Bệnh chàm môi có lây khi hôn không?
Bệnh chàm môi là một trong những bệnh da liễu phổ biến thường gặp tại Việt Nam. Đặc trưng của bệnh là tình trạng khô da môi và bong tróc thành mảng. Bệnh chàm môi có lây khi hôn không? Con đường lây nhiễm bệnh và điều trị như thế nào? Người bệnh cần trang bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh này để chủ động phòng tránh.
Chàm môi (Eczematous cheilitis hay Eczema on lips) là tình trạng tổn thương ngoài da không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên triệu chứng có thể gây viêm và lan rộng ra những vùng da lân cận. Triệu chứng thông thường là tình trạng da khô, mất độ ẩm, bong tróc thành từng mảng. Vì không có biểu hiện đặc trưng nên người bệnh có xu hướng nhầm lẫn chàm môi với khô môi, nứt nẻ thông thường.
Bệnh chàm môi có lây không?
Về cơ bản, bệnh chàm môi là một dạng của chàm Eczema. Bệnh không nguy hiểm và không có nhiều biến chứng phát sinh nên người bệnh thường chủ quan trong điều trị. Bệnh không lây lan từ người sang người mà chỉ lây lan rộng ra các khu vực lân cận, mặc dù không nguy hiểm nhưng chàm môi là căn bệnh gây ra nhiều khó chịu và tái phát nhiều lần khi không được điều trị đúng hướng.
Số ít người bệnh chàm môi phát triển thành bệnh mạn tính. Khi chuyển sang giai đoạn này, người bệnh không chỉ đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm và lở loét tại vùng môi, mà triệu chứng còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt người bệnh.
Tương tự như những bệnh chàm da khác, người bệnh chàm môi có thể yên tâm sinh hoạt với cộng đồng vì bệnh không lây lan. Bởi vì bệnh chỉ phát triển khi có nguyên nhân tác động chứ không phát triển thông qua tiếp xúc thông thường. Từ khi khởi phát các triệu chứng, bệnh chàm môi có thể tiến triển nhanh qua các giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Người bị chàm môi có cảm giác ngứa, vùng da bị khô cứng tương tự như tình trạng môi khô. Kèm theo đó là các đường nứt nẻ rõ nét trên môi, từ vết nứt vùng da bị bong tróc thành từng mảng lớn, người bệnh bị đau rát khi ăn uống, da môi sậm màu hơn.
- Giai đoạn tiến triển: Vùng da môi bong thành từng mảng lớn, người bệnh thấy ngứa và đau đớn nhiều hơn. Tại các khóe môi xuất hiện mụn nước, ban đỏ và sưng tấy đỏ. Tiến triển càng nặng, môi càng khô, các vết nứt lan rộng và sâu khoắm.
- Giai đoạn nghiêm trọng: Khi không được bổ sung độ ẩm cần thiết, vùng da môi phát triển thành những khu tổn thương lan rộng, gây lở loét khiến người bệnh ăn uống bất tiện. Vùng môi bị sưng cứng cục bộ ảnh hưởng đến giao tiếp, có nguy cơ chàm bội nhiễm.
Theo nhận định của các chuyên gia Da liễu, bệnh chàm môi tái phát từng đợt ngắn và có thể tự khỏi khi được bổ sung độ ẩm. Những lần tái phát ngắn là chàm môi cấp tính. Nếu điều trị không hiệu quả, bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính rất khó khắc phục.
Chàm môi có lây khi hôn không?
Đối với hành vi hôn, sự tiếp xúc răng lợi và áp sát môi có thể lây nhiễm nhiều bệnh lý khác nhau thông qua tuyến nước bọt. Tuy nhiên chàm môi không lây khi hôn, và bệnh không lây qua các tiếp xúc trực tiếp tương tự. Chàm môi chỉ xuất hiện khi gặp một số yếu tố như các loại chất tẩy mạnh, sản phẩm chăm sóc da, son môi chứa lượng hóa chất cao, hoặc do các rối loại sinh lý của người bệnh.
Do đó, chàm môi không lây lan qua đường hôn như nhiều người nghĩ. Bệnh chàm môi không phát triển bởi vi khuẩn mà do thay đổi cấu trúc da, vì thế bệnh hoàn toàn không có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Tuy không lây lan nhưng chàm môi có xu hướng lan rộng ra các vùng da xung quanh nên người bệnh cần sớm phát hiện triệu chứng và điều trị đúng cách.
Trong trường hợp chàm môi gây ra các vết lở bị nhiễm trùng nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm. Mức độ này dường như rất hiếm khi xảy ra nhưng khi triệu chứng phát triển, việc điều trị để ngăn ngừa lan rộng sẽ rất khó khăn. Bệnh chàm môi sau khi khỏi vẫn có thể tái phát lại khi người bệnh không áp dụng những biện pháp dự phòng bệnh phù hợp.
