Bệnh Gout Nên Ăn Gì Và Kiêng Ăn Gì Để Kiểm Soát Bệnh?
Bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì để kiểm soát bệnh? Đây là câu hỏi rất nhiều người bệnh đặt ra do chế độ ăn uống sẽ tác động trực tiếp đến tình trạng bệnh. Chuyên gia cho biết, người bị gout cần phải kiêng khem rất nhiều thứ, điều chỉnh thực đơn ăn uống hàng ngày một cách khoa học để có thể hỗ trợ cải thiện và kiểm soát tình trạng bệnh.
Gout là một dạng bệnh viêm khớp xảy ra do rối loạn chuyển hóa khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Lúc này, chúng sẽ tích tụ và lắng đọng ngay tại các khớp, gây ra triệu chứng sưng viêm một cách đột ngột, khiến người bệnh phải hứng chịu những cơn đau khớp dữ dội. Tình trạng này xảy ra phổ biến vào ban đêm, kéo dài từ 3 – 10 ngày tùy thuộc vào cơ địa và mức độ bệnh của mỗi người. Đa số các trường hợp bị mắc bệnh đều xảy ra do quá trình loại bỏ acid uric dư thừa bên trong cơ thể bị ảnh hưởng, do di truyền hoặc chế độ ăn uống thiếu khoa học.
Chế độ ăn uống cho người bị gout
Chế độ ăn uống của người bị bệnh gout có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng. Chuyên gia cho biết, để phòng ngừa cơn đau gout tái phát ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày thì người bệnh nên tuân thủ theo các nguyên tắc dinh dưỡng sau đây:
- Nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn uống, ưu tiên chế biến món ăn dưới dạng luộc hấp thay vì chiên xào nhiều dầu mỡ. Giảm bớt lượng chất béo tiêu thụ mỗi ngày bằng cách thay thế các loại dầu bằng dầu oliu, dầu lạc, dầu vừng,…
- Bổ sung cho cơ thể từ 50 – 100g protein mỗi ngày, tuy nhiên nên hạn chế sử dụng thịt đỏ mà hãy sử dụng các các loại thịt màu trắng chứa ít purin hơn như cá sông, lườn gà, thịt heo,…
- Nên bổ sung cho cơ thể từ 500 – 100mg vitamin C mỗi ngày để hỗ trợ làm giảm nồng độ axit uric và phòng ngừa cơn đau gout hiệu quả.
- Uống nhiều nước mỗi ngày giúp thúc đẩy quá trình đào thải axit uric bên trong cơ thể diễn ra tốt hơn. Hãy ưu tiên bổ sung các loại nước khoáng kiềm để nâng cao khả năng mang lại.
- Sử dụng các loại thực phẩm giàu tinh bột và carbohydrate trong chế độ ăn uống vì chúng có khả năng hòa tan nồng độ axit uric trong nước tiểu. Nghĩa là người bệnh có thể ăn thoải mái mì, phở, gạo, khoai,…
- Ngoài ra, người bệnh cũng nên hình thành cho bản thân thói quen tập luyện thể dục thể thao hợp lý và khoa học, điều này sẽ có tác dụng nâng cao sức khỏe và tăng độ dẻo dai của xương khớp.
Bệnh gout nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?
Bị gout nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Chuyên gia cho biết, đối với những bệnh nhân bị gout thì chế độ ăn uống phải ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng purin rất thấp để đảm bảo an toàn. Một số loại thực phẩm có hàm lượng purin thấp ở mức an toàn người bệnh có thể sử dụng là:
Người bị gout nên ăn dưa chuột
Dưa chuột là thực phẩm có khả năng làm giảm sự lắng đọng của tinh thể urat trong xương, giúp hạn chế phản ứng viêm sưng khớp xảy ra. Đồng thời, với khả năng lợi tiểu của thực phẩm còn có khả năng thanh lọc các chất dư thừa bên trong cơ thể qua đường tiết niệu rất tốt, trong đó có axit uric. Chính vì vậy, dưa chuột có tác dụng rất tốt đối với người bị bệnh gout giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.
