Bài thuốc chữa đau lưng bằng cây đinh lăng nên biết
Không chỉ có rễ, hầu như các thành phần của cây đinh lăng đều có tác dụng chữa đau lưng. Tuy nhiên, không nhiều người biết cách sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Dưới đây là các bài thuốc chữa đau lưng bằng cây đinh lăng được nghiên cứu kỹ lưỡng từ các chuyên gia đầu ngành.
Nguyên nhân phổ biến gây đau lưng
Trước khi tìm hiểu bài thuốc chữa đau lưng bằng cây đinh lăng, bạn nên biết cơ chế dẫn đến tình trạng này. Nó sẽ phần nào giúp bạn đánh giá được hiệu quả của các bài thuốc. Cơ chế gây tình trạng đau lưng thường bắt nguồn từ cột sống. Giữa các đốt xương sống là đĩa đệm. Trước đĩa đệm là dây chằng. Đây là bộ phận vô cùng nhạy cảm. Chỉ cần một chấn thương nhỏ cũng có thể gây đau nhói.
Ngoài các yếu tố vật lý tác động đến dây chằng trước đĩa đệm gây đau lưng, đa số các trường hợp bị tình trạng này đều có nguyên nhân từ bệnh lý. Các bệnh này thường liên quan đến dây thần kinh hoặc rễ của nó. Trong đó phổ biến nhất là bệnh thoát vị đĩa đệm. Nhân nhầy của đĩa đệm chèn ép rễ dây thần kinh sẽ gây đau lưng. Đồng thời, người bệnh có thể còn bị tê bì chân tay.
Các nhà nghiên cứu đã khẳng định không thể trị dứt điểm tình trạng đau lưng. Thay vào đó, người ta chỉ có thể kiểm soát cơn đau khi xảy ra hoặc giảm thiểu các nguy cơ gây tình trạng này. Song song đó, các bác sĩ sẽ tìm cách phục hồi nhanh chóng chức năng của các bộ phận bị thương tổn.
Cơ chế tác động của cây đinh lăng chữa đau lưng
Trong các cách chữa đau lưng thì giải pháp bảo tồn vẫn là ưu tiên hàng đầu. Cụ thể, người bị đau lưng sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng thuốc (bao gồm cả Đông y và Tây y), vật lý trị liệu kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý. Còn giải pháp phẫu thuật thường chỉ được áp dụng cho các trường hợp đau lưng do chấn thương. Bởi cách điều trị này dễ gây tai biến và tỷ lệ tái phát sau điều trị khá cao.
Đối với việc dùng thuốc, ngày càng nhiều người sử dụng các thảo dược thiên nhiên thay vì thuốc tân dược. Nguyên nhân là các vị thuốc từ thiên nhiên thường lành tính và hiệu quả tác động lâu dài. Còn các loại thuốc Tây y dù hiệu quả nhanh nhưng nhiều tác dụng (mục xương) và dễ gây phụ thuộc nếu sử dụng thời gian lâu.
Trong các loại thảo dược chữa đau lưng, cây đinh lăng được sử dụng nhiều nhất. Thành phần hóa học của cây đinh lăng chứa 8 loại saponin khác nhau, hơn 20 loại axit amin quan trọng và nhiều loại vitamin, khoáng chất thiết yếu. Các thành phần này có tác dụng giảm đau, tăng cường sự lưu thông máu, tăng sức đề kháng, bổ khí huyết. Từ đó nó giúp cơ thể phục hồi chức năng của xương khớp.
Có nhiều bài thuốc chữa đau lưng bằng cây đinh lăng. Đáng lưu ý là gần như toàn bộ các phần của cây này đều đạt hiệu quả điều trị cao. Trong đó, rễ đinh lăng là thành phần được đánh giá cao nhất về giá trị dược liệu.
Bài thuốc dùng lá đinh lăng chữa đau lưng
Bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá đinh lăng tươi. Sau đó rửa sạch, giã nhuyễn và đắp nó vào vị trí bị đau. Mỗi ngày cần thực hiện 1 – 2. Mỗi lần đắp khoảng 30 phút. Kiên trì trong khoảng vài tuần là tình trạng đau lưng sẽ được cải thiện rõ nét. Bạn nên đắp lá đinh lăng vào buổi tối. Sau đó lau sạch hoặc tắm lại trước khi đi ngủ.
