Áp xe phổi có nguy hiểm không? Nhận biết và điều trị như thế nào
Bệnh áp xe phổi là bệnh lý nhiễm trùng tại phổi do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra. Nhu mô phổi bị hoại tử do quá trình viêm nhiễm cấp tính trong các bệnh lý như viêm phổi, màng phổi, hình thành dịch mủ và các ổ áp xe chứa mủ, xác bạch cầu chết và các vi sinh vật gây bệnh. Vậy, liệu áp xe phổi có nguy hiểm hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bệnh áp-xe phổi có nguy hiểm không?
Áp xe phổi là một bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị sớm hoặc điều trị không đúng cách đều có khả năng gây ra nhiều biến chứng.
Ho ra máu
Khi ho, bệnh nhân bị thổ huyết ra hỗn hợp gồm máu, đờm và nước bọt. Càng về sau, máu ra càng nhiều và đổi sang màu đỏ thẫm. Trường hợp ho ra máu nhiều, đau tức ngực nghĩa là huyết động bị ảnh hưởng và có thể dẫn đến trụy mạch. Bệnh nhân ho ra máu thường xuyên mệt mỏi, da xanh tái, lưỡi nhợt, mạch đập nhanh, tụt huyết áp, suy hô hấp cấp. Nếu bệnh lý phổi trở nên phức tạp hơn, da dẻ tím tái, thở gấp, bệnh nhân cần được đưa đi cấp cứu ngay để đảm bảo không ảnh hưởng đến tính mạng.
Tràn mủ màng phổi
Xảy ra khi ổ áp xe bị vỡ thông với màng phổi. Lúc này, dịch mủ chảy ra (có thể có màu đục hoặc trong) là do sự tấn công của khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn khiến cho các bạch cầu bị chết, tạo thành mủ. Dịch mủ này lan rộng và gây ra tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi, thậm chí còn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn ổ bụng, hình thành u cục,… Dịch mủ này nếu không được loại bỏ nhanh chóng có thể gây ra các biến chứng như:
-
- Mủ vỡ, lan ra thành ngực, rò vào đường nách, gây áp xe nách hoặc các biến chứng tại chỗ.
- Rò rỉ mủ vào màng phổi phế quản: Ngực đau nhói, thở dốc, khạc ra mủ (có thể ít hoặc nhiều). Ít khi thấy trường hợp xuất hiện mủ màng phổi vỡ qua cơ hoành vào ổ bụng.
- Biến chứng toàn thân: suy tin do nhiễm trùng kéo dài, nhiễm trùng máu, mủ vỡ, lan sang các bộ phận khác gây áp xe.
Nhiễm trùng máu
Nhiễm trùng máu là một biến chứng nghiêm trọng và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Biến chứng này bắt nguồn từ việc các vi khuẩn, vi sinh vật có hại di chuyển từ ổ áp xe ban đầu ra đường máu và đi khắp cơ thể, chống lại các phản ứng kháng viêm, tạo ra hàng loạt các thay đổi bên trong dẫn đến tổn thương các cơ quan như: gan, thận và khiến cơ thể suy yếu nhanh. Khi vi khuẩn trong ổ áp xe xâm nhập vào máu, gây sốc nhiễm trùng và có thể tử vong.
Ngoài ra, áp xe phổi còn gây ra những biến chứng khác như xơ phổi, giãn phế quản, áp xe não…
Dấu hiệu nhận biết bệnh áp-xe phổi nguy hiểm không
Các triệu chứng:
- Sốt cao, có thể kèm rét run hoặc không
- Đau ngực bên tổn thương, có thể có đau bụng ở những bệnh nhân áp xe phổi thuỳ dưới.
- Ho khạc đờm có mủ, đờm thường có mùi hôi hoặc thối, có thể khạc mủ số lượng nhiều (ộc mủ), đôi khi có thể khạc ra mủ lẫn máu hoặc thậm chí có ho máu nhiều. Có trường hợp chỉ ho khan.
- Khó thở, có thể có biểu hiện suy hô hấp: thở nhanh, tím môi, đầu chi, PaO2 giảm, SaO2 giảm.
- Khám phổi: có thể thấy ran nổ, ran ẩm, ran ngáy, có khi thấy hội chứng hang, hội chứng đông đặc.
Điều trị bệnh áp-xe phổi như thế nào?
Điều trị kháng sinh
Nguyên tắc dùng kháng sinh: Có thể tùy vào tình trạng mà sử dụng kết hợp 2 loại kháng sinh. Người bệnh được dùng liều cao để áp chế các triệu chứng. Thời gian dùng kháng sinh ít nhất 4 tuần (có thể kéo dài đến 6 tuần tuỳ theo lâm sàng và X-quang phổi).
Một số loại kháng sinh thường được dùng trong điều trị như: Penicilin G, aminoglycosid, amoxicillin, ampicillin, cephalosporin thế hệ 3, aminoglycosid…
Dẫn lưu ổ áp xe
Dẫn lưu ổ áp-xe là hoạt động quan trọng và cần thiết trong điều trị. Để thực hiện phương pháp này cần:
- Dẫn lưu tư thế, vỗ rung lồng ngực, có thể tăng dần thời gian và cường độ theo sức chịu đựng của bệnh nhân.
- Nội soi phế quản ống mềm để hút mủ ở phế quản giúp dẫn lưu ổ áp xe.
- Chọc dẫn lưu mủ qua thành ngực.
Điều trị phẫu thuật
Phẫu thuật cắt phân thuỳ phổi hoặc cả một bên phổi tuỳ theo mức độ trong các trường hợp sau:
- Ổ áp xe > 10cm.
- Áp xe phổi mạn tính điều trị nội khoa 3 tháng không có kết quả.
- Ho ra máu tái phát, liên tiếp nhiều lần, ho máu sét đánh, đe dọa tính mạng.
- Áp xe phối hợp với giãn phế quản khu trú nặng.
- Có biến chứng rò phế quản – khoang màng phổi.
- Bệnh lý nền nghi ngờ u phổi, ung thư phổi
Điều trị hỗ trợ
Ngoài các phương pháp điều trị nêu trên, để nâng cao hiệu quả điều trị cần:
- Chế độ ăn: đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng, cung cấp nhiều protein và vitamin.
- Duy trì cân bằng nước và điện giải, cân bằng toan kiềm
- Giảm đau, hạ sốt
- Thở oxy: cung lượng cao khoảng 6 lít/phút trong suy hô hấp cấp. Nếu có suy hô hấp mạn thì thở oxy với cung lượng thấp hơn, khoảng 2 lít/phút.
Qua bài viết này, rất mong bạn đọc sẽ chú ý hơn khi mắc bệnh áp xe phổi để có kế hoạch khám và điều trị sớm nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Ngoài việc điều trị, chúng ta cũng nên theo dõi và điều chỉnh thói quen sống sao cho lành mạnh, cải thiện bệnh rõ hơn.
Chúc các bạn mau khỏe!
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!