Theo thống kê mới đây, tiên lượng khả năng sống sốt sau 5 năm của phụ nữ bị ung thư cổ tử cung qua từng giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn: | Tiên lượng: |
Giai đoạn 0 | 100% |
Giai đoạn 1A | 95% |
Giai đoạn 1B | 80 – 100% |
Giai đoạn 2A | 70 – 90% |
Giai đoạn 2B | 60 – 70% |
Giai đoạn 3A | 35 – 40% |
Giai đoạn 3B | 32% |
Giai đoạn 4A | 20% |
Giai đoạn 4B | 15% |
Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy, chỉ có khoảng 15 – 20% khả năng người bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối mới có thể sống đến 5 năm. Chính vì vậy, để kéo dài thời gian sống, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, xây dựng chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp để kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh.
Phác đồ điều trị bệnh ung thư cổ tử cung ở giai đoạn di căn
Như vừa mới đề cập, bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối vẫn còn có 15 – 20% cơ hội sống ít nhất 5 năm nếu điều trị tích cực và sức khỏe của người bệnh cho phép thực hiện để điều trị bệnh. Một số liệu pháp điều trị điển hình cho bệnh tình ở giai đoạn này bao gồm:
- Phẫu thuật: Phương pháp này được áp dụng với mục đích chữa lành bệnh đối với các trường hợp bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn 4A, khi các tế bào ung thư đã lan ra khỏi cổ tử cung nhưng vẫn còn khu trú ở vùng chậu. Cuộc phẫu thuật này không phải mọi bệnh nhân đều được chỉ định điều trị. Bác sĩ cần xem xét kỹ lưỡng về tình hình sức khỏe mới được đưa ra chỉ định;
- Hóa trị hoặc xạ trị: Sau cuộc phẫu thuật, bác sĩ có thể đưa ra thêm liệu pháp hóa trị hoặc xạ trị ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, liệu pháp này chỉ phù hợp cho các đối tượng có sức khỏe chịu được đụng các tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị. Hai liệu pháp này có thể giúp thu nhỏ khối u, giảm nhẹ triệu chứng và giúp kiểm soát diễn biến của bệnh, từ đó giúp cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân. Dựa trên hiệu quả đạt được, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thêm một số phương án điều trị tiếp theo;
- Thuốc điều trị nhắm mục đích: Thuốc điều trị đích thường phối hợp với hóa trị. Mục đích của liệu pháp này sẽ giúp kìm hãm sự phát triển nhanh chóng của tế bào ung thư. Từ đó giúp kiểm soát được sự phát triển của ung thư.
Dù là lựa chọn điều trị bằng phương án nào, bệnh nhân cần giữ được tinh thần lạc quan và tâm huyết để bệnh tình nhanh chóng được hồi phục sớm.
Khi nào ung thư cổ tử cung giai đoạn di căn không còn khả năng chữa trị?
Không phải như các giai đoạn nhẹ khác, việc điều trị bệnh ung thư cổ tử cung ở giai đoạn cuối còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố khác nhau nên kết quả điều trị cũng rất xuýt xoát. Thời điểm mà bác sĩ thông báo tình trạng của bệnh nhân không còn khả năng chữa trị được nữa là lúc:
- Khối u đã phát triển quá lớn và di căn đến nhiều cơ quan trong cơ thể nên không có liệu pháp nào có thể kiểm soát được những khối u;
- Sức khỏe, tuổi tác và thể trạng của bệnh nhân quá yếu không thể tiến hành điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị. Bởi những liệu pháp này đều có những tác dụng phụ nghiêm trọng mà nhóm đối tượng này có thể không có khả năng chịu đựng được;
- Bệnh nhân đã trải qua các cuộc phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị nhưng bệnh tình không đáp ứng được với việc điều trị và vẫn tiếp tục lan rộng và xâm lấn lan rộng ngoài việc kiểm soát;
Đối với nhóm đối tượng này, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân phải ngưng chữa bệnh ung thư và xem xét một số phương án khác. Tùy vào điều kiện của mỗi cá nhân mà người bệnh có thể lựa chọn hình thức chăm sóc giảm nhẹ bệnh tại bệnh viện hay tại nhà.
