Bệnh á sừng có ngứa không? Giải đáp từ bác sĩ
Á sừng là bệnh viêm nhiễm ngoài da xuất hiện chủ yếu ở tay và chân. Triệu chứng đặc trưng là tình trạng nứt nẻ, bong tróc, chảy máu gây ra tổn thương và đau đớn cho người bệnh. Theo nhận định của bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên (Trưởng khoa Da liễu – Trung tâm Thuốc dân tộc), bệnh á sừng có thể trở nặng thành nhiễm trùng thứ cấp và gây ra những cơn ngứa cấp tính ảnh hưởng đến sinh hoạt người bệnh.
Bệnh á sừng nằm trong số những bệnh lý có liên quan đến bệnh viêm da cơ địa. Bệnh xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, thường tái phát khi thời tiết lạnh và hanh khô. Bệnh á sừng khó phân biệt với nhiều bệnh da liễu khác, cùng vì thế mà việc điều trị á sừng chậm trễ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và bội nhiễm cho bệnh nhân.
Cho đến nay vẫn chưa có khẳng định về nguyên nhân chính xác gây bệnh. Nhiều nghiên cứu nhận định bệnh có nguồn gốc chính từ di truyền. Tỷ lệ người bị á sừng trong gia đình có tiền sử mắc bệnh á sừng cao hơn hẳn so với các bệnh lý viêm da khác. Ngoài ra một số yếu tố được đánh giá làm bùng phát bệnh nghiêm trọng hơn là vệ sinh, môi trường ô nhiễm và hóa chất.
Bệnh á sừng có ngứa không?
Á sừng xảy ra trên toàn cơ thể, nhưng thường gặp nhất là á sừng ở bàn tay và bàn chân. Dấu hiệu ban đầu là tình trạng khô da, nứt nẻ trong lòng bàn tay, bàn chân hay các kẽ ngón tay, chân. Người bệnh có nguy cơ tái phát nhiều lần, đặc biệt là vào mùa khô hanh hoặc do tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh.
Những triệu chứng sau đó của á sừng có thể phát triển khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Người bệnh bị bong da thành vảy, hoặc phồng da, bề mặt vùng da chai sần và cứng, kèm theo cảm giác bức bí. Khi các triệu chứng xuất hiện ở tay hoặc chân, người bệnh không thể cầm nắm hay đi lại bình thường.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên (Trưởng khoa Da liễu – Trung tâm Thuốc dân tộc): “Bệnh á sừng không lây lan từ người này sang người khác qua đường tiếp xúc. Bệnh gây ra các cơn ngứa cấp tính, tuy nhiên khi điều trị đúng cách sẽ giải quyết được cơn ngứa, cũng như ngăn chặn tình trạng viêm da”.
Cũng theo nhận định của bác sĩ, bệnh á sừng gây ra những cơn ngứa nghiêm trọng nhất vào mùa hè. Lúc này lượng mồ hôi tiết ra nhiều, người bệnh không chỉ bị ngứa, nổi mụn nước giống như tổ đỉa, mà nguy cơ lây lan lên móng gây ra các mảng xù xì lỗ chỗ mất thẩm mỹ.
Vào mùa đông, bệnh á dừng có tiến triển nguy hiểm nhất khi vùng da bệnh bị khô và nứt nẻ, chảy máu máu. Bệnh đặc biệt khó điều trị khi xảy ra ở lòng bàn chân, khi các nứt sâu thành đứt cổ gà, bệnh nhân đi lại đau đớn. Lúc này chỉ có thể kiêng đi lại vì càng đi nhiều, vùng da càng tổn thương lan rộng.
Bệnh á sừng không phải là bệnh do vi nấm hay vi khuẩn gây ram, bệnh không phát triển từ nấm da, ghẻ nên không truyền nhiễm qua đường tiếp xúc. Người mắc bệnh á sừng hoàn toàn có thể sinh hoạt trong môi trường bình thường.
Bệnh á sừng có nguy hiểm không?
Dựa vào các nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lý, có thể đánh giá á sừng là bệnh không quá nguy hiểm. Nguyên nhân gây bệnh á sừng chưa được xác định rõ, nhưng chủ yếu những trường hợp được thống kê là do di truyền, thói quen dinh dưỡng thiếu cân đối, thiếu vitamin nhất là A, C, D, E… làm giảm chất lượng lớp sừng bảo vệ da. Ngoài ra những đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu như trẻ ở độ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, mãn kinh…thường có nguy cơ mắc bệnh cao.