Sử dụng lá đinh lăng đắp ngoài da chữa đau lưng sẽ làm mềm cơ, tránh được tình trạng co cứng đốt sống. Qua đó, quá trình tuần hoàn máu sẽ tốt hơn. Lượng oxy và dưỡng chất sẽ được đưa đến các vị trí bị tổn thương đầy đủ. Nhờ vậy cơ thể sẽ được kích thích quá trình tự chữa lành, tình trạng đau nhức sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, khi sử dụng bài thuốc này, bạn cần có sự kiên trì. Bởi tác động từ bên ngoài da bao giờ cũng cần nhiều thời gian so với các bài thuốc uống trực tiếp.
Bài thuốc dùng thân và cành đinh lăng chữa đau lưng
So với cách dùng lá đắp thì bài thuốc dùng thân và cành đinh lăng sắc lấy nước uống sẽ mang lại hiệu quả chữa đau lưng nhanh hơn. 1 thang thuốc dùng trong ngày cần 20 – 30g đinh lăng. Bạn cần dùng liên tục trong khoảng nửa tháng để cải thiện tình trạng đau..
Cơ chế tác động của thân và cành tương tự như lá. Tuy nhiên, mức độ tác động sẽ trực tiếp và nhiều hơn. Bên cạnh đó, hai thành phần này không quá đắt và dễ tìm nên được khá nhiều người sử dụng. Ngoài tác dụng cải thiện tình trạng đau lưng, thân và cành đinh lăng sắc lấy nước uống còn giúp ăn ngon và ngủ sâu.
Bài thuốc dùng rễ đinh lăng chữa đau lưng
Có nhiều bài thuốc chữa đau lưng bằng rễ đinh lăng. Nó có thể được dùng riêng lẻ hoặc phối hợp với các vị thuốc Đông y khác.
Bài thuốc 1: Rễ đinh lăng sắc thuốc chữa đau lưng
Bạn cần chuẩn bị 20g rễ đinh lăng. Rửa sạch nguyên liệu và phơi khô trước khi sắc lấy nước uống. Nếu không phơi khô, bạn có thể sao vàng. Lượng thuốc sắc được nên chia thành nhiều lần uống trong ngày. Kiên trì sử dụng trong khoảng 1 tuần là tình trạng đau lưng sẽ được cải thiện. Đồng thời, cơ xương cũng sẽ được dẻo dai hơn.
Bài thuốc 2: Rễ đinh lăng kết hợp với các vị thuốc Đông y chữa đau lưng
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: Vỏ quýt, quế chi (mỗi loại 4g); hà thủ ô, thiên niên kiện, huyết rồng, cỏ xước (mỗi loại 8g) và 12g rễ đinh lăng. Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm sắc lấy nước uống. Bạn nên đổ nước ngập ấm và sắc cho đến khi nào nước còn 1 – 2 chén thì dừng lại. Nên uống khi còn nóng và kiên trì liên tục ít nhất 10 ngày.
Bài thuốc 3: Rượu đinh lăng chữa đau lưng
Một trong những công dụng của rượu đinh lăng là chữa đau nhức xương khớp. Trong đó có tình trạng đau lưng. Khi ngâm rượu, người ta có thể dùng rễ (củ), thân, cành hoặc kết hợp tất cả. Tuy nhiên, để bài thuốc này phát huy tối đa công dụng, bạn nên tìm hiểu cách ngâm rượu đinh lăng đúng chuẩn. Đặc biệt là những lưu ý để không phải mua nhầm loại không có giá trị dược liệu.
Những lưu ý quan trọng để nhanh hết đau lưng
Ngoài việc áp dụng các bài thuốc chữa đau lưng bằng cây đinh lăng, bạn cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây để nhanh chóng cải thiện bệnh tình:
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi và magie.
- Hạn chế ăn thịt bò, thịt chó (dễ teo cơ) và nội tạng động vật (rối loạn cấu trúc cột sống). Đồng thời, người bị đau lưng cần tránh xa các chất kích thích (gây suy giảm miễn dịch và ngăn cản cơ thể hấp thụ canxi).
- Tránh làm việc quá sức. Nếu phải bưng bê vật nặng, cần thực hiện đúng tư thế (ngồi xuống và từ từ nâng lên).
- Đừng ngồi quá lâu một chỗ.
- Dành 30 – 60 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục vừa sức.
- Giữ tinh thần thoải mái và nghỉ ngơi hợp lý.
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!