Áp-xe răng ở trẻ em có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Áp-xe răng ở trẻ em là một bệnh lý về răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ được các bậc phụ huynh quan tâm đặc biệt. Bệnh do vi khuẩn gây ra, gây đau đớn cho trẻ và dễ lây lan nếu không được điều trị kịp thời. Vậy áp-xe răng ở trẻ em có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết.
Áp-xe răng ở trẻ em có nguy hiểm không?
Tình trạng sâu răng sữa hay sâu răng vĩnh viễn ở trẻ nhỏ kèm theo những biến chứng của nó được gọi là áp-xe răng. Áp-xe răng ở trẻ em có nguy hiểm không là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh khi con em mình gặp phải tình trạng này.
Theo các chuyên gia, bệnh nguy hiểm vì không chỉ ảnh hưởng tới tình trạng khuôn miệng của trẻ mà còn tác động đến đến phát âm của trẻ sau này.
Diễn tiến sự nguy hiểm của áp-xe răng ở trẻ trải qua nhiều giai đoạn. Ban đầu là sâu răng với những tổn thương là vết trắng ở bề mặt men. Nếu không xử lý kịp thời, tổn thương sâu răng sẽ sâu hơn và phá hủy men răng.
Tiếp đó, khi tổn thương đến lớp ngà răng, giai đoạn này sẽ phát triển nhanh hơn so với sâu men và sâu răng sẽ ngày một lan rộng khó kiểm soát.
Có 4 cấp độ sâu răng được các bác sĩ đưa ra đó là men răng bị acid tấn công, ngà răng bị phá hủy, sâu răng thành lỗ tiến dần đến tủy và cuối cùng là viêm đến chết tủy.
Giai đoạn cuối cùng trẻ sẽ đau nhức dữ dội. Viêm tủy nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra chết tủy, tủy răng thối và nhiễm trùng đi vào xương. Từ đó tạo mủ và gây ra áp-xe ở chân răng, viêm mô tế bào, nặng hơn là viêm xương hàm.
Nếu áp-xe răng ở trẻ không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm phải nhổ bỏ răng, bị nang răng, nhiễm trùng xoang hàm, viêm nội mạc nhiễm trùng, viêm tấy lan tỏa và nặng nhất là dẫn đến áp-xe não ở trẻ.
Cách điều trị áp-xe răng ở trẻ em
Việc điều trị áp-xe răng ở trẻ sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng như tình trạng trẻ gặp phải. Trong giai đoạn áp-xe được phát hiện sớm, bố mẹ sẽ cho trẻ đi nha sĩ hút mủ. Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ ổ áp xe và làm sạch cho trẻ bằng dung dịch muối sinh lý hoặc nước muối.
Nếu răng trẻ đã hoàn toàn bị tổn thương thì nha sĩ có thể sẽ nhổ bỏ răng cho trẻ. Để ngăn tình trạng nhiễm trùng không lan rộng ra các răng xung quanh hoặc cả hàm.
Một số trường hợp khác, các nha sĩ sẽ tiến hành rút bỏ tủy răng để điều trị chiếc răng đã bị nhiễm trùng. Từ đó giúp cho răng của trẻ không bị tổn thương thêm nữa.
Trong suốt quá trình điều trị, các nha sĩ sẽ tạo ra một môi trường chân không tại răng và sẽ rút mủ ra trước khi bịt lại. Ngoài ra, các nha sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nếu tình trạng nhiễm trùng bị lây lan tới các phần khác. Hoặc tình trạng nhiễm trùng tiến triển nặng.
Cách giảm đau áp-xe răng ở trẻ em tại nhà
Tuy không có cách điều trị áp-xe răng cho trẻ tại nhà nhưng bố mẹ cũng có thể làm một số việc giúp cho trẻ bớt đau đớn. Các phương pháp cụ thể như sau:
- Chườm lạnh tại vùng đau của trẻ từ 12-20 phút hoặc theo chỉ định của của nha sĩ.
- Dùng tỏi giảm đau bằng cách cho trẻ nhai hoặc nghiền nhỏ tỏi và thoa vào phần bị nhiễm trùng.
- Dùng tinh dầu đinh hương, tinh dầu bạc hà và tinh dầu rau oregano. Các rau này có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm, giúp chống lại viêm và loại bỏ tình trạng nhiễm trùng.
- Súc miệng bằng nước muối ấm cũng có thể giúp trẻ ngăn tình trạng nhiễm trùng lan rộng.
- Hoặc súc miệng bằng một thìa giấm táo pha với nước ấm. Lưu ý không để trẻ nuối dung dịch này.
- Sử dụng dầu ô-liu có chứa eugenol, đây là một chất hóa học có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ tình trạng nhiễm trùng do áp-xe răng gây ra.
Làm sao để trẻ không bị áp-xe răng
Bệnh lý răng miệng ở trẻ dù không ai mong muốn nhưng vẫn có thể mắc phải nếu không biết cách chăm sóc răng cho trẻ. Để trẻ không bị áp-xe răng, bố mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc chăm sóc răng miệng nhất định.
- Chải răng đúng cách và đúng thời điểm, tốt nhất cho trẻ chải răng sau khi ăn xong, thậm chí chỉ ăn kẹo hoặc ăn vặt.
- Tạo cho trẻ thói quen dùng chỉ tơ nha khoa, súc miệng bằng nước diệt khuẩn sau khi đánh răng từ một đến hai lần mỗi ngày.
- Không nên cho trẻ ăn thức đồ ăn nhiều đường như kẹo, tránh thức ăn có độ dính cao như kẹo dẻo, nho khô, trái cây sấy.
- Tăng cường sức đề kháng cho các mô cứng của răng bằng các biện pháp dùng fluor toàn thân.
- Nên đưa trẻ đi khám định kỳ 6 tháng một lần.
Trên đây là những kiến thức về áp-xe răng ở trẻ, mức độ nguy hiểm và cách chữa trị. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc răng miệng của trẻ.
Ngày Cập nhật 03/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!