Mất Ngủ Bấm Huyệt Nào? Hướng Dẫn Cách Bấm 7 Huyệt Chữa Mất Ngủ
Có nhiều cách cải thiện tình trạng mất ngủ hiệu quả như uống thuốc an thần, dùng các loại thuốc dân gian, tập yoga… Tuy nhiên, có một phương pháp được nhiều người yêu thích trong thời gian gần đây đó là bấm huyệt. Vậy mất ngủ bấm huyệt nào và cần lưu ý những gì thì chúng ta cùng đi tìm hiểu bài viết bên dưới để có câu trả lời chính xác nhất.
Nhiều nghiên cứu cho thấy mất ngủ có nguyên nhân sâu xa là do phủ tạng có sự suy giảm về chức năng đó là tỳ, thận, tâm. Chính vì thế, bấm huyệt là dùng ngón tay day và ấn mạnh vào các huyệt đạo giúp thư giãn các cơ và hệ thần kinh trung ương. Từ đó, giúp lưu thông máu dễ hơn và khí huyết cũng tăng cường trao đổi, giúp giấc ngủ đến nhanh, sâu giấc hơn.
Hướng dẫn bấm huyệt chữa mất ngủ
Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết cách bấm 7 huyệt chữa mất ngủ các bạn có thể tham khảo:
1. Huyệt đạo an miên
Ở vùng cổ phía sau bên cạnh xương lồi ở vành tai có huyệt đạo an miên. Đây là một trong số huyệt đạo có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương. Khi chúng ta tác động vào đó sẽ làm giải tỏa căng thẳng, cải thiện tình trạng chóng mặt, hoa mắt. Đặc biệt, triệu chứng mất ngủ sẽ nhanh chóng biến mất, từ đó mang lại cảm giác sảng khoái và thoải mái sau mỗi giấc ngủ đêm.
Cách bấm huyệt an miên như sau:
- Các bạn chuẩn bị tư thế ngồi hoặc nằm ngửa trên mặt sàn. Tiếp theo xác định chính xác huyệt an miên bằng ngón tay trỏ.
- Day nhẹ nhàng huyệt an miên cả hai bên theo thứ tự lần lượt trái phải trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 phút.
- Cuối cùng là dùng 4 ngón tay, trừ ngón cái chụm lại rồi miết nhẹ từ tai xuống cổ và làm ngược lại từ cổ lên tai. Mỗi lần chúng ta thực hiện ít nhất 15 lần là được.
2. Bấm huyệt ấn đường
Có thể nói nơi tập trung nhiều dây thần kinh nhất chính là vùng đầu mặt. Những dây thần kinh này đều có ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của chúng ta. Chính vì thế, muốn cải thiện chứng mất ngủ nhanh chóng, các bạn có thể bấm huyệt vùng đầu mặt để có được hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên, mọi người cần phải xác định chính xác vị trí huyệt đạo vùng đầu mặt có tên là ấn đường. Huyệt ấn đường nằm ở khu vực giao giữa hai lông mày với đường giữa sống mũi.
Cách bấm huyệt ấn đường như sau:
- Khi đã xác định chính xác huyệt đạo ấn đường thì các bạn lấy hai ngón giữa vừa day vừa ấn nhẹ nhàng khoảng 3 phút.
- Tiếp theo dùng ngón trỏ và ngón cái miết nhẹ hai bên lông mày từ giữa sang bên thái dương. Cứ làm như vậy khoảng 4 phút là được.
Lưu ý: Trước khi bấm huyệt, các bạn có thể thực hiện thêm một thao tác khoảng 20 lần để làm ấm vùng mặt – đó là xoa hai lòng bàn tay với nhau rồi áp sát lên mặt.
3. Bấm huyệt dũng tuyền
Chân là một bộ phận vô cùng quan trọng của con người, đồng thời cũng là gợi ý trong việc mất ngủ bấm huyệt nào. Tại đây cũng có rất nhiều huyệt đạo ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương. Chính vì thế, bấm huyệt ở khu vực bàn chân sẽ giúp an thần, cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Ở bàn chân có huyệt đạo dũng tuyền nên mọi người cần xác định chính xác huyệt này để tiến hành chữa mất ngủ.
Cách tiến hành như sau: Mỗi chân, các bạn ấn nhẹ và day vào huyệt dũng tuyền ở vị trí lỗ hõm của bàn chân trong vòng 5 phút.
Với cách làm này không những chúng ta cải thiện được giấc ngủ hiệu quả mà còn giảm mệt mỏi, căng thẳng, giúp nhanh đi sâu vào giấc ngủ hơn.
4. Huyệt nội quan
Vị trí huyệt nội quan là ở phần mặt trước của cẳng tay, nằm giữa gan cơ tay lớn và gan cơ tay bé (hình ảnh đi kèm). Dùng ngón tay cái day và ấn vào vị trí của huyệt, day ấn khoảng 3 phút.
Tác dụng: Điều hòa khí huyết, an thần, ích tâm, giảm suy nhược thần kinh, tình trạng mất ngủ, nguy cơ bệnh tim mạch.
5. Huyệt thần môn
Vị trí huyệt thần môn nằm ở cạnh cổ tay, phía bên trong. Dùng ngón cái ấn vào huyệt, day ấn có cảm giác căng tức nặng giữ 30 giây, thực hiện khoảng 10 lần.
6. Huyệt thái khê
Tác dụng: Điều hòa âm dương, thận khỏe, thư giãn, loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi vì đây là huyệt thuốc kinh thận, kinh khí mạnh nhất.
7. Huyệt thiên trụ
Lưu ý khi bấm huyệt trị mất ngủ
Muốn có hiệu quả trong việc bấm huyệt trị mất ngủ, các bạn cần thực hiện các động tác có độ chính xác tuyệt đối. Đồng thời, chúng ta cần chú ý những điểm sau:
- Trong trường hợp quá no hay quá đói hoặc vừa uống nhiều rượu bia mà bấm huyệt ngay sẽ không tốt cho tiêu hóa và dạ dày.
- Một số đối tượng không nên chữa mất ngủ bằng cách bấm huyệt như: tăng huyết áp, bệnh tim mạch, người bị bệnh xương khớp. Nếu cố tình bấm huyệt sẽ rất dễ gặp tình trạng bong gân, tổn thương xương khớp trầm trọng hơn.
- Việc thực hiện bấm huyệt chữa mất ngủ cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn nếu không sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và cơ thể. Bởi việc bấm huyệt không đúng cách còn có thể gây đau nhức mỏi toàn thân.
- Những người mất ngủ do bị chấn thương tuyệt đối không sử dụng phương pháp bấm huyệt để chữa mất ngủ.
- Trong việc bấm huyệt chữa mất ngủ có một vị trí đặc biệt quan trọng mà các bạn phải chú ý đó là cột sống cổ. Đây là trung khu của hệ hô hấp và cũng là nơi tập trung rất nhiều tủy sống nên nếu làm sai cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Có thể gây nguy hiểm như dập tủy, co rút cổ, thậm chí là liệt tứ chi hoặc tử vong. Vì thế bạn nên cân nhắc việc bấm huyệt ở vị trí này để cải thiện tình trạng mất ngủ.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về mất ngủ bấm huyệt nào cũng như cách tiến hành bấm huyệt để chữa mất ngủ hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn các bạn không nên tự ý làm tại nhà mà cần có sự trợ giúp của các bác sỹ hoặc chuyên gia có chuyên môn.
Ngày Cập nhật 31/05/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!