Bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì?
Ho có đờm sổ mũi là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ trong thời điểm giao mùa. Bệnh không nguy hiểm nhưng kéo dài có thể khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, mất ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh thuốc Tây y, phụ huynh có thể tham khảo các loại thuốc chữa ho có đờm sổ mũi cho trẻ bằng thảo dược lành tính để điều trị trị tại nhà cho bé.
Bé bị ho có đờm sổ mũi là bệnh gì?
Triệu chứng ho có đờm, kèm theo sổ mũi, tăng tiết dịch nhầy là cơ chế tự nhiên của cơ thể chống lại các vi khuẩn xâm nhập từ môi trường. Mặc dù không đe dọa đến tính mạnh, nhưng tình trạng bé ho sổ mũi kéo dài gây ra không ít khó chịu cho trẻ. Những ảnh hưởng khác như vất vị giác, biếng ăn, khó ngủ,… sẽ khiến trẻ mệt mỏi nhanh chóng.
Theo các chuyên gia, tình trạng trẻ ho có đờm sổ mũi là triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp nói chung. Thường gặp nhất vào lúc giao mùa, bao gồm bệnh viêm họng, cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản. Nếu không dùng thuốc chữa bệnh ho có đờm sổ mũi cho trẻ, thời gian bệnh có thể kéo dài đến vài tuần và tự hết.
Bé bị ho có đờm sổ mũi nên uống thuốc gì?
Đối với những trẻ dưới 2 tuổi, việc sử dụng thuốc tây y có khả năng cao xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn. Vì lúc này cơ thể trẻ còn khá non yếu, nếu nôn nóng dùng thuốc tây sẽ khiến bé nhanh lờn thuốc sớm. Vì thế các bài thuốc ho dân gian cho trẻ nên được ưu tiên hàng đầu.
Bài thuốc dân gian trị ho có đờm sổ mũi cho bé
Các bào thuốc chữa ho cho trẻ theo kinh nghiệm dân gian có ưu điểm là lành tính, hiệu quả và có thể sử dụng thường xuyên. Dưới đây là các bài thuốc chữa ho có đờm sổ mũi cho trẻ được nhiều phụ huynh áp dụng:
Húng chanh – vị thuốc chữa ho có đờm sổ mũi cho bé
Tinh dầu húng chanh có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm. Đây cũng là loại thảo dược quý có vị ấm, tác dụng phát hãn, thoái nhiệt, tiêu độc thường được sử dụng trong Đông y.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá húng chanh
- 2 viên đường phèn (hoặc mật ong)
Cách thực hiện:
- Đem lá húng chanh đi rửa sạch, thái nhỏ thành sợi để lấy tinh dầu.
- Trộn lá húng chanh chung với đường phèn hoặc mật ong rồi đem đi hấp cách thủy.
- Lấy nước húng chanh cho trẻ uống 2 lần/ ngày.
Thuốc trị ho có đờm sổ mũi cho bé bằng đường nâu, tỏi và gừng
Chuẩn bị:
- 1 thìa đường nâu
- 2 – 3 tép tỏi
- Gừng cùng một chút xíu nước lọc.
Cách thực hiện:
- Cho đường nâu, tỏi và gừng vào nước lọc nấu trong nồi.
- Đun sôi hỗn hợp, để lửa nhỏ lửa liu riu trong khoảng 10 phút.
- Để hỗn hợp nguội rồi cho trẻ uống 2 lần/ngày.
Thuốc tiêu đờm và chữa ho cho trẻ với quất
Vỏ quất có nhiều tinh dầu, trong Đông y thì quất là vị thuốc chữa ho có đờm sổ mũi lành tính. Vị thuốc này đem lại tác dụng nhanh chóng, cải thiện viêm nhiễm hô hấp ở trẻ nhỏ.
Chuẩn bị
- 4 quả quất chín
- 1/2 chén mật ong
- Hoặc 5 viên đường phèn.
Cách thực hiện
- Đem quất đi rửa sạch để nguyên vỏ, cắt đôi và trộn cùng với đường phèn (hoặc mật ong)
- Sau đó đem hỗn hợp này đi hấp cách thủy khoảng 30 phút để lấy tinh dầu.
- Lấy phần nước như siro cho bé uống nhiều lần trong ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
Thuốc chữa ho có đờm sổ mũi cho bé bằng quả lê
Lê là loại trái cây có tính hàn, có công dụng chống viêm và giàu vitamin C hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho trẻ. Cách chữa ho bằng lê cho trẻ đơn giản như sau:
Chuẩn bị:
- 1 quả lê chín
- 2 viên đường phèn
Cách làm:
- Lấy quả lê bỏ vỏ và hạt, cắt thành các miếng nhỏ rồi nấu nhừ.
- Khi lê mềm thì lấy rây lọc bã, cho thêm một ít nước, một ít đường phèn vào nấu sôi.
- Để hỗn hợp nguội sau đó cho trẻ uống.
- Mỗi ngày nên cho trẻ uống 3 đến 4 lần, mỗi lần 2 – 3 thìa cà phê.