Thực phẩm có khả năng tiêu viêm giảm đau
Trong thực phẩm cũng có chứa một số hoạt chất có khả năng kháng viêm giảm đau rất tốt, giúp đẩy lùi tình trạng viêm sưng gây đau nhức do bệnh gout gây ra rất tốt. Vì vậy, người bệnh nên ưu tiên đưa các loại rau này vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
- Củ cải trắng: Chuyên gia cho biết, củ cải trắng là thực phẩm có tác dụng rất tốt đối với bệnh gout mà người bệnh không nên bỏ qua. Thành phần hóa học bên trong tinh dầu củ cải trắng có khả năng tiêu viêm rất tốt, chính vì vậy chúng sẽ có tác dụng giảm đau nhức do bệnh gây ra. Đây là thực phẩm không chứa nhân purin, có khả năng lợi tiểu giúp làm giảm nồng độ acid uric trong máu, từ đó ngăn ngừa các cơn đau cấp tính xảy ra.
- Rau cần nước: Đây là loại thực phẩm có hàm lượng dưỡng chất rất dồi dào và tốt cho sức khỏe như vitamin, chất xơ, sắt,… Theo Đông y, thực phẩm này có khả năng lợi tiểu giúp đào thải nồng độ axit uric dư thừa bên trong cơ thể rất tốt. Đồng thời, thành phần tinh dầu của loại rau này còn có khả năng chống viêm rất tốt, giúp đẩy lùi cơn đau do gout gây ra.
Bị gout nên ăn các loại rau ít nhân purin
Rau xanh là thực phẩm chứa rất nhiều chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể được chuyên gia khuyên dùng cho người bị gout. Tuy nhiên, trong một số loại rau xanh có chứa lượng lớn nhân purin sẽ tác động không tốt đến quá trình điều trị bệnh. Vì vậy, người bệnh nên chú ý lựa chọn và đưa vào thực đơn ăn uống hàng ngày các loại thực phẩm chứa ít nhân purin sau đây:
- Súp lơ: Súp lơ là thực phẩm có tính lợi tiểu nên có khả năng đào thải các chất dư thừa bên trong cơ thể như axit uric, canxi,… Tuy nhiên, người bệnh bệnh chỉ nên sử dụng với hàm lượng với 100 gram/ngày, vì đây là loại thực phẩm có chứa purin với nồng độ thấp.
- Bí đỏ: Thừa cân và béo phì là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ bị gout. Bí đỏ là thực phẩm có tính ấm với khả năng ích khí, khi đi vào cơ thể sẽ có khả năng làm giảm lượng chất béo và nồng độ acid bên trong máu, giúp làm tan mỡ máu và hỗ trợ điều trị bệnh gout mang lại hiệu quả khá tốt.
- Bí xanh: Theo Đông y, bí xanh có khả năng thanh nhiệt và giải độc rất tốt, nếu người bị gout sử dụng sẽ có tác dụng thanh lọc độc tố bên trong cơ thể, đồng thời cân bằng hàm lượng acid uric trong máu ngăn chặn chúng tăng cao.
- Cải bẹ xanh: Trong cải bẹ xanh có chứa rất nhiều vitamin, chất acid nicotic, abumin,… Đây là những thành phần dưỡng chất có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Đồng thời, việc tăng cường sử dụng cải bẹ xanh trong chế độ ăn uống hàng ngày còn có tác dụng thúc đẩy quá trình đào thải acid uric bằng đường nước tiểu.
Ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người bị gout
Đây là nhóm thực phẩm chứa rất ít nhân purin có thể sử dụng cho người bị gout. Đồng thời, hàm lượng dưỡng chất của các loại ngũ cốc này còn có khả năng làm giảm cholesterol, acid uric trong máu và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Một số loại ngũ cốc người bệnh nên dùng là vừng đen, lúa mạch, yến mạch, hạt kê, gạo lứt,…
Tăng cường sử dụng các loại đậu
Một số loại đậu chứa ít hoặc không chứa nhân purin có tác dụng rất tốt đối với những người bị gout, giúp đẩy lùi các cơn đau nhức do bệnh gây ra là:
- Đậu tương: Trong đậu tương có chứa hàm lượng dưỡng chất rất dồi dào nhưng ít nhân purin và chất đạm, chính vì vậy đây là thực phẩm có tác dụng rất tốt đối với những người bị gout. Bên cạnh đó, việc sử dụng đậu tương mỗi ngày với hàm lượng vừa phải còn có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ đào thải độc tố và các chất dư thừa bên trong cơ thể ra ngoài.
- Đậu đỏ: Đậu đỏ có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho người bị gout như chất xơ, tinh bột, vitamin, khoáng chất,… Ngoài ra bên trong đậu đỏ không có nhân purin nên không có khả năng làm tăng nồng độ axit uric trong máu, rất thích hợp sử dụng cho người bị gout.
Các loại trái cây tốt cho người bị gout
Các loại trái cây thường chứa lượng purin rất ít, một số loại quả còn chứa một số hợp chất tự nhiên thuộc nhóm flavonoid có khả năng chống oxy hóa rất tốt. Nếu người bị gout tăng cường sử dụng sẽ có tác dụng bảo vệ xương khớp khỏi các gốc tự do gây hại bên trong cơ thể, đẩy lùi tình trạng viêm sưng và làm giảm các cơn đau nhức do bệnh gây ra. Một số loại trái cây mà người bị gout nên tăng cường sử dụng là:
- Dứa: Dứa là thực phẩm có chứa một số loại enzym có khả năng thủy phân protein, vì vậy đây là loại trái cây người bị gout nên sử dụng. Lượng enzym này khi đi vào cơ thể sẽ làm giảm lượng đạm dư thừa tích tụ bên trong, hòa tan kết tủa urat từ đó nồng độ acid uric bên trong máu cũng giảm dần.
- Chuối: Theo nghiên cứu của khoa học, trong chuối có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, đồng thời chúng còn có khả năng chuyển hóa acid uric từ dạng tinh thể sang lỏng giúp quá trình đào thải diễn ra dễ dàng hơn. Vì vậy, đây là loại trái cây người bị gout nên sử dụng thường xuyên để làm giảm nồng độ acid uric trong máu, hạn chế nguy cơ các cơn đau gout cấp tính tái phát.
- Trái anh đào, việt quất: Đây là hai loại quả có khả năng chống viêm sưng rất tốt nhờ hoạt chất anthocyanins dồi dào trong chúng. Nếu người bị gout tăng cường sử dụng sẽ có tác dụng cải thiện các triệu chứng sưng đau do bệnh gây ra. Đồng thời, trong quả anh đào và việt quất còn chứa hàm lượng chất chống oxy hóa rất dồi dào, có thể bảo vệ xương khớp khỏi các tác nhân gây hại.
