Bệnh Gút Có Ăn Được Đậu Phụ Không? Ăn Vào Lợi Hay Hại?
Đậu phụ được đánh giá là thực phẩm lành mạnh có lợi đối với sức khỏe. Trong các món ăn chay, đậu phụ là nguyên liệu chính cung cấp đạm thay thế cho các loại thịt. Vậy đối với người bệnh gút có ăn được đậu phụ không? Điều này được làm rõ trong thông tin được các chuyên gia sức khỏe cung cấp trong bài viết sau.
Dinh dưỡng có trong đậu phụ
Đậu phụ là thực phẩm không hề xa lạ trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Thành phần dinh dưỡng chính có trong đậu phụ gồm các loại protein, canxi, khoáng chất, omega-3. Đồng thời đậu phụ không chứa cholesterol, ít carbohydrate rất có lợi cho cơ thể. Từ những dưỡng chất trên mà nhiều người đánh giá đậu phụ là món ăn lành mạnh cần thiết đối với mọi cơ thể.
Tuy nhiên, nguồn đạm từ thực vật không thể thay thế hoàn toàn cho đạm động vật. Để cơ thể khỏe mạnh, có đủ năng lượng để vận hành cơ quan hoạt động thì bạn cần cân bằng nhóm đạm động – thực vật trong bữa ăn hàng ngày. Nếu được bổ sung đúng cách, đậu phụ sẽ phát huy tác dụng ngăn ngừa bệnh tim, hỗ trợ huyết áp, giúp giảm cân, đầu thời hỗ trợ điều trị ung thư và bệnh tiểu đường…..
Đậu hũ cũng là một thực phẩm rất tốt cho xương khớp. Do đậu phụ có chứa một lượng lớn canxi, isoflavone,… đây là những chất quan trọng giúp thúc đẩy hình thành hệ thống xương khớp chắc khỏe. Nếu như bạn không thể dùng sữa và các chế phẩm từ sữa để bổ sung vitamin D và canxi thì đậu phụ và sữa đậu nành sẽ là thực phẩm thay thế tuyệt vời. Trung bình 1/2 chén đậu phụ có thể đáp ứng khoảng 20% lượng canxi cần thiết đáp ứng nhu cầu xương khớp.
Đánh giá chung, đậu phụ là một trong những món ăn có lợi cho sức khỏe vì dễ ăn, dễ tiêu hóa, dinh dưỡng đa dạng, Đồng thời vì dễ chế biến, giá thành rẻ… mà nhiều người ưu tiên thực phẩm này để bổ sung dưỡng chất và phòng trị nhiều căn bệnh nói chung.
Bị gút có ăn được đậu phụ không?
Gút (gout) là căn bệnh rối loạn chuyển hóa axit uric, bệnh gây ra những biến chứng đau nhức ở xương khớp. Trong đó nguyên nhân chính gây ra bệnh là do di truyền, và phần lớn là do chế độ ăn uống kém lành mạnh. Thói quen ăn nhiều thịt, đạm động vật và uống bia rượu là những xúc tác chính làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Đây cũng là nguyên nhân vì sao người bệnh có tiền sử bị gút thường tái phát những cơn gút cấp sau khi ăn thịt, cá hoặc hải sản quá nhiều.
Người bị gút thường dùng đậu phụ như nguồn đạm chính thay thế các nhóm đạm động vật để kiểm soát lượng axit uric. Tuy nhiên, điều này được các chuyên gia tại Viện Dinh dưỡng khuyến cáo là không cần thiết, thậm chí nếu dùng nhiều còn thể dẫn đến các ảnh hưởng tồi tệ hơn cho sức khỏe.
Thực tế, trong đậu phụ chứa nhiều protein nên lượng đạm mà cơ thể bổ sung vẫn ở mức tương đối với thịt cá. việc dùng đậu phụ thường xuyên, hay thậm chí là chủ quan mà dùng quá nhiều sẽ làm rối loạn quá trình chuyển hóa purin. Mà purin lại là nguyên nhân chính gây ra kết tủa tinh thể nitrat gây ra bệnh gút. Dù là đạm động vật hay đạm thực vật, người bệnh vẫn cần bổ sung vừa đủ ở mức cho phép mới có thể đảm bảo điều kiện thể trạng tốt nhất.
