Bệnh Gai Cột Sống Có Nguy Hiểm Không? Nhận Định Bác Sĩ
Gai cột sống không còn là bệnh của người già mà ngày càng có xu hướng trẻ hóa dần. Gai cột sống không có biểu hiện cụ thể ngoài cảm giác đau nhức tại vùng tổn thương. Bài viết thông tin về những nhận định của bác sĩ về vấn đề bệnh gai cột sống có nguy hiểm không và những giải pháp điều trị hiệu quả.
Bệnh gai cột sống là gì?
Gai cột sống là một triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống. Do thiết hụt một số dưỡng chất, hoặc do thói quen sinh hoạt thiết khoa học hình thành các phần gai xương mọc lồi ra phía ngoài và hai bên của cột sống. Đây là tình trạng phát triển thêm ra của xương trên đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp. Bệnh thường xảy ra ở những người bị viêm khớp cột sống, chấn thương chưa điều trị triệt để. Ngoài ra sự lắng đọng Calci ở dây chẳng, gân nằm quanh đốt sống cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh.
Gai cột sống gây ra những cơn đau nhức âm ỉ, bệnh phát triển âm thầm và gây ra những ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt. Ở những trường hợp nặng, các gai xương có thể chèn ép vào dây thần kinh, từ đó đau có thể lan xuống cánh tay, gây tê bì chân tay và gây hạn chế cử động.Tình trạng gai cột sống có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trên xương sống cơ thể. Phổ biến nhất là gai cột sống cổ và gai cột sống thắt lưng.
Những triệu chứng gai cột sống sống xuất hiện ở cổ bao gồm:
- Đau, cứng cổ khi xoay hoặc di chuyển cổ.
- Thường xuyên choáng váng hoặc đau đầu.
- Tình trạng đau vai gáy có thể lan xuống cái tay.
- Không thể uốn cong cổ hoặc quay đầu một cách hoàn toàn.
- Có tiếng kêu khi người bệnh xoay hoặc cử động cổ.
Những triệu chứng nghiêm trọng hơn như:
- Đau lưng khi vận động, di chuyển cột sống.
- Khó khăn trong việc kiểm soát các chi và đi lại.
- Tê bì và đau buốt ở bàn tay, cánh tay hoặc chân.
- Mất kiểm soát bài tiết, hành động phản xạ ngoài tầm kiểm soát.
Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?
TS.BS CKII Nguyễn Thị Vân Anh (phụ trách khoa Châm cứu trị liệu tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc) nhận định về mức độ nguy hiểm của bệnh gai cột sống. Bác sĩ cho biết: “Bình thường, những gai xương hình thành có kích thước chỉ vài mm nên ít khi ảnh hưởng đến các rễ thần kinh. Tuy nhiên chính từ sự chủ quan không điều trị trong thời gian đầu mà bệnh có thể phát triển thành nhiều biết chứng thần kinh nguy hiểm”.
Hầu hết những trường hợp phát hiện gai cột sống, bệnh đã có tiến triển nhất định với các gai xương hình thành cấu trúc rõ rệt. Ban đầu bệnh nhân khó phát hiện bệnh do những triệu chứng không rõ ràng, người bệnh thường không quan tâm đến sức khỏe của bản thân và không cần thăm khám cũng như tiến hành điều trị. Điều này khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn do vừa điều trị vừa kết hợp phòng biến chứng.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gai cột sống có thể phát triển thành những biến chứng nguy hiểm như:
- Nguy cơ hẹp cột sống dẫn đến chèn ép dây thần kinh tủy sống, đồng thời người bệnh có thể mất ngủ do bị đau lưng kéo dài.
- Cơn đau có thể ảnh hưởng các rễ dây thần kinh, gây chèn ép và làm tổn tương chúng, từ đó gây đau nhức tay, bàn tay, bàn chân.
- Viêm cột sống dẫn đến tê, đau, mất khả năng cân bằng, khó khăn trong phối hợp tứ chi. Nguy hiểm hơn là nguy cơ vẹo cột sống hoặc bại liệt.