Những ảnh hưởng của á sừng tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh gây ra những tổn thương gây đau đớn và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh. Ảnh hưởng lớn nhất là làn da bong tróc, chảy máu, kèm theo các cơn ngứa ngáy đau đớn làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Ngoài ra, vì những dấu hiệu của bệnh á sừng khiến nhiều người nhầm lẫn với bệnh tổ đỉa, viêm da cơ địa, và một số bệnh lý ngoài da khác, khiến việc điều trị đi sai hướng. Vô tình gây ra những hậu quả nghiêm trọng khi bệnh ngày càng trở nặng. Có không ít trường hợp người bệnh tự ý điều trị á sừng tại nhà sai cách dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm, nhiễm trùng máu do vi khuẩn phát triển trên da. Tình huống xấu nhất là những tổn thương sâu gây ra sẹo vĩnh viễn trên cơ thể.
Mức độ nguy hiểm của á sừng còn phụ thuộc vào vị trí triệu chứng xảy ra. Nếu mắc bệnh ở tay, người bệnh thường mất khả năng cầm nắm, đau đớn kéo dài gây khó khăn trong sinh hoạt. Với tình trạng á sừng tại các vị trí nhạy cảm (háng, bìu, vùng kín…) đặc biệt khó chữa. Vi khuẩn khi xâm nhập sâu vào da khiến người bệnh nhiễm trùng trên diện rộng.
Một số trường hợp bệnh á sừng ở chân có nguy cơ bị nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn. Cần điều trị sớm để tránh những biến chứng không đáng có. Bệnh á sừng có xu hướng mãn tính dễ tái phát, mỗi lần tái phát sẽ nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị đúng cách. Do đó người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia để có hướng điều trị đúng đắn khi bệnh còn đơn giản.
Cách điều trị và phòng tránh bệnh á sừng hiệu quả
Khi nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của bệnh á sừng, người bệnh cần đến các chuyên khoa Da liễu thăm khám để được chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị triệu chứng kịp thời. Dù bệnh nặng hay nhẹ, người bệnh không được mang tâm lý chủ quan để bệnh phát triển trong thời gian dài gây khó khăn trong điều trị.
Chữa bệnh á sừng bằng Tây y
Điều trị bệnh á sừng theo các phương pháp Tây y mang lại hiệu quả nhanh chóng. Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ khám lam sàng cho người bệnh kết hợp với thăm hỏi tiền sử bệnh lý của gia đình. Những loại thuốc chữa á sừng thường được kê đơn để điều trị bệnh gồm có:
- Thuốc kháng viêm và loại bỏ lớp sừng: thuốc nizoral, thuốc griseofulvin, thuốc corticosteroid, dẫn xuất imidazol, hoặc thuốc kháng histamin.
- Các loại kem có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da.
- Đối với những bệnh nhân bị á sừng ở giai đoạn nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau, kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Mặc dù thuốc tây chữa á sừng mang đến tác dụng nhanh, nhưng các tác dụng phụ của thuốc tiềm ẩn nguy cơ đối với người bệnh. Người bệnh không thể sử dụng thuốc tùy tiện mà phải tuân thủ liều thuốc được kê đơn từ bác sĩ. Việc tự ý thay đổi liều dùng thuốc hoặc lạm dụng thuốc quá mức để đối phó với bệnh có thể gây ra những hậu quả khó lường.
Chữa á sừng tại nhà bằng phương pháp dân gian
Phương pháp điều trị bệnh á sừng theo dân gian tương đối hiệu quả, lành tính và tiết kiệm chi phí hơn so với dùng thuốc tây y. Bằng cách ngâm rửa vùng da bị bệnh với thảo dược sẽ giảm bớt triệu chứng ngứa và nhiễm trùng khi mắc bệnh á sừng.
Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh á sừng được áp dụng phổ biến như:
- Chữa á sừng bằng tỏi: Sử dụng nhánh tỏi còn tươi, đem đi bóc vỏ rồi giã nát đến khi tỏi ra nước. Lấy nước cốt tỏi bôi lên vùng da bị á sừng, giữ nguyên hỗn hợp trong 30 phút và rửa lại với nước.
