Bệnh chàm có lây không? Điều trị sao cho hiệu quả
Chàm là bệnh da liễu gây ra những tổn thương đỏ rát kèm mụn nước li ti. Với những biểu hiện ngoài da gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng sức khỏe, nhiều người lo ngại bệnh chàm có lây không, chăm sóc người bệnh cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây giúp người đọc có được giải đáp về vấn đề lây nhiễm của bệnh chàm.
Bệnh chàm có lây không?
Bệnh chàm gây ra các tổn thương dạng viêm ở vùng thượng bì. Khi mắc bệnh chàm da người bệnh thường có các mảng hồng ban, mụn nước li ti mọc theo từng đám kèm cảm giác ngứa ngáy. Với những biểu hiện viêm nhiễm ngoài da nhiều người lo ngại bệnh chàm có thể lây nhiễm qua đường tiếp xúc hoặc dùng chung đồ đạc.
Đến nay các nghiên cứu khoa học đều khẳng định rằng bệnh chàm không do các vi khuẩn hay virus truyền nhiễm gây ra. Do đó khi tiếp xúc và chăm sóc trực tiếp cho người bệnh không cần lo lắng về vấn đề bệnh lây từ ngày này sang người khác.
Tuy vậy không nên chủ quan với bệnh chàm bởi các tổn thương ngoài da vẫn có thể lan rộng ra các vùng da khỏe mạnh nếu không được điều trị đúng cách. Bên cạnh đó bệnh đeo bám dai dẳng làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ gây ra âm lý tự ti cho bệnh nhân.
Nguyên nhân gây ra chàm
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chàm. Xác định được chính xác tác nhân gây bệnh giúp tăng hiệu quả điều trị. Có thể xác định những nguyên nhân chính gây ra bệnh như:
- Yếu tố di truyền: Tuy không lây nhiễm nhưng bệnh chàm lại mang yếu tố di truyền. Trẻ có tiền sử gia đình mắc chàm hoặc các bệnh lý dị ứng như hen suyễn, viêm da cơ địa… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các trẻ bình thường khác.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Sức đề kháng của người bệnh yếu kém, không chống lại được các tác nhân gây bệnh khiến cho bệnh chàm dễ bùng phát.
- Tiếp xúc với hóa chất, môi trường ô nhiễm: Các tác nhân bên ngoài mang nhiều nguy cơ khiến chàm xuất hiện.
- Do chế độ dinh dưỡng: Thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc ăn các thực phẩm gây kích ứng dẫn đến làn da có hiện tượng mẩn ngứa và gây ra chàm.

Bệnh chàm có nguy hiểm không? có chữa được không?
Với các triệu chứng ban đầu chỉ gây tổn thương ngoài da nhiều người bệnh chủ quan với mức độ nghiêm trọng của chàm. Cảm giác ngứa ngáy gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của người bệnh. Thói quen gãi ngứa hay chà xát mạnh vào vùng da bị bệnh dẫn đến gây vỡ các mụn nước tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Ở mức độ nặng các vi khuẩn xâm nhập ăn sâu vào da gây hoại tử hoặc nhiễm trùng máu, ảnh hưởng thần kinh. Ngoài ra tổn thương do chàm gây ra có thể để lại sẹo vĩnh viễn ảnh hưởng tâm lý và thẩm mỹ người bệnh.
Điều trị dứt điểm chàm gặp nhiều khó khăn bởi bệnh dễ tái đi tái lại. Đa số trường hợp bệnh nhân ngưng sử dụng thuốc thì bệnh lại tái phát. Tuy nhiên nếu lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, kết hợp ăn uống và sinh hoạt khoa học, bệnh vẫn có thể chữa khỏi.