Điều trị và phòng ngừa chàm môi
Người bệnh thường nhầm lẫn chàm môi với những triệu chứng khô da thông thường, từ đó việc điều trị không được chú ý khiến bệnh tiến triển dai dẳng và kéo dài. Để điều trị chàm môi, người bệnh sẽ được hướng dẫn kết hợp song song với các biện pháp chăm sóc, dự phòng cùng lúc để đạt được kết quả tốt nhất:
Phương pháp điều trị chàm môi
Điều trị chàm môi trong Y tế áp dụng các loại thuốc bôi kháng nấm ngoài da. Chàm ở môi là một bệnh khó chữa khỏi hoàn toàn, bệnh rất dễ tái phát nên người bệnh cần nhận được hướng dẫn điều trị bằng thuốc từ bác sĩ chuyên khoa. Thông thường các loại thuốc chữa chàm môi được sử dụng là:
– Sử dụng kem bôi Corticoid: Corticoid là dược phẩm được dùng trong điều trị các bệnh về miễn dịch dị ứng. Kem bôi chữa corticoid có tác dụng nhanh chóng trong việc chống viêm, giảm sưng, giảm ngứa, kháng khuẩn.
Tuy nhiên các tác dụng phụ của thuốc cần được đề phòng, người bệnh chỉ nên sử dụng điều trị trong 1-2 tuần. Khi dùng kem bôi Corticoid trong điều trị chàm môi mãn tính, người bệnh phải nhận được chỉ dẫn sử dụng của bác sĩ.
– Sử dụng thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc kháng có chứa thành phần histamine có tác dụng đẩy lùi cơn ngứa ngáy của bệnh chàm môi. Nhóm thuốc kháng ít khi gây tác dụng phụ nhưng phần lớn đều gây buồn ngủ. Vì thế người bệnh không sử dụng thuốc trước những hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao độ như lái xe hay vận hành máy móc.
– Các loại kem dưỡng ẩm: Tác dụng chính là bổ sung độ ẩm cho môi, giúp giảm thiểu tình trạng bong tróc, nứt nẻ vùng da môi. Người bệnh nên tham khảo các loại kem dưỡng ẩm dành cho làn da nhạy cảm. Hoặc dùng các chất dưỡng ẩm tự nhiên thay thế như dầu dừa, bơ, mật ong,…
– Bổ sung lanolin: Còn gọi là sáp len hoặc mỡ len, đây là loại sáp tiết ra từ tuyến bã nhờn của động vật có lớp lông len như cừu hoặc bê. Công dụng của lanolin là giúp làm mềm vùng da ở môi, khắc phụ cơn ngứa và chống lây lan các vết chàm môi ở giai đoạn nhẹ.
Dùng sản phẩm chứa vitamin B5: Công dụng của vitamin B5 là giúp vùng da bị chàm môi sớm được phục hồi. Đồng thời nhóm thuốc cũng ngăn chặn các kích ứng xảy ra ở môi trong thời gian điều trị.
Phương pháp phòng ngừa chàm môi tái phát
Tuy bệnh chàm không phải là một căn bệnh truyền nhiễm, chàm môi không lây qua đường hôn và các tiếp xúc thông thường. Nhưng bệnh sẽ tái phát lặp lại nhiều lần trong thời gian ngắn khi người bệnh không phòng tránh sau điều trị. Theo khuyến cáo, sau điều trị người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với những yếu tố tăng nguy cơ gây dị ứng như:
– Nhóm thực phẩm chế biến sẵn, các loại gia vị gia vị cay, nóng, có chứa chất kích thích (ớt, hạt tiêu, bia, rượu,…).
– Nhóm thức ăn dễ gây dị ứng (hải sản, đậu nành, đậu phộng, sữa, trứng…) và các vật dụng, chất xuất dễ gây dị ứng (chất tẩy rửa, mỹ phẩm, sợ bông, lông động vật,…)
– Người bệnh cần đảm bảo môi trường sống luôn được sạch sẽ và khô thoáng, giữ gìn vệ sinh tay chân trước và sau khi ăn uống, đi vệ sinh.
– Tránh dùng những loại xà phòng không gây khô da, sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, kem dưỡng da dành riêng cho da nhạy cảm.
– Sử dụng son dưỡng hoặc kem dưỡng môi có thành phần tự nhiên, bôi lên môi sau khi tắm và sử dụng bất kỳ khi nào nhận thấy da bị khô.
– Trong trường hợp chàm môi có mụn nước, người bệnh nên sử dụng nước muối sinh lý để rửa miệng để tiêu diệt những vi khuẩn bám trên da.
– Tắm và rửa mặt với nước ấm, không sử dụng quá nóng hoặc tắm quá lâu bởi nó sẽ làm cấu trúc da trở nên khô ráp.
Người bệnh có thể yên tâm vì chàm môi là bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Đồng thời bệnh có thể điều trị hoàn toàn và không gây ra những nguy hiểm đáng kể. Nhưng bởi vì đây là căn bệnh phổ biến nên việc chủ quan trong điều trị sẽ khiến bệnh kéo dài.
Trang bị những biện pháp phòng tránh và điều trị bệnh chàm nói chung và chàm môi nói riêng là cách bảo vệ bản thân và gia đình tốt nhất.
Thông tin được đề cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị, toa thuốc của bác sĩ.
Ngày Cập nhật 12/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!