- Chữa á sừng bằng lá trầu không: Người bệnh sẻ dụng các lá trầu không già, sau đó đem rửa sạch để ráo nước và cho vào cối xay nát cùng với một ít nước. Lọc phần nước cốt lá trầu không massage quanh vùng da bị á sừng.
- Cách chữa á sừng bằng lá lốt: Dùng một nắm lá lốt đem đi rửa sạch rồi đun sôi với nước. Dùng nước lá lốt ngâm rửa vùng da bị bệnh hoặc xông hơ mỗi ngày, sau đó rửa sạch lại với nước ấm và lau khô ráo.
Những phương pháp điều trị bệnh á sừng theo dẫn gian chỉ mang lại hiệu quả giảm ngứa, giảm viêm với trường hợp bệnh lý còn đơn giản. Đối với trường hợp triệu chứng á sừng tiến triển ở mức độ nặng hơn thì người bệnh nên chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị theo cách chính thống.
Ngăn ngừa bệnh á sừng tái phát
Bởi vì á sừng là bệnh có xu hướng tái đi tái lại, do đó người bệnh cần có phương án phòng bệnh sau khi điều trị để tránh tái phát. Các chuyên gia Da liễu đã liệt kê một số nguyên tắc chăm sóc sau điều trị để hạn chế khả năng tái nhiễm bệnh:
- Hạn chế đi bộ nhiều khi trời nóng
- Thường xuyên thay tất, trời nóng hạn chế đi giày bít mũi.
- Sử dụng kem bôi ngoài da dimeticon 4 giờ/lần.
- Uống nhiều nước, vào mùa nóng nên tăng cường các loại nước trái cây.
- Không nên chà xát vùng da bàn chân, bàn tay, ngón chân và bàn chân.
- Trong thời gian sau điều trị nên tránh các thực phẩm gây dị ứng như tôm, cua, đậu nành…
- Không mặc quần áo chật bó, nên chọn chất liệu vải thấm hút mồ hôi.
- Hạn chế các nhóm thực phẩm, gia vị cay nóng
- Kiêng tuyệt đối các loại rượu, bia, các chất kích thích
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, dành thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, stress.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm, bôi lại lần nước trước khi đi ngủ.
Những cách giúp cải thiện cơn ngứa khi bị á sừng
Một trong những trệu chứng khó chịu của bệnh á sừng chính là các cơn ngứa cấp tính tái đi tái lại. Để đối phó, người bệnh không nên gãi mà cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
Chú ý dưỡng ẩm cho da: Phương pháp cơ bản để điều trị triệu chứng bệnh á sừng, cũng như giảm nhẹ cơn ngứa của bệnh. Nếu không có kem dưỡng ẩm, người bệnh có thể sử dụng dầu oliu hoặc dầu dừa để thoa lên vùng da bị bệnh, thường xuyên giữ ẩm cho da giúp ngăn chặn cơn ngứa hiệu quả.
Bảo vệ vết nứt trên da để: Các vết nứt là những khu vực ngứa ngáy khó chịu nhất, nhưng người bệnh cần kiêng gãi tại các khi vực này. Thay vào đó, bạn có thể xịt hoặc bôi dung dịch acrylate lên vết nứt để giảm ngứa và ngăn ngừa lây lan.
Sử dụng thuốc mỡ theo toa: Thuốc mỡ được sử dụng giúp giảm ngứa bao gồm tacrolimus và steroid bôi tại chỗ.
Hạn chế các tổn thương lớp sừng da: Người bệnh không chọc vào các nốt mụn nước, dùng tay bóc da khô, chà xát mạnh lên vùng da tổn thương. Khi lớp sừng này bị tổn thương sẽ tạo điều kiện nhiễm nấm, nhiễm khuẩn thứ cấp.
Dùng khăn lau khô: Sau khi tắm, dùng khăn lau khô vùng da bị bệnh. Chú ý lau khô các kẽ ngón tay ngón chân và bôi một lớp kem dưỡng ẩm cho da.
Bệnh á sừng là tuy không nguy hiểm nhưng khi tình trạng trở nặng, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng, ngứa và đau đớn nghiêm trọng. Để điều trị đạt hiệu quả, bệnh nhân hồi phục sớm, cần theo dõi chăm sóc da thường xuyên. Bên cạnh đó người bệnh cần thiết lập chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng làn da chóng hồi phục.
Ngày Cập nhật 12/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!