Áp-xe phổi có lây không? Làm sao để điều trị và phòng ngừa
Áp-xe phổi là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, có thể kéo theo nhiều biến chứng trầm trọng nếu như không điều trị kịp thời. Tuy nhiên không phải ai cũng biết áp-xe phổi có lây không và cách điều trị của nó như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc.
Áp-xe phổi có lây không?
Áp-xe phổi hiện nay được đánh giá là một bệnh nguy hiểm, có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng như: ho ra máu, tràn mủ màng phổi, nhiễm trùng máu, nặng hơn xơ phổi, giãn phế quản, áp xe não… Ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời.
Bởi vậy, việc áp-xe phổi có lây hay không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trên thực tế theo các bác sĩ, chuyên gia nghiên cứu khẳng định áp-xe phổi có thể lây từ người bệnh sang người thường. Nếu tác nhân gây ra bệnh trong ổ áp-xe lây lan ra bên ngoài.
Cho tới thời điểm hiện tại, các chuyên gia đã tìm ra 3 con đường chính mà bệnh áp-xe phổi, có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người thường. Cụ thể các con đường lây nhiễm như sau:
- Áp-xe phổi có thể lây qua đường khí – phế quản: Trong những trường hợp người bệnh hít phải vi khuẩn vào phổi từ trong không khí hoặc từ các chất tiết nhiễm trùng ở tai – mũi – họng, răng miệng. Thậm chí, các thủ thuật ở tai mũi họng, dị vật đường thở, trào ngược dạ dày… cũng có thể là cơ chế lây nhiễm của bệnh áp-xe phổi.
- Đường máu: Con đường lây nhiễm này liên quan đến các bệnh lý về viêm nội tâm mạc, viêm tĩnh mạch dẫn đến thuyên tắc, nhồi máu cơ tim và nhiễm trùng máu. Từ đó dễ gây ra áp-xe ở cả hai phổi.
- Đường kế cận: Nếu người bệnh bị áp-xe dưới cơ hoành, áp-xe gan do amip, áp-xe đường mật, áp-xe trung thất, thực quản… thì khi những ổ áp-xe đó vỡ ra có thể gây ra áp-xe phổi.
Làm sao để chữa trị áp-xe phổi
Để điều trị bệnh áp-xe phổi, hiện nay có 5 phương pháp chính được các bệnh viện áp dụng như sau:
- Phối hợp nhiều biện pháp điều trị: Với phương pháp này bệnh nhân cần tuân thủ 2 nguyên tắc là điều trị nội khoa với kháng sinh một cách kịp thời, tích cực, kiên trì và chỉ định mổ sớm trước khi có những biến chứng nguy hiểm.
- Điều trị bằng thuốc: Phương pháp này cho phép dùng thuốc kháng sinh được chỉ định theo kinh nghiệm và tùy thuộc vào từng tác nhân gây ra bệnh. Sau đó, tình trạng bệnh sẽ là yếu tố để bác sĩ quyết định thay đổi việc sử dụng thuốc cho phù hợp.
- Điều trị áp-xe bằng can thiệp với 3 lộ trình bao gồm: dẫn lưu áp-xe, dùng ống soi phế quản để hút mủ ở phế quản dẫn lưu ổ áp-xe và chọc dẫn lưu mủ qua da.
- Phương pháp phẫu thuật cắt phân thùy phổi hoặc cả một bên phổi tuy theo mức độ tình trạng bệnh của bệnh nhân.
- Phương pháp cuối cùng là điều trị hỗ trợ thông qua chế độ ăn; duy trì cân bằng nước, điện giải; giảm đau, hạ sốt; thở oxy…
Cách phòng ngừa lây nhiễm áp-xe phổi
Để phòng ngừa lây nhiễm bệnh áp-xe phổi, cần chú ý đặc biệt đến 2 hiện tượng bệnh sinh, liên quan trực tiếp đến áp-xe phổi. Đó là do dị vật, thức ăn bị hít vào phế quản và nhiễm khuẩn răng miệng.
Những bệnh nhân có nguy cơ sặc vào phế quản như động kinh, liệt nửa người, nhược cơ cần phải giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt. Khi người nhà chăm sóc, chú ý không để bị sặc vào phế quản. Nếu sặc phải báo ngay cho bác sĩ để tiến hành soi hút bằng ống Nelaton hoặc ống soi phế quản.
Đặc biệt khi gây mê bệnh nhân phải nhịn ăn, mổ xong phải theo dõi đến khi tỉnh, để đầu bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên. Nếu bị sặc hay có dấu hiệu nhiễm khuẩn phải lập tức cho uống kháng sinh. Với những ổ nhiễm khuẩn ở đường hô hấp trên, cần phải điều trị nội khoa ngay.
Trên đây là những thông tin về bệnh áp-xe phổi và cơ chế lây nhiễm, lộ trình phòng, điều trị của bệnh áp-xe phổi. Hy vọng với những kiến thức hữu ích này, mỗi người sẽ có cái nhìn tổng quan về bệnh. Từ đó có phương án kịp thời thăm khám, điều trị, tránh để lại những hậu quả nghiêm trọng. Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt!
Ngày Cập nhật 16/08/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!