Bệnh chàm tai: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Bệnh chàm tai gây thể gây khô da, bong tróc da ở bên trong và xung quanh ống tai. Nếu không được điều trị kịp lúc, bệnh có thể gây nhiễm trùng và viêm ống tai (viêm tai ngoài) cấp tính.
Bệnh chàm tai là gì?
Bệnh chàm có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, bao gồm tai. Chàm tai là một dạng phát ban đỏ, ngứa, kích ứng ở bên trong và bên ngoài ống tai.
Chàm tai đôi khi có thể xuất hiện mà không liên quan đến bất cứ tác nhân nào. Tuy nhiên, người bệnh viêm da tiết bã, vẩy nến thường có nguy cơ bệnh chàm tai rất cao. Bên cạnh đó, tiếp xúc với các chất kích thích, xà phòng, thuốc nhuộm tóc và các loại trang sức bằng kim loại cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển chàm xung quanh tai.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có xu hướng bị chàm trên mặt trên mặt và tai. Tình trạng này không gây nguy hiểm và không truyền nhiễm sang người khác.
Các loại chàm ở tai phổ biến
Có 3 loại bệnh chàm phổ biến có thể gây ảnh hưởng đến tai, bao gồm:
- Chàm dị ứng: Gây ngứa, khô, đỏ và xuất hiện các vết nứt nẻ ở dái tai và mặt. Các triệu chứng cũng có thể xuất hiện ở phía sau tai hoặc trong ống tai.
- Bệnh chàm da: Thường phổ biến ở người cao tuổi và có liên quan đến việc thay đổi thời tiết.
- Bệnh chàm bã nhờn: Thường phổ biến ở vùng da đầu, cổ, tai và vùng phía sau tai.
Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm tai
Tương tự như bệnh chàm, chàm ở tai gây ra các triệu chứng cơ bản như:
- Da khô, kết vảy ở ống tai hoặc xung quanh tai.
- Da chuyển sang màu đỏ hoặc hồng nhạt.
- Khu vực xung quanh tai bị sưng, đỏ và viêm.
- Ngứa ở bên trong ống tai hoặc trong ống tai.
- Có chất dịch lỏng chảy ra từ tai.
Ngoài ra, các triệu chứng chàm tai cũng có thể ảnh hưởng đến các vị trí phía sau tai, gáy và khu vực kết nối đầu – cổ – tai.
Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng chàm tai sẽ phát triển từ nhẹ đến nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng như:
- Da bị đỏ, sưng hoặc đổi màu.
- Da rất khô, nhạy cảm, dễ bị kích ứng gây đau rát.
- Chảy máu hoặc nứt nẻ ở khu vực da bệnh.
- Nhiễm trùng da bên trong ống tai.
Bệnh chàm tai có thể rất ngứa và khó chịu. Tuy nhiên, người bệnh nên tránh gãi hoặc ma sát vùng da bệnh để tránh gây tổn thương, viêm da và làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân gây bệnh chàm tai
Hiện tại không rõ nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh chàm tai. Tuy nhiên, đột biến gen di truyền được cho là có liên quan đến bệnh lý này. Theo đó, việc đột biến gen di truyền có thể có thể ảnh hưởng đến một protein tên là Filaggrin. Chất này được cho là có nhiệm vụ bảo vệ da. Do đó, đột biến này khiến da dễ bị kích ứng, viêm và nhiễm trùng.
Những người bị bệnh chàm cũng thường có hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức. Do đó, khi gặp phải các tác nhân kích ứng khiến hệ thống miễn dịch phản ứng và gây ra các triệu chứng viêm da.
Bên cạnh đó, một số tác nhân và yếu tố có thể làm tăng nguy cơ chàm tai bao gồm:
- Dị ứng da thông thường
- Sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa không phù hợp hoặc khăn lau không vệ sinh
- Sử dụng trang sức bằng kim loại dễ gây kích ứng như Niken
- Dùng khăn lau mặt bằng vải thô và dễ kích ứng như len
- Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá
- Stress
- Nhiễm trùng
Biện pháp chẩn đoán bệnh chàm tai
Để chân đoán chàm tai, các bác sĩ có thể đánh giá tình trạng bệnh thông qua các triệu chứng bên ngoài và tiến hành kiểm tra tai. Trong một số trường hợp bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm da để hỗ trợ chẩn đoán bệnh chàm hoặc xác định các tác nhân gây ra chàm tai.
