Khó Ngủ Phải Làm Sao? Các Mẹo Hay Chữa Mất Ngủ Theo Độ Tuổi
Khó ngủ phải làm sao? Có nhiều kĩ thuật thư giãn và mẹo hay rất dễ thực hiện giúp người khó ngủ nhanh chóng có được những đêm ngon giấc. Tham khảo ngay các mẹo trị bệnh mất ngủ tuyệt vời phù hợp với độ tuổi dưới đây để có được giấc ngủ ngon.
Mẹo chữa chứng mất ngủ ở trẻ sơ sinh, trẻ em
Trẻ sơ sinh trải qua chu kỳ giấc ngủ ngắn nhưng chúng ngủ nhiều hơn người lớn, lên đến 12 giờ vào ban đêm và chúng thường xuyên cần ngủ trưa. Thời gian ngủ thức của trẻ sơ sinh chủ yếu liên quan đến môi trường ngủ và thói quen do người lớn tạo thành.
Nếu con bạn đang mắc chứng khó ngủ khi mới sinh, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau đây để cải thiện tình trạng:
- Để trẻ biết phân biệt ngày đêm bằng cách điều chỉnh ánh sáng, âm thanh theo thời gian.
- Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ đều đặn cho trẻ.
- Thiết lập lịch trình ăn uống, chơi, nghỉ ngơi cho trẻ sơ sinh phù hợp.
- Bổ sung vitamin D, canxi thường xuyên dưới sự tư vấn của bác sĩ.
- Nói chuyện với bác sĩ nhi khoa ngay lập tức nếu trẻ thường xuyên mất ngủ, tỏ ra rất khó chịu và không có giải pháp.
Trẻ em từ 3 tuổi trở lên hay hiếu động, tò mò nên thường bị rối loạn giờ giấc đi ngủ. Không có được một giấc ngủ ngon có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của con vào ban ngày. Thiếu ngủ cũng khiến con mệt mỏi, giảm khả năng tập trung và kém phát triển thể chất. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ nên:
- Dạy con thói quen coi chiếc giường chỉ đơn giản là ngủ, có nghĩa là không đọc sách, làm bài tập về nhà hoặc xem TV trên giường.
- Có một lịch trình rất nhất quán về giờ đi ngủ và thức dậy, kể cả cuối tuần và ngày lễ.
- Dừng các hoạt động kích thích 30 đến 60 phút trước khi đi ngủ, chẳng hạn như xem phim, nói chuyện, chơi game,…
- Cho trẻ tập thể dục thường xuyên.
Cách khắc phụ chứng mất ngủ ở người già
Những lời khuyên sau đây có thể giúp người cao tuổi khắc phục các vấn đề về giấc ngủ liên quan đến tuổi tác, có được một đêm ngon giấc và cải thiện chất lượng cuộc sống sau khi thức dậy.
- Ngủ ở nơi yên tĩnh, ít ánh sáng: Ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có thể ngăn chặn việc sản xuất melatonin của cơ thể, một hormone khiến não bộ buồn ngủ. Hãy sử dụng bóng đèn có công suất thấp, tắt TV và máy tính ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.
- Không đọc thiết bị điện tử về đêm: chẳng hạn như iPad, smartphone, máy nghe nhạc, TV…
- Duy trì một lịch trình ngủ phù hợp: Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, thậm chí vào cuối tuần.
- Áp dụng các biện pháp hỗ trợ giấc ngủ: Tắm, chơi nhạc hoặc thực hành một kỹ thuật thư giãn như thiền, thở sâu có thể giúp cơ thể thoải mái trước khi đi ngủ.
- Không nên lạm dụng thuốc ngủ: Thuốc ngủ không giải quyết được nguyên nhân gây mất ngủ và thậm chí có thể làm cho bệnh nặng hơn về lâu dài.
- Tránh ăn no hoặc thức ăn cay, nóng ngay trước khi đi ngủ: Ăn no hoặc ăn đồ cay có thể dẫn đến khó tiêu. Cố gắng ăn một bữa tối vừa đủ ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ.
- Uống ít nước trước khi ngủ: Hạn chế những gì bạn uống trong vòng một tiếng rưỡi trước khi đi ngủ để hạn chế tần suất thức dậy để đi vệ sinh.
Mất ngủ phải làm sao ở bà bầu?
Mất ngủ khi mang thai là bình thường và ảnh hưởng đến khoảng 78% phụ nữ mang thai hiện nay. Các bà bầu có thể ngủ ngon hơn nếu áp dụng các mẹo chữa mất ngủ sau đây;
- Hãy thử tư thế ngủ mới nếu nó khiến bạn dễ chịu, thoải mái mà không ảnh hưởng đến thai nhi.
- Chuẩn bị cho mình trước khi đi ngủ bằng cách tắm nước ấm, ngâm chân hoặc massage.
- Một số âm thanh thư giãn có thể giúp bạn buồn ngủ như tiếng nhạc nhẹ, tiếng mưa, tiếng ồn trắng…
- Hãy thử các kỹ thuật thư giãn trước khi ngủ, chẳng hạn như thở sâu, thiền, đi bộ nhẹ nhàng…
- Nếu bạn vẫn không thể ngủ, bạn có thể cân nhắc việc thức dậy thử đọc một cuốn sách, ăn một bữa ăn nhẹ nhỏ hoặc uống một chút sữa ấm.
- Vận động thường xuyên trong ngày.
Chữa chứng mất ngủ ở phụ nữ sau sinh
Dưới đây là một vài mẹo có thể giúp phụ nữ sau sinh ngủ ngon giấc hơn:
- Bổ sung vitamin: Sắt, canxi, magie có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các vấn đề về thần kinh. Vì vậy, uống bổ sung các khoáng chất này có thể giúp phụ nữ sau sinh dễ ngủ và giảm bớt căng thẳng.
- Ngủ với bé: Nên tập thói quen điều chỉnh giấc ngủ theo giờ đi ngủ của bé.
- Ngủ càng sớm càng tốt: Từ bỏ thói quen lướt mạng, tán gẫu, đọc tin tức để tranh thủ ngủ sớm bất cứ lúc nào có thể.
- Tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc êm dịu hoặc uống thứ gì đó nhẹ nhàng trước giờ đi ngủ để dễ ngủ hơn.
- Thường xuyên vận động: Cố gắng vận động nhẹ nhàng mỗi ngày như đi bộ, các bài tập ngắn, nhẹ và thở sâu nhằm giảm căng thẳng và gây buồn ngủ.
Mong rằng bài viết trên đã giúp mọi người trả lời được thắc mắc khó ngủ phải làm sao và có thêm nhiều biện pháp khắc phục tình trạng khó ngủ hiệu quả. Chúc bạn luôn có giấc ngủ ngon!
Ngày Cập nhật 07/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!