Bà Bầu Mất Ngủ Có Nguy Hiểm Không? Phải Làm Sao Để Ngủ Ngon?
Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ, có đến 78% bà bầu mất ngủ vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ, đặc biệt là các tháng cuối của thai kỳ. Mất ngủ khi mang thai kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé, vì thế hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân, cũng như tìm cách khắc phục. Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ những kiến thức về bệnh mất ngủ ở phụ nữ mang thai, bạn đọc nên tham khảo.
Biểu hiện bà bầu mất ngủ trong các giai đoạn của thai kỳ
Mỗi giai đoạn thai kỳ lại có những nguyên nhân và triệu chứng mất ngủ hoàn toàn khác nhau khiến các mẹ bầu khó chịu.
Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể gặp phải các hiện tượng khó ngủ như:
- Ốm nghén gây khó chịu dạ dày, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
- Thường xuyên thức giấc nửa đêm đi tiểu và khó ngủ trở lại.
- Căng thẳng, lo âu khi mới mang thai làm ngủ muộn.
- Thường buồn ngủ và ngủ nhiều trong ngày.
Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa
Trong 3 tháng giữa thai kỳ khi cơ thể dần quen với sự xuất hiện ở em bé, mẹ bầu có thể dễ ngủ hơn. Tuy nhiên chất lượng giấc ngủ vẫn kém và gặp các hiện tượng:
- Khó ngủ do thai nhi đạp nhiều.
- Đi tiểu nhiều lần hơn dẫn đến mất ngủ do thai nhi chèn ép bàng quang.
- Hay mơ ngủ, ngủ không sâu giấc, gặp ác mộng.
Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối
Mất ngủ có nghĩa là bạn khó ngủ, ngủ không sâu hoặc cả hai. Phụ nữ có thể bị mất ngủ trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ, nhưng nó có xu hướng phổ biến hơn trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba.
Giai đoạn này mẹ bầu gặp nhiều vấn đề về giấc ngủ nhất, bao gồm:
- Mất ngủ do bụng ngày càng nặng nề, khó chịu.
- Mất ngủ vì bị chuột rút, ợ nóng, khó thở, đau nhức…
- Mất ngủ do tiểu đêm.
- Mất ngủ vì lo lắng về chuyện sinh nở.
Bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bất kỳ thay đổi nào trong khi mang thai cũng đều có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai kỳ. Bà bầu mất ngủ tuy không gây nguy hiểm cho thai nhi nhưng vẫn có thể gây ra các động xấu như:
Thai nhi có thể bị chậm phát triển: Thời gian người mẹ nghỉ ngơi chính là lúc thai nhi phát triển mạnh về trí não, hệ thần kinh và các giác quan cơ thể. Khi mất ngủ, quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng gây rối loạn nội tiết và ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt từ tuần 24.
Thai nhi có thể bị thiếu máu: Thường xuyên mất ngủ trong thời gian từ 23 giờ đến 3 giờ sáng dễ khiến trẻ trong bụng bị thiếu máu. Nguyên nhân là do thời gian này cơ thể mẹ đang tạo ra hồng cầu mạnh mẽ nhất để cung cấp cho đứa trẻ.
Thai nhi có thể bị dị tật: Mất ngủ và căng thẳng quá độ trong 3 tháng đầu có thể gây dị tật môi thai nhi. Hiện tượng này kéo dài sẽ gây ra sự mất cân bằng giữa vỏ não và các cơ quan nội tạng, rối loạn hệ tuần hoàn và ảnh hưởng lớn sức khỏe thai nhi.
Tại sao bà bầu khó ngủ?
Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu khó ngủ, chủ yếu là do thay đổi nội tiết tố và sự phát triển của em bên trong.
Do thay đổi tư thế ngủ: Việc phải nuôi dưỡng một đứa trẻ trong bụng dẫn đến rất nhiều thay đổi cấu trúc trong cơ thể, điều đó khiến người mẹ phải thay đổi tư thế ngủ bình thường. Ví dụ, nếu bạn nằm ngửa khi ngủ thì khi mang thai kỳ, bạn có thể không còn thoải mái ở tư thế đó nữa. Điều này có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn và có thể gây khó khăn cho việc tìm một tư thế ngủ thoải mái.
Đau lưng: Có đến 70% phụ nữ mang thai bị đau lưng, thường là nguyên nhân gây mất ngủ. Phụ nữ thừa cân và những người bị đau lưng trong lần mang thai trước có nguy cơ bị đau lưng cao nhất. Việc em bé phát triển có thể dẫn đến sự thay đổi trọng tâm cơ thể, gây nhiều áp lực hơn đối với lưng và gây ra hiện tượng này.
Thay đổi nội tiết tố: Nội tiết tố của cơ thể trải qua những thay đổi mạnh mẽ trong suốt quá trình mang thai của bạn. Progesterone, hormone hỗ trợ cho việc mang thai gia tăng nồng độ có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
Đi tiểu thường xuyên: Sự thay đổi nồng độ hormone nhất định có thể dẫn đến việc cần đi tiểu thường xuyên hơn và khiến bạn thức dậy nhiều lần trong đêm. Thêm vào đó, khi em bé lớn lên, sẽ có nhiều áp lực hơn được đặt lên bàng quang của bạn, cũng có thể làm bạn cảm thấy cần phải đi tiểu thường xuyên và khẩn cấp hơn.
Bà bầu khó ngủ phải làm sao để khắc phục?