Trong Đông y ghi nhận, đậu phụ có tính hàn, lành tính, vị ngọt nên việc bổ sung nhiều có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, tăng bài tiết, thiếu chất. Trong Y học hiện đại, việc bổ sung quá nhiều hợp chất thạch cao có trong đậu phụ có thể gây ra các căn bệnh liên quan đến thận. Vì thế bên cạnh những mặt lợi ích, vẫn còn những điểm hạn chế ở thực phẩm này nếu người bệnh không biết cách cân bằng thực đơn phù hợp.
Vì thế đối với người bệnh gút nói riêng và người bình thường nói chung, đậu phụ vẫn là thực phẩm có mặt lợi – hại nhất định. Do đó người bệnh chỉ nên dùng thực phẩm này tối đa 3 ngày /tuần và kết hợp thay đổi với nhiều thực phẩm khác. Ngoài ra, người bệnh gút cũng không nên ăn nhiều thịt đỏ, hải sản và nội tạng động vật, từ bỏ thói quen uống bia rượu để hạn chế kích thích tăng tiết axit uric trong cơ thể.
Cách ăn đậu phụ khi bị gút an toàn
Các chuyên gia đã khẳng định nguồn dinh dưỡng có trong đậu phụ có thể bị sụt giảm nếu như không được chế biến đúng cách. Sau đây là những lợi khuyên mà bệnh nhân gút nên tuân thủ khi dùng thực phẩm này:
- Không nên dùng quá 200 gram đậu phụ mỗi ngày, trung bình mỗi tuần chỉ nên dùng khoảng 500 gram đậu phụ để đáp ứng nhu cầu canxi và đạm phục vụ cơ thể.
- Hạn chế cách nấu nướng sử dụng chất béo như nướng, chiên xào, rán. Không nên dùng đậu phụ rán mà nên sử dụng cách hấp hoặc nấu canh, hầm đậu phụ để giữ lại các dưỡng chất.
- Kết hợp đậu phụ với các thực phẩm ít purin như rau xanh, các loại củ, quả hữu cơ. Không dùng đậu hũ cùng với các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau có hàm lượng purin cao như nấm, măng tây, súp lơ.
- Kết hợp dùng đậu phụ tươi hoặc uống sữa đậu nành để thay thế đạm động vật. Đặc biệt sữa đậu nành có thể hỗ trợ pha loãng lượng axit uric trong cơ thể.
- Uống nhiều nước sau mỗi bữa ăn có nhiều đạm, bao gồm cả đạm từ đậu phụ và đạm từ thịt cá để tăng cường hoạt động chuyển hóa và trung hòa axit uric.
Khi nào không nên ăn nhiều đậu phụ?
Đối với một số người, việc sử dụng đậu phụ có thể gây ra những tác dụng không mong muốn. Cụ thể những trường hợp sau nên hạn chế dùng đậu hũ.
Người mắc bệnh thận
Ăn nhiều đậu phụ sẽ làm tăng nồng độ canxi và khoáng chất trong máu, điều này sẽ gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến thận. Đối với người bình thường, protein thực vật được đưa vào cơ thể trải qua quá trình chuyển hóa, sau đó phần lớn được phân giải thành chất thải Nitơ, và thông qua thận để bài tiết chất thải.
Tuy nhiên đối với người già và người có bệnh thận, chức năng đào thải chất độc của thận sẽ giảm. Lúc này nếu không chú ý đến ăn uống, đặc biệt là nạp lượng lớn protein thực vật sẽ làm chất thải chứa Nitơ tăng cao tạo thêm gánh nặng cho thận. Điều này diễn biến lâu dài sẽ làm suy giảm chức năng thận và không tốt cho sức khỏe.