Ngoài ra, tùy thuộc vào lịch sử y tế của người bệnh mà bác sĩ có thể để nghị sinh thiết tai. Đây là việc lấy một mẫu mô nhỏ ở khu vực bệnh và kiểm tra dưới kính hiển vi. Sinh thiết da tai có thể giúp bác sĩ loại bỏ các bệnh lý tương tự như bệnh vẩy nến.
Biện pháp điều trị bệnh chàm tai
Việc điều trị chàm tai phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tùy thuốc vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp như:
1. Chăm sóc tại nhà
Phương pháp điều trị phổ biến của chàm tai là chăm sóc tại nhà và thay đổi lối sống. Các biện pháp tự cải thiện phổ biến bao gồm:
- Rửa tai mỗi đêm bằng nước ấm, không phải bằng không nóng.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm không có mùi thơm, chất kích thích lên tai. Thời gian tốt nhất để dưỡng ẩm là ngay sau khi tắm.
- Đội mũ che tai trong thời tiết lạnh. Bởi vì nhiệt độ lạnh có thể kích ứng da và dẫn đến các triệu chứng viêm da.
- Không tiếp xúc với các loại đồ trang sức, đặc biệt là Niken.
- Tránh các chất có thể gây bệnh chàm hoặc dị ứng da hoặc các loại thức ăn mà người bệnh quá nhạy cảm.
- Sử dụng các loại kem chống ngứa không kê đơn. Các loại phổ biến thường có chứa Hydrocortison, hỗ trợ giảm sưng, ngứa.
- Sử dụng các loại sữa rửa mặt nhẹ nhàng, không chứa chất kích thích, phù hợp với làn da nhạy cảm và tốt nhất là nên chiết xuất từ thiên nhiên.
2. Thuốc điều trị chàm tai
Trong một số trường hợp, bệnh chàm tai không thể điều trị bằng các biện pháp chăm sóc và cải thiện tại nhà. Lúc này, bác sĩ có thể đề nghị một số loại thuốc điều trị như:
- Thuốc nhỏ tai cho trường hợp chàm trong ống tai.
- Thuốc chống nấm, Steroid hoặc kem bảo vệ da theo toa.
- Thuốc làm giảm các phản ứng toàn thân của hệ thống miễn dịch và các yếu tố gây kích thích.
- Các liệu pháp sinh học nhằm nhắm vào các phản ứng của hệ thống miễn dịch.
- Quang trị liệu, chiếu tia UV lên các vùng da bệnh.
Biện pháp phòng ngừa bệnh chàm tai
Bệnh chàm tai là một tình trạng phổ biến thường dễ điều trị. Tuy nhiên, việc điều trị có thể mất thời gian và công sức. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc ngứa dữ dội, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị hợp lý.
Bên cạnh việc điều trị, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa bệnh như:
- Giữ ẩm cho tai bởi vì khô da tai có thể gây kích ứng, gây ngứa và tăng nguy cơ chàm tai.
- Thoa dầu dừa hoặc Vaseline lên vùng da quanh tai để dưỡng ẩm và tránh kích ứng da.
- Tránh tiếp xúc với không khí khô. Không khí khô và lạnh có thể gây ngứa da, kích ứng da và dẫn đến tình trạng chàm tai.
- Luôn luôn làm sạch ống tai, vùng da xung quanh tai bằng nước ấm và thoa kem dưỡng ẩm ngay sau đó.
- Tránh sử dụng kẹp hoặc trang sức bằng kim loại, đặc biệt là Niken.
Trong hầu hết các trường hợp bệnh chàm tai có thể khỏi mà không để lại các biến chứng lâu dài. Điều quan trọng là người bệnh cần đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể về thuốc, biện pháp chăm sóc tại nhà và thay đổi lối sống phù hợp. Trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.
Ngày Cập nhật 12/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!