Mất ngủ tuy không gây ra hậu quả nặng nề nhưng khiến các bà bầu thường xuyên mệt mỏi, stress và giảm hiệu quả khi làm việc. Để đẩy lùi tình trạng mất ngủ khi mang thai, bà bầu có thể thử áp dụng một số phương pháp an toàn từ thực phẩm, thảo dược như sau:
Bổ sung dưỡng chất từ thực phẩm
Bà bầu nên cố gắng kết thúc bữa ăn cuối cùng trước giấc ngủ ít nhất 2 tiếng. Thói quen này sẽ giúp dạ dày không bị khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng…gây rối loạn giấc ngủ không cần thiết. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng nên chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng và lựa chọn món ăn nếu đang gặp phải hiện tượng khó ngủ.
Một số loại thực phẩm bà bầu nên ăn bao gồm:
- Thực phẩm giàu vitamin B: hải sản, rau xanh, ngũ cốc, các loại đậu…giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng, kích thích não bộ nghỉ ngơi.
- Bánh mì khô: Giảm hiện tượng ợ nóng gây khó ngủ.
- Các thực phẩm có vị hơi mặn như ô mai, bánh quy, phomai mặn…có thể giảm cơn ốm nghén gây mất ngủ.
- Chuối: Thành phần của chuối giàu serotonin, một chất kích thích thần kinh buồn ngủ. Mẹ bầu có thể ăn một quả chuối trước khi ngủ 2 giờ để khắc phục tình trạng khó ngủ.
- Sữa ấm: Sữa ấm giúp dạ dày dễ chịu, ấm áp và khiến não bộ dễ đi vào giấc ngủ hơn. Hãy uống một ly sữa ấm cách giờ ngủ ít nhất 1 giờ đồng hồ.
- Cá hồi: Cá hồi vô cùng giàu dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của thai nhi và hỗ trợ điều trị mất ngủ hiệu quả.
Uống một số loại trà thảo dược để tinh thần thư thái
Một số loại trà thảo mộc có thể giúp tinh thần thư thái rất có hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ mà mẹ bầu có thể thử. Một số gợi ý từ bác sĩ đông ý bao gồm:
- Trà hoa oải hương: Có tác dụng thư giãn, cải thiện giấc ngủ, nhất là đối với phụ nữ mất ngủ do lo lắng, bồn chồn.
- Trà hoa cúc: Thành phần hoa cúc có chứa một chất chống oxy hóa tên là apigenin có khả năng cải thiện chất lượng giấc ngủ của thai phụ.
- Trà bạc hà: Trà bạc hà dịu nhẹ giúp giảm bớt căng thẳng khi mang thai ở những tháng cuối thai kỳ.
- Nước ép cherry: Uống nước ép cherry 2-3 lần mỗi tuần có thể giúp giảm chứng mất ngủ về đêm khi đang mang thai.
- Trà tâm sen, hạt sen: Từ lâu củ sen, hạt sen, tâm sen luôn được coi là thần dược hỗ trợ mất ngủ, suy nhược thần kinh hiệu quả. Chúng giúp đầu óc thư giãn, cơ thể thoải mái và sẵn sàng đi vào giấc ngủ sâu.
Đối với phụ nữ mang thai, các món ăn chế biến từ sen còn là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá cho sự phát triển thai nhi. Bà bầu nếu gặp hiện tượng mất ngủ có thể ăn các món chế biến từ sen như cánh gà hầm sen, chè sen, canh sen… Đặc biệt trà tâm sen hạ huyết, thanh nhiệt, an thần khi mang thai. Đây cũng là giải đáp cho câu hỏi bà bầu mất ngủ uống tâm sen có được không? được thắc mắc nhiều.
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Nếu bạn khó ngủ khi mang thai, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ. Điều quan trọng là phải hiểu cách sử dụng thuốc an toàn trong thai kỳ theo đúng hướng dẫn sử dụng và ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi bác sĩ chưa kê đơn.
Hãy xem xét các loại thuốc ngủ có sẵn trong thai kỳ cho từng điều kiện sau đây:
- Thuốc an thần và thôi miên (Benzodiazepines): Zolpidem, Diphenhydramine, Alprazolam, Diazepam, Lorazepam, Midazolam, Secobarbital
- Thuốc an thần và thôi miên (Benzodiazepines): Zaleplon
- Thuốc chống co giật: Gabapentin
- Thuốc chống trầm cảm và trầm cảm: Amitriptyline, Doxepin, Trazodone
Một số phương pháp khác
Bà bầu cũng có thể khắc phục hiện tượng mất ngủ, khó ngủ bằng các thói quen khoa học dưới đây.
- Duy trì ngủ đủ và đúng giấc: Mẹ bầu nên điều chỉnh giấc ngủ theo thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc.
- Duy trì thói quen lành mạnh trước khi ngủ: Cách giờ ngủ 30 phút, mẹ bầu có thể đọc sách, nghe nhạc, ngửi tinh dầu…để tinh thần trở nên thoải mái, đầu óc thư giãn và có một giấc ngủ ngon.
- Ngủ ở môi trường lý tưởng: Khi có thai, cơ thể sẽ cảm thấy nóng hơn bình thường. Vậy nên các mẹ cần ngủ ở nơi mát mẻ, tránh ánh sáng mạnh trực tiếp vào mắt và tránh sự ồn ào làm bạn thức dậy.
- Nên ngủ nghiêng trái: Tư thế ngủ trái giúp máu, oxy và chất dinh dưỡng tới thai nhi tốt nhất. Tư thế này cũng giúp áp lực nên hông, lưng được giảm bớt để các mẹ bầu ngủ ngon hơn.
Hi vọng với những chia sẻ ở trên, các mẹ bầu sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!