Bởi vì những biến chứng trên và các bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân nên đi thăm khám và kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt. Nếu như người bệnh có biểu hiện sưng tấy hoặc đau nhức ở cổ, lưng, hông hay chân và gặp khó khăn mỗi khi cử động cơ thể nên chủ động thăm khám trước khi quá muộn.
Người bệnh không nên chủ quan do các gai xương phát triển khá nhanh, cần thăm khám để được chẩn đoán sớm nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu sau:
- Cơn đau buốt tại cổ và thắt lưng: Ban đầu, bệnh có biểu hiện xơ, cứng và đau mỏi cột sống lưng, cổ. Cơn đau có tiến triển nghiêm trọng hơn, đau số là những cơn đau buốt khi bệnh nhân đi lại hoặc đứng lên, ngồi xuống.
- Cơn đau lan ra các chi: Đối với những người bị gai đốt sống nặng hơn, các gai xương nay có thể tạo áp lực lên hệ thần kinh và gâu ra những cơn đau lan rộng đến tay, chân, mông, hôn, đùi. Nếu người bệnh bị gai xương ở cột sống lưng ngoài, cơn đau sẽ lan dọc xuống hai chân và bàn chân.
- Tê bì, mất cảm giác ở các chi: Tình trạng tê bì và mất cảm giác tạm thời do tổn thương ở dây thần kinh gây ra. Khi các gai cột sống phát triển, chúng sẽ chèn ép lên dây thần kinh nhất là ở tay và chân, từ đó người bệnh vận động kém và cơ bắp cũng ngày một yếu hơn.
- Rối loạn chuyển hóa: Cột sống là trung tâm dẫn truyền thần kinh và có nhiều mạch máu liên kết khắp cơ thể. Chỉ cần một khu vực tổn thương, hoạt động trao đổi chất tại trung thân này sẽ bị rối loạn. Người bệnh có thể xảy ra những biểu hiện như tụt huyết áp, tăng tiết mồ hôi, khó thở…
- Mất kiểm soát tiểu tiện và đại tiện: Đây là biến chứng nghiêm trọng khi người bệnh bước vào giai đoạn nặng. Nguyên nhân là do hệ thống thần kinh kiểm soát chức năng này bị tổn thương, do đường ống dẫn tủy đã bị thu hẹp, người bệnh không thể tự mình kiểm soát được hoạt động bài tiết.
Các phương pháp điều trị bệnh gai cột sống dứt điểm
Tình trạng gai cột sống không chỉ gây đau nhức mà triệu chứng còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Theo đánh giá của các chuyên gia xương khớp, gai cột sống cũng như các bệnh xương khớp khác, bệnh có thể cải thiện tốt khi điều trị sớm theo phác đồ. Tuy nhiên ở những tổn thương mức trung bình đến nặng, mọi phương pháp điều trị đều không đạt hiệu quả 100%.
Chủ yếu việc điều trị nhằm giảm nhẹ triệu chứng cũng như hạn chế sự phát triển của gai xương ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Người bệnh cần phối hợp với bác sĩ để quy trình chữa bệnh diễn ra thuận lợi. Chủ yếu là điều trị bằng thuốc tây y, trường hợp nhẹ dùng thuốc đông y, hoặc thuốc nam chữa gai cột sống. Ngoài ra điều trị bằng cách tập vật lý trị liệu, tập thể dục nhẹ, bổ sung dinh dưỡng đủ chất cũng góp phần cải thiện bệnh lý hiệu quả.
- Điều trị bằng thuốc tây y
Điều trị bằng thuốc là phương pháp điều trị bảo tồn được áp dụng cho đa số những người mắc bệnh gai cột sống. Bệnh nhân được hướng dẫn dùng thuốc làm giảm đau nhức, giảm tê bì tay chân để duy trì trạng thái khỏe mạnh. Một số loại thuốc Tây y đem lại hiệu quả tốt như: Paracetamol, Diclofenac, , Ibuprofen, thuốc nhóm Corticoid, nhóm Vitamin B (B1, B2, B6…). Người bệnh cũng cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn mà thuốc gây ra.
- Điều trị bằng thuốc dân gian
Phương pháp điều trị gai cột sống bằng thuốc dân gian thay thế thuốc tây y được áp dụng cho những trường hợp bệnh nhân ở giai đoạn mới phát triển bệnh. Do triệu chứng chưa có diễn biến phức tạp, người bệnh có thể lựa chọn các bài thuốc nam lành tính để chủ động điều trị tại nhà.
Cụ thể các loại cây thuốc nam thường được dùng chữa gai cột sống là: ngải cứu, lá lốt, đinh lăng, cây mắc mỡ,… Các loại thảo dược này được sử dụng cho mục đích giảm đau, hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn đến các vùng xương khớp tổn thương. Tuy nhiên người bệnh cần kiên trì áp dụng các bài thuốc đắp và uống cùng lúc để cải thiện tình trạng đau nhức chậm mà chắc.
- Bổ sung dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý
Kết hợp với sử dụng thuốc, người bệnh cần chủ động xây dựng kế hoạch ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động tái tạo các tế bào mới khỏe mạnh, ổn định lại cấu trúc xương khớp. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bệnh gai cột sống nên ăn uống đủ chất, đặc biệt bổ sung cá và canxi từ thực vật (đậu, các chế phẩm từ đậu) và tránh xa bia rượu, các loại thịt đỏ.
Người bệnh cần tránh làm việc và lao động quá sức, chú trọng nghỉ ngơi. Nếu bạn vẫn tiếp tục làm việc và bốc vác nặng nhọc không chỉ khiến các khớp sụn bị tổn thương mà còn làm tình trạng bệnh ngày một nặng. Thế nên người bệnh cần dành những khoảng thời gian để nghỉ ngơi hợp lý kết hợp vận động nhẹ nhàng.
- Điều trị phục hồi chức năng
Để cải thiện chức năng đốt sống, kiểm soát sự phát triển của các gai xương thì người bệnh nên tham khảo các bài tập vận động an toàn. Chẳng hạn như các bài tập yoga cho người bị gai cột sống, hoặc đi bộ và bơi lội sẽ tác động an toàn, giúp kéo giãn cột sống, cũng như giảm đau hiệu quả.
Vận động điều độ, phù hợp với bệnh lý nhằm mục đích điều trị bệnh từ gốc. Từ việc vận động mà hỗ trợ máu huyết lưu thông tốt hơn, từ đó tăng tính linh hoạt và sức mạnh lên cổ, ngăn ngừa tình trạng tê bì các chi, cải thiện tư thế và hỗ trợ làm giảm sự chèn ép lên các dây thần kinh.
- Phẫu thuật cột sống
Phương pháp phẫu thuật không được khuyến khích trong điều trị các vấn đề xương khớp. Tình trạng nghiêm trọng, bác sĩ nhận định bệnh nhân có nguy cơ hẹp ống tủy hoặc chèn ép dây thần kinh, gây các dấu hiệu đau buốt, tê mỏi chân, tay, rối loạn đại tiểu tiện thì mới cân nhắc điều trị bằng phẫu thuật. Phương pháp này chỉ được thực khiện khi những cách thức điều trị trên không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Một số trường hợp bệnh nhân có biểu hiện tái phát sau thời gian hậu phẫu vài năm. Các gai xương có thể sẽ xuất hiện lại ở đúng vị trí phẫu thuật đó, bởi sự hình thành gai xương là một quá trình đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp người bệnh có cái nhìn tổng quan về vấn đề “Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?”. Để phát hiện bệnh lý sớm và bảo vệ sức khỏe nói chung, người bệnh cần tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp, giúp bạn bảo vệ tốt nhất sức khỏe bản thân.
Ngày Cập nhật 21/11/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!