Biện pháp chăm sóc sức khỏe khi bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối
Song song với việc điều trị bằng những phương pháp y học tiên tiến, người nhà và người bệnh có thể lựa chọn nhập viện để bác sĩ theo dõi sức khỏe được chặt chẽ hoặc về nhà để có không gian nghỉ ngơi thoáng mát. Mỗi nơi, người thân cần biết những cách chăm sóc sức khỏe cho người bệnh sao cho phù hợp. Cụ thể hơn:
Chăm sóc bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối tại bệnh viện
Hầu như các liệu pháp điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị đều được thực hiện tại bệnh viện để được kiểm soát bởi đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế. Người bệnh và người thân cần biết cách chăm sóc sau phẫu thuật hay hóa trị, xạ trị. Trao đổi trực tiếp với bác sĩ về những triệu chứng bất thường không rõ nguyên do. Từ đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh kiểm soát tốt các tác dụng phụ.
Chăm sóc bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối tại nhà
Nhiều người thân lựa chọn phương án chăm sóc cho bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối tại nhà để có không gian nghỉ ngơi thoải mái. Khi đó, cơ hội tiếp cận với hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế sẽ bị hạn chế. Do đó, trước khi đưa ra quyết định đưa người bệnh về nhà, bạn cần trao đổi và hỏi ý kiến của bác sĩ về cách chăm sóc bệnh cũng như cách liên lạc với bác sĩ khi gặp phải những trường hợp khẩn cấp. Khi có sự đồng ý đưa bệnh nhân về nhà nghỉ dưỡng, bác sĩ có thể kê thêm một số đơn thuốc để bổ trợ cho việc chăm sóc bệnh.
Dưới đây là một số phương pháp chăm sóc bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối tại nhà để giúp người bệnh giảm bớt những cơn đau đớn đột ngột:
1. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối
Bệnh nhân bị u xơ cổ tử cung giai đoạn cuối thường bị táo bón nặng, chướng bụng và nôn do khối u chèn ép nhiều lên trực tràng hoặc di căn đến ruột. Chính vì sự mệt mỏi đã khiến người bệnh không còn cảm giác ngon miệng dẫn đến tình trạng chán ăn, sụt cân nghiêm trọng. Do đó, bạn hãy chú trọng nhiều hơn đến chế độ ăn uống của người bệnh. Chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư cổ tử cung cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thành phần dinh dưỡng: Người bệnh cần được bổ sung các loại thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin thiết cho cơ thể. Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và các loại thịt tốt cho sức khỏe. Song song, người bệnh cũng cần uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, có thể uống thêm sữa và hoa quả tươi. Bởi loại đồ uống này không chỉ giúp bổ sung nước mà còn dung nạp vào cơ thể các dưỡng chất thiết yếu khác;
- Cách chế biến: Vì cơ thể của người bệnh còn rất yếu nên cách chế biến thức ăn cho người bệnh dùng cũng rất quan trọng. Hãy chế biến món ăn ở dạng mềm như cháo, súp, món nghiền nhỏ,… Đây đều là những món ăn dễ tiêu hóa lại giàu giá trị dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bạn nên thay đổi đa dạng món ăn và trang trí đẹp mắt để kích thích sự thèm ăn của người bệnh;
- Khẩu phần ăn: Nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều phần ăn trong ngày. Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh tạo áp lực cho đường ruột và tạo cảm giác dễ chịu.
2. Cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung giai đoạn di căn
Vì là giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ trải qua rất nhiều sự đau đớn. Do đó, người chăm sóc bệnh cần có những biện pháp chăm sóc hiệu quả để hỗ trợ họ giảm thiểu cơn đau. Tương ứng với mỗi triệu chứng gặp phải sẽ có những cách cải thiện phù hợp. Cụ thể hơn:
- Khó thở
Có đến 70% bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung gặp tình trạng khó thở, đau ngực. Triệu chứng này xảy ra do suy hô hấp, tắc nghẽn phế quản khi ung thư di căn đến phổi. Người chăm sóc bệnh có thể giúp bệnh nhân thay đổi tư thế nằm hoặc ngồi. Có thể kê thêm gối để người bệnh có thể nâng cao đầu và nghỉ ngơi thoải mái hơn. Trong một số trường hợp cần thiết có thể dùng bình thở oxy hay các thiết bị trợ thở. Nếu bệnh nhân gặp vấn đề khó thở nghiêm trọng thì cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời.
- Đau đớn xuất hiện đột ngột, đau vùng dưới chậu và dưới thắt lưng
Cơn đau thắt là điều không thể tránh khỏi khi bị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn cuối, đặc biệt là cơn đau bất thường ở vùng chậu và dưới thắt lưng. Bạn nên giúp người bệnh xoa bóp hay massage nhẹ nhàng. Nếu cần thiết, có thể cho người bệnh dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
- Đi tiểu ra máu
Khi bệnh ung thư cổ tử cung chuyển sang giai đoạn cuối, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc đi tiểu tiện, đau khi đi tiểu hoặc tiểu ra máu. Không những vậy, chất dịch nhầy hay máu âm đạo có thể xuất hiện khi đi tiểu. Trong trường hợp máu xuất hiện nhiều, bạn cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được bác sĩ xử lý kịp thời. Ngoài ra, bạn cũng cần chú trọng đến việc giữ vệ sinh đường niệu để tránh tình trạng bị nhiễm trùng.
- Cơ thể mệt mỏi, sụt cân, chán ăn, táo bón và có cảm giác buồn nôn
Ở giai đoạn cuối, người bệnh thường có cảm giác chán ăn, sụt cân do khối u lan rộng đến trực tràng hay các cơ quan trong hệ tiêu hóa. Người chăm bệnh có thể nhờ bác sĩ tư vấn để có chế độ dinh dưỡng hợp lý của người bệnh.
3. Động viên, chia sẻ với bệnh nhân về mọi vấn đề và tôn trọng mong muốn của bệnh nhân
Phụ nữ thường yếu đuối và luôn muốn cần được sự chia sẻ từ mọi người, đặc biệt là phụ nữ bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Lúc này, họ luôn có những mong muốn cá nhân bởi họ biết được không biết phải nhắm mắt vào lúc nào. Đôi lúc, vì những cơn đau đớn và sự mệt mỏi khiến người bệnh trở nên khó tính và cáu gắt. Vì vậy, bạn hãy nhẹ nhàng, từ tốn và thông cảm để người bệnh cảm thấy an tâm hơn.
Thi thoảng, người chăm sóc cũng cần đưa người bệnh đi dạo, tắm nắng để thư giãn cơ thể và đầu óc. Hãy giúp đỡ họ bằng cách dìu hoặc đẩy xe lăn. Đồng thời, giúp họ massage nhẹ nhàng để làm dịu cơn đau và tăng cường quá trình tuần hoàn máu.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối gây ra nhiều sự đau đớn không chỉ cho người bệnh mà người thân của họ cũng bị ảnh hưởng không kém. Người nhà của bệnh nhân cần cố gắng chăm sóc và động viên để người bệnh cảm thấy an tâm hơn trong việc điều trị, lạc quan hơn để chống lại với bệnh tật. Bạn có thể trao đổi những thắc mắc còn đang gặp phải liên quan đến căn bệnh này trực tiếp với bác sĩ để được giải đáp.
Những thông tin được chia sẻ trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.
Có thể bạn đọc chưa biết:
Ngày Cập nhật 06/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!