Người thiếu i-ốt
Một số nghiên cứu cho rằng người có thể trạng gầy yếu, thiếu i-ốt và thiếu chất không nên dùng đậu phụ quá nhiều. Chất saponin có trong đậu hũ sẽ gây cản trở quá trình hấp thụ i-ốt trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của tuyết giáp. Tuy nhiên điều này vẫn chưa được khoa học chứng minh, thay vào đó người thiếu i-ốt cần bổ sung thực phẩm đa dạng và tăng cường số lượng muối để bù đắp thiếu hụt cho cơ thể.
Người thường bị rối loạn tiêu hóa
Đậu phụ có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể và khiến hoạt động phân giải các chất dinh dưỡng của dạ dày bị hạn chế, rối loạn. Lượng protein thực vật lớn từ đậu phụ cũng khiến cho quá trình phân giải protein trở nên quá tải từ đó ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng
Đậu phụ non sẽ làm tăng nhu động ruột và hỗ trợ tiêu hóa rất hiệu quả, tuy nhiên nếu bổ sung quá mức lại gây ra những tác dụng ngược. Tuy nhiên, một số người có vấn đề về tiêu hóa nên kiêng thực phẩm này trong thời gian điều trị. Đậu hũ là chất khó tiêu, nếu cơ thể mắc bệnh khó tiêu hoặc đi ngoài thường xuyên, có biểu hiện chướng bụng thì bạn nên ăn ít đậu hũ.
Người bị xơ vữa động mạch
Đậu phụ giàu axit béo omega-3, điều này có thể rất tốt nhưng nếu bổ sung quá mức sẽ làm giảm cholesterol xấu và nguy cơ máu đóng cục. Ngoài ra các chất như Methionin (một loại α-axit amin), dưới tác dụng của chất xúc tác, Methionin sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành hợp chất Cystein. Chất này có thể làm tổn hại đến tế bào bên trong thành động mạch, từ đó gây lắng đọng Cholesterol và Triglyceride (chất béo trung tính) gây ra xơ vữa động mạch.
Người bị suy tuyến giáp
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người bệnh có tiền sử suy tuyến giáp nên hạn chế dùng đậu phụ thường xuyên. Do đậu phụ có thành phần isoflavone – hoạt chất có tác dụng chống ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú gây cản trở hoạt động của emzyme peroxidase, loại emzyme. Đây là những enzym có tác dụng hỗ trợ iốt trong quá trình tổng hợp sản xuất ra hormone tuyến giáp và làm tăng nguy cơ suy tuyến giáp.
Nam giới ăn đậu phụ lượng vừa đủ
Đậu phụ có nhiều lợi ích đối với nữ giới, trong cả việc làm đẹp và thúc đẩy hoạt động sinh sản. Tuy nhiên, nghiên cứu bước đầu tại phòng thực nghiệm của nhà khoa học Anh đã chứng minh trong đậu tương có một loại chất hóa học thực vật có hại đối với tinh trùng của nam giới. Nếu nam giới bổ sung hơn 500 gram đậu phụ mỗi tuần có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Ngoài ra đậu phụ cung cấp các hoạt chất thúc đẩy hormone estrogen hoạt động, điều này sẽ ảnh hưởng đến độ ổn định của testosteron – hormone sinh dục nam giới.
Chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với bài thuốc thảo dược tự nhiên
Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong hiệu quả điều trị bệnh gout. Thực tế có không ít trường hợp đã nhận phải “trái đắng” do ăn uống bữa bãi, không nhận thức được mức độ nguy hiểm của thói quen ăn uống đối với quá trình diễn tiến của bệnh. Tuy nhiên, chế độ ăn uống chỉ đóng vai trò hỗ trợ quá trình chữa bệnh chứ không phải là phương pháp chữa bệnh. Vì vậy, người bệnh lưu ý tới các địa chỉ y khoa uy tín để khám và kịp thời chữa bệnh, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ “Bệnh gút có ăn được đậu phụ không?” và những mặt lợi – hại của loại thực phẩm này. Trên thực tế, việc sử dụng thực phẩm có lợi sẽ giúp bệnh nhân gout kiểm soát tốt tình trạng bệnh và có thể chung sống với bệnh lâu dài.
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!