Các cách điều trị bệnh chàm
Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh trong đó dân gian, Tây và Đông y là những cách phổ biến nhất. Để lựa chọn cách điều trị phù hợp người bệnh có thể tham khảo các thông tin dưới đây:
Mẹo dân gian chữa bệnh chàm
Xung quanh đời sống có nhiều nguyên liệu quen thuộc được sử dụng cho bài thuốc dân gian điều trị chàm, trong đó có:
- Chữa chàm bằng lá ổi: rửa sạch, cho vào đun sôi khoảng 5-7 phút. Để nguội và dùng để ngâm vùng da bị bệnh trong khoảng 15 phút. Có thể ngân hàng ngày trước khi đi ngủ.
- Trị chàm khô bằng dầu dừa: Dùng dầu dừa như một loại dung dịch massage cho da. Rửa sạch và lau khô vùng da bị bệnh, bôi dầu dừa lên và massage nhẹ nhàng trong 15 phút. Lau lại bằng khăn ấm.
- Trà xanh hỗ trợ điều trị chàm: Dùng lá trà xanh tươi để đun nước. Nước đun từ lá trà xanh có thể để ấm dùng ngâm vùng da bị tổn thương. Trong khi ngâm có thể mát xa nhẹ, tránh trầy xước dễ bị viêm nhiễm.
Phương pháp này chỉ có thể áp dụng cho bệnh ở giai đoạn nhẹ và bệnh nhân đáp ứng tốt với phương pháp điều trị. Việc thực hiện cần đảm bảo vệ sinh tránh nhiễm trùng da, đặc biệt trên các loại lá cây thường chứa lông sâu bọ, dư lượng thuốc trừ sâu cao sẽ gây kích ứng, từ đó khiến bệnh càng nặng hơn. Trong trường hợp điều trị trong 5 -7 ngày không có dấu hiệu chuyển biến tích cực cần chuyển phương pháp điều trị chính thống.

Điều trị chàm bằng Tây y
Tây y vốn quen thuộc với đa số người bệnh. Sử dụng thuốc Tây cần theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc được áp dụng trong điều trị chàm như:
- Thuốc chống ngứa (Chlorpheniramine, Cetirizine,…)
- Dạng thuốc mỡ bôi chứa acid salicylic
- Thuốc kháng sinh, chống nhiễm trùng da chứa corticoid (Cephalosporin,…)
- Thuốc bôi dạng dung dịch (Jarish, vioform 1%,…)
Thuốc Tây có nhiều nguy cơ gây ra tác dụng phụ như tăng huyết áp, bào mòn da, đau dạ dày…. Đặc biệt là các loại thuốc có chứa hợp chất kháng viêm corticoid thường được áp dụng trong điều trị các bệnh da liễu. Tuy nhiên, thực tế đã có nhiều bệnh nhân lạm dụng, tự ý điều chỉnh thời gian và liều lượng của các loại thuốc này dẫn đến biến chứng mòn da, tiêu da và nặng hơn là hấp thụ toàn thân gây suy tuyến thượng thận, đặc biệt là trẻ em. Người bệnh nên tham khảo trước ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Bệnh chàm kiêng ăn gì?
Một vài lưu ý trong sinh hoạt giúp người bệnh ngăn ngừa chàm bùng phát như:
- Hạn chế ăn hải sản, tôm, cua, ghẹ… và các món ăn dễ gây dị ứng như đậu tương, cua đồng…
- Tránh xa rượu bia, chất kích thích.
- Người bệnh có thể bổ sung các thực phẩm có lợi: rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin giúp da nhanh phục hồi, dầu cá, dầu hạt…chứa nhiều omega 3
- Dưỡng ẩm cho da, uống nhiều nước
- Vê sinh da sạch sẽ bằng nước ấm kèm xà phòng dịu nhẹ. Đeo găng tay khi phải tiếp xúc với hóa chất độc hại.
Trên đây là những thông tin về bệnh chàm và giải đáp cho câu hỏi chàm có lây không? Hy vọng người bệnh đã có cho mình kiến thức cần thiết để phòng và đẩy lùi bệnh hiệu quả.
ArrayArrayNgày Cập nhật 12/06/2024