Bệnh đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?
Đau thần kinh tọa là hiện tượng dây thần kinh tọa bị kích thích, chèn ép dẫn đến tình trạng đau nhức từ phần hông, qua phần mông và xuống phần chân. Bệnh có thể cải thiện trong khoảng từ 4 – 6 tuần nếu người bệnh có biện pháp điều trị kịp thời và thích hợp. Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, cơn đau sẽ xuất hiện dai dẳng và kéo dài. Đồng thời phát sinh biến chứng. Vậy cụ thể bệnh đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?
Bệnh đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?
Đau thần kinh tọa là tình trạng đau nhức xảy ra tại vùng thắt lưng, lan tỏa sang vùng hông, dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa xuống phần mông cẳng chân, mắt cá ngoài và những ngón chân. Đa phần, bệnh chỉ xuất hiện và gây ảnh hưởng đến một bên của cơ thể. Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, tình trạng đau nhức có thể xuất hiện ở cả hai bên khiến người bệnh vô cùng khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt, di chuyển và vận động.
Bệnh đau dây thần kinh tọa thường hình thành và phát triển khi bạn bị gai cột sống, thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp đốt sống khiến một phần của dây thần kinh tọa bị chèn ép. Từ đó dẫn đến tình trạng đau nhức, viêm và gây tê ở chân. Những cơn đau thường sẽ biến mất trong vòng 4 – 6 ngày nếu bạn bạn áp dụng phương pháp điều trị thích hợp mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, ở một số trường hợp nghiêm trọng, tình trạng đau dây thần kinh tọa có thể xuất hiện kéo dài và nguy hiểm hơn.
Ngoài ra ở những trường hợp nặng, bệnh đau dây thần kinh tọa thường đi kèm với tình trạng mất kiểm soát bàng quang, mất kiểm soát ruột, yếu chân. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh còn có khả năng phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Bao gồm:
Hội chứng chùm đuôi ngựa
Hội chứng chùm đuôi ngựa (CES) là tên gọi thể hiện cho tình trạng bó dây thần kinh tồn tại dưới đầu tủy sống (chùm đuôi ngựa) bị tổn thương và bị chèn ép. Khi mắc phải biến chứng này, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể xuất hiện một số biểu hiện khó chịu và nguy hiểm gồm: Đau thắt lưng, cơn đau xuất hiện dai dẳng và lan xuống chân, mất kiểm soát bàng quang, mất kiểm soát ruột, tê quanh hậu môn.
Vẹo cột sống
Biến chứng vẹo cột sống sẽ xuất hiện khi tình trạng đau dây thần kinh của bạn hình thành và phát triển do bệnh thoát vị đĩa đệm. Trong thời gian này, lượng nhân nhầy bên trong đĩa đệm cột sống sẽ thoát ra ngoài cũng như thoát ra khỏi vị trí bình thường của chúng. Sau đó chèn ép vào rễ dây thần kinh hoặc vào ống sống. Đồng thời xuất hiện sự đứt rách vòng sợ và khiến bệnh nhân đối mặt với hội chứng thắt lưng hông điển hình.
Suy nhược cơ thể
Khi bị đau dây thần kinh tọa, tình trạng đau nhức sẽ thường xuyên xuất hiện khiến người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt, thường xuyên mệt mỏi, sức khỏe suy yếu. Bên cạnh đó khi dây thần kinh tọa bị tổn thương hoặc gặp vấn đề, những dây thần kinh khác cũng bị tác động và bị ảnh hưởng. Từ đó khiến cơn đau nhức trở nên dữ dội hơn. Lâu ngày cơ thể cũng bị suy nhược.
Khả năng vận động suy giảm
Khả năng vận động suy giảm là biến chứng thường xảy ra ở những bệnh nhân có dây thần kinh tọa bị tổn thương và bị đau. Biến chứng này xuất hiện là do mạch máu tại vùng thắt lưng của bệnh nhân bị chèn ép khiến phần dưới của cơ thể không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết. Từ đó dẫn đến hiện tượng yếu cơ. Đồng thời làm cho khả năng di chuyển và khả năng vận động suy giảm.
Tàn phế vĩnh viễn
Tàn phế vĩnh viễn là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh đau thần kinh tọa. Biến chứng này sẽ xuất hiện khi người bệnh không có biện pháp điều trị thích hợp và kịp thời, dây thần kinh tọa bị chèn ép và tổn thương nghiêm trọng.
Biện pháp phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa và biến chứng
Đau dây thần kinh tọa là một bệnh lý nguy hiểm do có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, bạn vẫn có cách phòng tránh bệnh xuất hiện và phát triển. Đồng thời ngăn ngừa những biến chứng không mong muốn. Cụ thể như:
- Tránh ngồi lâu, đứng nhiều, mang vác vật cồng kềnh không đúng cách, mang vác vật nặng… Bởi đây đều là những hoạt động có khả năng khiến dây thần kinh tọa bị tổn thương, bị chèn ép và hình thành nên những cơn đau. Nếu những hoạt động trên là đặc thù công việc của bạn thì cứ mỗi 1 – 2 tiếng bạn nên đi lại, vận động để kích thích quá trình lưu thông máu. Đồng thời giúp xương khớp linh hoạt hơn.
- Xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hợp lý và khoa học. Đặc biệt bạn nên ăn những loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D… để nâng cao sức khỏe, sự khỏe mạnh, tốt cho xương khớp, dây thằng, mô và các đĩa đệm. Bên cạnh đó để phòng ngừa bệnh đau dây thần kinh tọa và những biến chứng của bệnh, bạn nên thường xuyên đưa các loại trái cây tươi và rau củ quả vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Điều này không chỉ giúp bạn phòng ngừa bệnh mà còn giúp bạn nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Thường xuyên đi lại, vận động hoặc luyện tập thể dục, thể thao để giúp tinh thần thoải mái. Đồng thời nâng cao sức khỏe cho xương khớp, dây thằng, mô và các đĩa đệm.
- Khám sức khỏe định kỳ là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa phát triển và gây ra các biến chứng. Bởi việc thường xuyên khám sức khỏe sẽ giúp bạn kiểm soát tốt sức khỏe của xương khớp. Đồng thời giúp phát hiện sớm bệnh lý và kịp thời áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp.
Bài viết là những thông tin cơ bản giúp bạn đọc giải đáp vấn đề “Bệnh đau thần kinh tọa có nguy hiểm không? Phương pháp phòng ngừa bệnh phát triển và gây biến chứng”. Bệnh tương đối nguy hiểm, có khả năng phát triển mạnh và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó khi nhận thấy vùng thắt lưng, hông, mông, cẳng chân, ngón chân có dấu hiệu tê và đau nhức, bạn cần đến ngay bệnh viện để kịp thời kiểm tra và điều trị.
Ngày Cập nhật 03/07/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!