Các loại thực phẩm người bị gout nên kiêng ăn
Các loại thực phẩm chứa nhiều purin là một trong những tác nhân khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao và hình thành nên bệnh gout. Vì vậy, để kiểm soát và ngăn ngừa tình trạng bệnh chuyển biến nặng thì bạn nên hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm này trong chế độ ăn uống hàng ngày. Dưới đây là một số loại thực phẩm được chuyên gia khuyên người bị gout không nên sử dụng để ngăn ngừa các cơn đau gout xuất hiện:
Thịt đỏ, thực phẩm giàu đạm
Chế độ ăn uống nếu nạp quá nhiều đạm từ thịt đỏ sẽ khiến nồng độ axit uric trong cơ thể người bệnh tăng cao. Lúc này các tinh thể urat sẽ lắng đọng bên trong dịch khớp gây ra phản ứng viêm khớp. Vì vậy, đối với những người bị bệnh gout cần phải tuyệt đối tránh xa nhóm thực phẩm này để tránh các cơn đau nhức xuất hiện và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Ngoài ra bên trong thịt đỏ còn có chứa một số loại vitamin khiến cho các triệu chứng của bệnh gout trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn như vitamin B6, vitamin B12 và vitamin E. Một số loại thịt đỏ giàu đạm mà người bệnh nên hạn chế sử dụng trong bữa ăn hàng ngày là thịt bò, thịt trâu, thịt cừu, thịt dê, thịt chó,…
Hải sản không tốt cho người bị gout
Hải sản là nhóm thực phẩm rất giàu giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh gout thì đây là nhóm thực phẩm được chuyên gia khuyên không nên sử dụng, tránh tình trạng phải hứng chịu những cơn đau khớp hành hạ.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trong hải sản có chứa lượng lớn hợp chất purin, nếu được cơ thể hấp thụ vào sẽ gây ra các phản ứng hóa học hình thành nên axit uric kích thích phản ứng viêm. Vì vậy, tốt nhất người bệnh chỉ nên sử dụng hải sản trong bữa ăn hàng ngày với lượng mức tối thiểu là 110 – 170 gram/ngày. Một số loại hải sản người bệnh có thể sử dụng với liều lượng nhỏ dưới sự chỉ định của bác sĩ là tôm, cua, cá hồi, sò, nghêu,…
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kiêng tuyệt đối các loại thực phẩm như cá mòi, cá trồng, cá ngừ,… Trong các loại cá này có chứa rất nhiều chất đạm và mỡ, nếu người bệnh sử dụng sẽ khiến cho chất béo tích tụ bên trong cơ thể, gây ức chế quá trình đào thải axit uric bên trong máu, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu bạn sử dụng chúng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày sẽ thường xuyên gây ra các cơn đau nhức cơ làm ảnh hưởng đến khả năng vận động bình thường.
Người bệnh không nên ăn nội tạng động vật
Nội tạng động vật có thể sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đây lại là nhóm thực phẩm được chuyên gia khuyên những người bị bệnh gout tuyệt đối không nên sử dụng.
Các loại nội tạng của động vật như tim, gan, dạ dày, ruột non,… có chứa hàm lượng đạm và purin cao hơn rất nhiều so với thịt đỏ. Nếu người bệnh sử dụng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khiến tình trạng bệnh trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm giàu chất béo
Béo phì cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Thực phẩm giàu chất béo sẽ khiến thể trọng của người bệnh tăng cao và tác động không tốt đến quá trình điều trị bệnh gout. Vì vậy, khi bị gout bạn cũng nên tránh xa nhóm thực phẩm này.
Ngoài ra, chất béo cũng là một trong những nhân tố dẫn đến kích thích phản ứng viêm gây giãn mạch và xung huyết. Điều này sẽ khiến cho tình trạng đau nhức bên trong các khớp do bệnh gây ra trở nên ngày càng tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thực phẩm nhiều chất béo còn có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc điều trị bệnh. Chính vì thế, trong các bữa ăn hàng ngày thay vì chế biến món ăn dưới dạng chiên xào nhiều dầu mỡ, bạn hãy ưu tiên luộc và hấp.
Thực phẩm chế biến sẵn
Để đáp ứng cho việc ăn uống nhanh chóng và tiện lợi thì hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn ra đời. Được biết đến đây là nhóm thực phẩm có ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe được chuyên gia khuyên không nên sử dụng, nhưng do sự tiện lợi của chúng nên được nhiều người ưu tiên lựa chọn.
Thực phẩm chế biến sẵn sẽ không gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ xương khớp. Tuy nhiên, chúng sẽ gây tác động xấu đến hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể gây ra các biến chứng như tiểu đường, bệnh tim mạch. Điều này sẽ khiến bạn gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout và khiến tình trạng bệnh trở nên ngày càng tồi tệ hơn.
Rau xanh chứa nhiều purin
Rau xanh chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một ở một số loại rau xanh sẽ có chứa hàm lượng purin rất cao, có tác động không tốt đối với người bị bệnh gout như măng tây, cà chua, rau bina,… Nếu người bệnh sử dụng quá nhiều thực phẩm này sẽ làm gia tăng quá trình tổng hợp axit uric bên trong cơ thể, gây ra các triệu chứng đau nhức khớp ở chân và tay.