Cách chữa bệnh ho có đờm ở trẻ em bằng rau cải cúc
Cải cúc còn được biết đến là rau tần ô, thành phần hoạt tính của rau cải cúc có tác dụng giảm sưng và chống viêm rất công hiệu. Phương thuốc chữa ho có đờm sổ mũi này phù hộp với trẻ trên 1 tuổi. Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị
- 2 cọng rau cải cúc
- 2 thìa mật ong.
Cách thực hiện
- Đem cải cúc rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ đem đi hấp cách thủy cùng với mật ong.
- Mỗi ngày cho bé uống từ 2 – 3 lần sẽ giúp giải đờm, giảm ho hiệu quả.
- Nên sử dụng vị thuốc này trong khoảng 3 – 5 ngày sẽ giúp bé hết bệnh hoàn toàn.
Xương sông và lá hẹ – thuốc trị ho long đờm cho trẻ
Trong nghiên cứu Y học cổ truyền, lá xương sông có công dụng trị tiêu đờm, giảm viêm thanh quản và trị cảm sốt an toàn với trẻ nhỏ. Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị
- 1 nắm lá xương sông
- Đường phèn
- 5 cọng lá hẹ.
- 1 thìa mật ong
Cách thực hiện:
- Lá xương sông, lá hẹ rửa sạch, thái nhỏ rồi trộn chung với 1 ít đường hoặc mật ong đem đi hấp cách thủy.
- Hấp trong khoảng 15 phút để hỗn hợp ra nước thì lọc lấy nước, để nguội cho bé uống.
- Cho bé uống như siro mỗi sáng và tối trước khi đi ngủ, uống trong khoảng 5 ngày sẽ thấy bé khỏe dần.
Thuốc Tây y trị ho có đờm sỗ mũi ở trẻ
Đối với những trẻ lớn hơn, việc sử dụng thuốc Tây y tương đối mang lại hiệu quả nhanh, tuy nhiên phụ huynh không nên lạm dụng tây dược thường xuyên. Hiện tại, chỉ có một số loại thuốc chữa ho có đờm sổ mũi không cần kê đơn an toàn có các cơ chế khác nhau:
- Nhóm làm loãng đờm như: Natribenzoat, Guaiffenesin, Terpinhydrat
- Nhóm làm hóa giáng đờm: Bromhexin, Acetylcystein, Ambroxol, Carbocystein.
- Hiện nay có 2 loại thuốc được dùng chủ yếu cho trẻ là Bromhexin và N-acetylcystein.
Thuốc Tây dược có công dụng chính là nhóm làm giảm bám dính đờm, nhóm tăng tiết đờm… Nhưng để đảm bảo việc dùng thuốc mang lại hiệu quả đúng mục đích, phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Nhìn chung khi phụ huynh quyết định dùng thuốc chữa ho có đờm sổ mũi cho trẻ là:
- Cần tìm hiểu các loại thuốc phù hợp với bệnh của trẻ, phù hợp với độ tuổi trẻ để tránh bị các tác dụng phụ do thuốc gây ra.
- Phụ huynh không dùng thuốc có thành phần kháng sinh mạnh, thuốc có hoạt chất histamine sẽ có tác dụng phụ làm khô chất tiết, khiến cơ ho kéo dài thành ho khan, ho gió.
- Phụ huynh hạn chế cho trẻ uống các loại thuốc ức chế phản ứng ho, các phản ứng sẽ làm tích tụ chất đàm trong phổi gây nhiễm khuẩn.
- Không nên cho trẻ uống thuốc long đờm và tiêu đờm vào buổi tối, lượng đờm sẽ ứ đọng đờm trong phổi khiến bé khó ngủ.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị ho có đờm sổ mũi nhanh khỏi
Nếu như bé bị ho có đờm sổ mũi mức độ nhẹ, phụ huynh nên cho bé uống các loại thuốc ho tác dụng long đờm dưới dạng siro thảo dược. Siro có vị ngọt, giúp bé dễ uống nên khả năng hấp thụ dược chất sẽ trọn vẹn hơn. Nếu bệnh nặng thì không nên cho bé dùng siro, dùng nhiều trẻ dễ bị nhờn thuốc. Bên cạnh áp dụng các phương thuốc chữa ho có đờm sổ mũi kể trên, phụ huynh nên kết hợp phòng chữa bệnh bằng cách vệ sinh mũi họng cho trẻ.
Rửa mũi cho trẻ 2 – 3 lần trong tuần bằng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9%sẽ loại bỏ lượng chất nhầy chứa vi khuẩn tích trữ trong hệ hô hấp của bé. Giúp đường mũi – họng được thông thoáng và hết bị ho ra đờm hơn. Chỉ cần những cách đơn giản khi chăm sóc tại nhà mà trẻ có thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng mà không phải dùng đến thuốc kháng sinh.
Trong trường hợp ho có đờm sổ mũi của bé kéo dài quá lâu, dùng các cách trên không hiệu quả thì cha mẹ nên xem xét việc tìm một phương pháp điều trị triệt để hơn cho bé. Tránh trường hợp thanh quản, họng và hệ hô hấp của trẻ bị tổn thương, viêm ngày càng nặng. Cơ thể trẻ nếu xảy ra phản ứng kháng thuốc thì về sau sẽ rất khó chữa khỏi và nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ngày Cập nhật 07/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!