Bệnh á sừng sau khi sinh và cách điều trị an toàn

Bệnh á sừng thường tạo ra những vết nứt nẻ, khô, bong tróc da, thậm chí gây chảy máu trên nhiều vùng da như tay, chân. Bệnh xảy ra ở mọi độ tuổi. Trong đó có phụ nữ sau sinh. Nếu không có phương pháp điều trị thích hợp, bệnh á sừng sau khi sinh có thể phát triển nhanh theo chiều hướng xấu, gây mất thẩm mỹ và làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Bệnh á sừng sau khi sinh và cách điều trị an toàn
Tìm hiểu bệnh á sừng sau khi sinh, triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị an toàn

Nguyên nhân gây bệnh á sừng sau khi sinh

Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể khiến bệnh á sừng sau khi sinh xảy ra. Tuy nhiên các chuyên gia và các bác sĩ chuyên khoa da liễu tin rằng, một số yếu tố dưới đây có thể kích hoạt bệnh hình thành và phát triển:

  • Gen di truyền: Trong trường hợp bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử hoặc đang mắc bệnh á sừng thì khả năng bị bệnh của bạn sẽ cao hơn so với những người có gia đình không mắc bệnh.
  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng: Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin (đặc biệt là vitamin C, vitamin A, vitamin D, vitamin E) là nguyên nhân khiến cơ thể bị suy yếu, chất lượng lớp sừng bị ảnh hưởng. Đồng thời khiến những tế bào da tăng sinh nhanh và bất thường. Do đó, nếu không có chế độ ăn uống phù hợp, thiếu chất dinh dưỡng thì phụ nữ sau khi sinh rất dễ mắc bệnh.
  • Nhiễm khuẩn: Sức đề kháng và hệ miễn dịch của phụ nữ sau khi thường yếu hơn so với người bình thường. Chính vì thế, cơ thể rất dễ bị virus, vi khuẩn tấn công gây viêm họng, viêm amidan… Đây là một trong những yếu tố có khả năng tác động và làm khởi phát bệnh á sừng.
  • Chấn thương: Bệnh á sừng sau khi sinh sẽ xảy ra khi bạn có làn da thường xuyên bị nhiễm độc, bị tổn thương do chấn thương những không có biện pháp xử lý kịp thời và đúng cách.
  • Các yếu tố khác: Các phản ứng từ việc sử dụng thuốc, dị ứng thời tiết, cảm xúc khiến nội tiết tố bên trong thay đổi… cũng là các yếu tố kích hoạt bệnh á sừng hình thành và phát triển.

Triệu chứng của bệnh á sừng sau khi sinh

Bệnh á sừng sau khi sinh là bệnh xảy ra ngoài da. Chính vì thế tay, chân hay da đầu bị khô và bong tróc là triệu chứng đầu tiên mà người bệnh có thể gặp phải. Thời gian đầu, tình trạng da khô và bong tróc sẽ xuất hiện trong lòng bàn tay, trên đầu ngón tay, đầu ngón chân, gót chân.

Ngoài ra, vùng da bệnh còn xuất hiện triệu chứng ngứa rát, da nổi mẩn đỏ hay thậm chí là nổi mụn nước. Sau khi mụn nước biến mất, lớp da bệnh sẽ bong tróc và được thay bằng một lớp da mới căng bóng. Tuy nhiên lớp da vừa thay lại rất mỏng.

Đối với những trường hợp nặng, bệnh á sừng có thể khiến da nứt nẻ và chảy máu. Đồng thời gây ra cảm giác đau rát và khó chịu. Trong thời gian này, người bệnh cần nhanh chóng có những biện pháp điều trị thích hợp để tránh bị nhiễm khuẩn, bội nhiễm hoặc sinh ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

Triệu chứng của bệnh á sừng sau khi sinh
Triệu chứng của bệnh á sừng sau khi sinh

Phương pháp điều trị á sừng sau khi sinh 

Sau khi sinh là thời gian mẹ cho con bú. Chính vì thế, người bệnh nên áp dụng những biện pháp chữa bệnh á sừng thích hợp và an toàn cho cả mẹ và em bé. Một số gợi ý về cách điều trị bệnh á sừng sau khi sinh từ các chuyên gia và bác sĩ:

Sử dụng lá trà xanh điều trị bệnh á sừng sau khi sinh

Lá trà xanh không chỉ mang tác dụng giải độc, giải nhiệt mà còn có khả năng điều trị các bệnh ngoài da. Trong đó có bệnh á sừng. Tác dụng này được thành lập là do bên trong mỗi lá trà xanh chứa nhiều thành phần có lợi. Đó là chất chống oxy hóa, các vitamin (vitamin C, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B5, tiền sinh tố A).

Bên cạnh đó bên trong lá trà xanh là tinh dầu và các axit đi cùng tinh dầu. Bao gồm: Palmitic, propionic, valeric, acetic, butyric, cafeic, caproic… Các Flavonol: Myricetin, kaempferol, quercetin. Các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là fluor và kali. Đây đều là những dưỡng chất có lợi, có tác dụng kích thích quá trình làm lành tổn thương, dưỡng ẩm da, kháng khuẩn và chống viêm. Đồng thời giúp điều trị bệnh á sừng, phòng ngừa da khô, nứt và chảy máu.