Để hạn chế các cơn đau gout xuất hiện thì người bệnh không cần phải kiêng hoàn toàn các loại thực phẩm này mà hãy sử dụng với liều lượng ở mức cho phép.
Chế phẩm từ đậu nành
Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, tàu hủ, tàu phớ,… là nhóm thực phẩm có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên đối với những người bị bệnh gout thì đây là nhóm thực phẩm người bệnh nên tránh xa nếu không muốn tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Do trong đậu nành có chứa rất nhiều đạm, đây là thành phần dễ gây tổn thương cho đầu khớp khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu người bệnh sử dụng nhiều sẽ khiến đạm tích tụ bên trong cơ thể, gây ra cảm giác tê dại và hình thành nên các cơn đau nhức tác động xấu đến sức khỏe người bệnh.
Bị gout nên hạn chế ăn trứng gia cầm
Trứng gia cầm là nhóm thực phẩm rất quen thuộc trong gian bếp và được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn gia đình. Tuy nhiên, do hàm lượng đạm trong thực phẩm này quá cao nên được chuyên gia khuyên không nên sử dụng cho những người bị bệnh gout, đặc biệt là trứng lộn, trứng vịt, trứng gà,…
Nếu người bệnh thường xuyên sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày sẽ gây ra các cơn đau ám ảnh ngay sau khi ăn và khiến tình trạng bệnh trở nên ngày càng tồi tệ hơn.
Nước giải khát, thực phẩm nhiều đường
Việc tiêu thụ các loại thực phẩm quá nhiều đường và nước giải khát sẽ khiến bạn gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch, bệnh tiểu đường. Đồng thời, đây còn là nhóm thực phẩm gây tác động tiêu cực đến quá trình điều trị các bệnh lý về xương khớp, trong đó có bệnh gout.
Các loại thực phẩm chứa nhiều đường sẽ khiến cho quá trình hấp thụ canxi bên trong cơ thể bị ảnh hưởng, nếu xương không được bổ sung đầy đủ canxi để phục vụ cho quá trình tái tạo xương sẽ khiến xương dần yếu đi, tình trạng bệnh trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn. Một số loại thực phẩm nhiều đường người bị gout nên hạn chế sử dụng là chè, bánh quy, bánh ngọt,…Đặc biệt đối với những trường hợp đang sử dụng thuốc chứa Corticoid để điều trị bệnh thì nên hạn chế đường trong khẩu phần ăn hàng ngày để tránh làm giảm tác dụng của thuốc.
Các loại nước giải khát có gas có chứa hàm lượng lớn đường fructose, chất làm ngọt này sẽ kích thích cơ thể sản sinh thêm uric acid khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, việc sử dụng nhiều đồ uống đóng chai có hàm lượng lớn đường fructose sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
Rượu bia và chất kích thích
Đây là nhóm thực phẩm có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh gout. Chuyên gia cho biết, các loại thực phẩm có chứa chất kích thích như rượu, bia, trà đặc, cà phê,.. sẽ có khả năng kích thích phản ứng viêm khiến tình trạng đau nhức trở nên dữ dội hơn, đồng thời còn tác động xấu đến quá trình điều trị bệnh.
Ngoài ra, nếu người bệnh sử dụng quá nhiều rượu bia và chất kích thích sẽ khiến chức năng đào thải độc tố của gan dần bị suy yếu. Lúc này độc tố không được đào thải hết sẽ tích tụ bên trong cơ thể và gây ra các cơn đau cột sống kéo dài.
Trên đây là thông tin về các loại thực phẩm người bị gout nên ăn và không nên ăn để hỗ trợ điều trị bệnh. Hy vọng với những kiến thức được chúng tôi chia sẽ ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh, ngăn ngừa các cơn đau gout cấp tính tái phát ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!