Nguyên liệu:

  • 50 gram lá trà xanh
  • Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lượng lá trà xanh đã chuẩn bị
  • Cho lá vào nồi
  • Thêm một ít muối hạt cùng 1 lít nước sạch và tiến hành đun trong 15 phút
  • Để nước lá trà xanh nguội bớt
  • Ngâm và rửa vùng da bệnh trong 1 giờ
  • Sau khi nước nguội, người bệnh có thể đun nóng và ngâm thêm một lần nữa
  • Để kiểm soát bệnh lý, bạn cần áp dụng cách dùng lá trà xanh điều trị bệnh á sừng sau khi sinh mỗi ngày. Bạn nên sử dụng lá trà xanh cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Sử dụng lá trà xanh điều trị bệnh á sừng sau khi sinh
Sử dụng lá trà xanh điều trị bệnh á sừng sau khi sinh

Chữa bệnh á sừng sau khi sinh bằng lá trầu không

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, bên trong lá trầu không là 2,4% tinh dầu cùng nhiều hợp chất có lợi. Bao gồm: Caryophyllen, cadinen, estragol, methyl eugenol, p-cymen, chavicol, allylcatechol, chavibetol, cineol, eugenol, carvacrol. Bên cạnh đó trong loại lá này còn chứa 2 phenol (chavicol, betel-phenol), vitamin cùng nhiều tanin và các axit amin.

Nhờ những thành phần có lợi, lá trầu không có khả năng diệt virus, kháng khuẩn tốt, ức chế hoạt động và sự lây lan của các tác nhân gây hại. Ngoài ra loại lá này còn có tác dụng bảo vệ da, rút ngắn quá trình làm lành tổn thương trên bề mặt da. Đồng thời giúp cải thiện tình trạng da khô và bong tróc do bệnh á sừng gây ra.

Nguyên liệu:

  • 7 – 10 lá trầu không
  • Nước muối pha loãng.

Cách thực hiện:

  • Ngâm và rửa sạch lá trầu không trong nước muối pha loãng
  • Vớt lá trầu không ra ngoài và cho vào nồi chứa 1 lít nước
  • Tiến hành đun nước trong 15 phút
  • Để nước lá trà xanh nguội bớt
  • Sử dụng nước này để ngâm và rửa vùng da bệnh từ 30 – 60 phút
  • Người bệnh cần kiên trì thực hiện cách chữa bệnh á sừng sau khi sinh bằng lá trầu không 1 lần mỗi ngày.
Chữa bệnh á sừng sau khi sinh bằng lá trầu không
Chữa bệnh á sừng sau khi sinh bằng lá trầu không

Sử dụng lá lốt điều trị bệnh á sừng sau khi sinh 

Trong Đông y, lá lốt mang vị cay, tính ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm và làm giảm tình trạng sưng tấy. Trong Y học hiện đại, lá lốt chứa nhiều dưỡng chất có khả năng làm mềm da, kích thích quá trình tái tạo da. Bên cạnh đó lượng tinh dầu và chất alcaloid được tìm thấy trong loại lá này còn có tác dụng cải thiện tình trạng viêm, sưng. Đồng thời giúp giảm đau, tái tạo da, ngăn ngừa tình trạng nứt da và chảy máu.

Chính vì những tác dụng nêu trên, người ta thường sử dụng lá lốt để điều trị bệnh á sừng và một số bệnh ngoài da khác. Cụ thể như bệnh vảy nến, bệnh viêm da cơ địa, dị ứng da…

Nguyên liệu:

  • 50 gram lá lốt
  • Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lượng lá lốt đã chuẩn bị
  • Cho lá lốt vào nồi chứa 1 lít nước sạch
  • Thêm một ít muối hạt và tiến hành đun trong 15 phút
  • Để nước lá lốt nguội bớt
  • Sử dung nước lá lốt ngâm và rửa vùng da bệnh trong 1 giờ
  • Để kiểm soát những triệu chứng khó chịu người bệnh cần sử dụng lá lốt điều trị bệnh á sừng sau khi sinh mỗi ngày. Tốt nhất bạn nên áp dụng phương pháp này cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Sử dụng lá lốt điều trị bệnh á sừng sau khi sinh 
Sử dụng lá lốt điều trị bệnh á sừng sau sinh

Bên cạnh việc sử dụng các loại thảo dược, người bệnh có thể hỗ trợ quá trình điều trị bệnh á sừng sau khi sinh bằng việc hạn chế hoặc ngưng sử dụng một số loại thực phẩm gây viêm, dễ kích hoạt dị ứng và không tốt cho quá trình chữa bệnh. Cụ thể như thịt gà, tôm, cá ngừ, cá hồi, đậu phộng, đậu tương, nhộng…

Ngoài ra bạn cũng cần tránh sử dụng đồ uống có ga, cafe, thực phẩm cay nóng, các loại rượu bia, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, ớt, tiêu… Bởi đây đều là những loại thực phẩm gây nóng gan, kích thích da, khiến vết thương khó lành và làm chậm quá trình tái tạo vùng da bệnh.

Trong trường hợp các phương pháp điều trị tại nhà không mang đến hiệu quả chữa bệnh như mong đợi, vùng da bệnh có biểu hiện kích ứng, khô, viêm và nứt nẻ nghiêm trọng, người bệnh cần đi khám bác sĩ. Khi đó bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn kiểm tra, chẩn đoán và đề ra phương pháp điều trị thích hợp hơn.

Bài viết là thông tin về bệnh á sừng sau khi sinh và cách điều trị an toàn. Đây là bệnh lý không quá nghiêm trọng nếu sớm chẩn đoán và chữa trị đúng cách. Chính vì thế, nếu sau 2 – 3 ngày áp dụng phương pháp chữa bệnh tại nhà nhưng không hiệu quả, người bệnh cần đến bệnh viện và kiểm soát bệnh lý theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Ngày Cập nhật 12/06/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *