Bị Bệnh Gút Có Ăn Được Thịt Lợn Không? [Giải Đáp]
Trong bữa ăn của người Việt không thể thiếu các món chế biến từ thịt lợn. Thịt lợn có hàm lượng dinh dưỡng cao, tương đối lành tính và cung cấp nguồn năng lượng thiết yếu cho hoạt động của các cơ quan. Tuy nhiên với người bệnh gút, chế độ ăn uống thường được khuyến khích giảm bớt nguồn đạm từ thịt. Vậy bị bệnh gút có ăn được thịt lợn không, điều này sẽ được chuyên gia lý giải trong bài viết sau.
Nguyên nhân gây ra bệnh gút (gout) là đến từ những rối loạn chuyển hóa axit uric trong máu. Nồng độ axit uric tăng cao sẽ dẫn đến tình trạng lắng đọng các tinh thể urat trong khớp và những tổ chức quanh khớp gây sưng viêm, đau nhức và hình thành gút. Trong đó có mối liên hệ chặt chẽ giữa axit uric và nguồn đạm từ các loại thịt chúng mà chúng ta sử dụng hằng ngày.
Bệnh gout có ăn được thịt lợn không?
Gút là căn bệnh có xuất phát điểm từ việc dư thừa axit uric, vì thế để điều trị bệnh gút thì chỉ số này phải được kiểm soát ở mức ổn định. Phần lớn mức tăng hoặc giảm axit uric đến từ chế độ ăn uống. Thực đơn nhiều rau xanh, trái cây, tinh bột lành mạnh sẽ đảm bảo mức axit uric ở tiêu chuẩn. Ngược lại, thói quen ăn nhiều thịt cá, ít ăn rau, ít uống nước, thay vào đó dùng rượu bia là nguyên nhân khiến các đợt gút cấp tái phát nghiêm trọng hơn.
Ths.BS Tiến Văn – TT Truyền thông dinh dưỡng, mặc dù thịt là nguồn cung cấp đạm chủ yếu nhưng không vì vậy mà người bệnh kiêng tuyệt đối nhóm thực phẩm này. Thịt lợn cũng là một loại thịt đỏ vô cùng phổ biến, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể.
Thịt lợn chứa nhiều đạm, vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể như sắt, magie, photpho…. Protein có trong loại thịt này trực tiếp giúp cho quá trình cấu thành tế bào cũng như cung cấp năng lượng cho cơ thể. Do đó món ăn này vẫn đóng vai trò quan trọng trong thực đơn của bệnh nhân gút cấp và mạn tính.
Người bệnh vẫn có thể bổ sung nguồn đạm động vật ở mức tương đối. Trong đó ưu tiên các loại thịt cá có ít nhân purin. Mặc dù cũng là thịt đỏ nhưng thịt lợn có số lượng nhân purin ít hơn so với các loại thịt đỏ khác. Trung bình trong 100g thịt heo có chứa đến 150mg – 200mg purin. Dù không phải kiêng tuyệt đối nhưng bạn vẫn cần lưu ý bổ sung thịt lợn ở mức nhất định. Ngưỡng an toàn từ 30 – 50g/ngày và chỉ nên ăn từ 2 – 3 lần/tuần. Nếu bạn vượt ngưỡng an toàn nếu sử dụng vượt mức sẽ gây đau nhức khó chịu và làm tái phát cơn gút cấp.
Cũng cần lưu ý, cách chế biến thịt lợn cũng góp phần kiểm soát triệu chứng bệnh gút. Đối với những cách chế biến chiên, rán, xào với dầu thường làm tăng thêm tính độc hại cho món ăn. Dầu mỡ khiến hoạt động tiêu hóa khó phân giải hoàn toàn các chất, và ngăn cản quá trình loại bỏ axit uric qua thận. Do đó, người bệnh cần ưu tiên các món ăn hấp hoặc hầm, luộc hoặc nấu canh khi dùng bữa.
Ngoài ra theo Bác sĩ Tiến Văn, ngoài thịt thì người bệnh cũng nên hạn chế những loại thực phẩm có lượng cholesterol cao như óc, nội tạng động vật, cá trích, nấm, măng tây hay gan và sò. Ngoài ra kiêng tuyệt đối nhóm thức uống có cồn, chất kích thích mới có thể ngăn chặn được tình trạng viêm khớp.
Bị bệnh gout ăn được thịt gì và tránh thịt gì?
Như đã đề cập, bệnh nhân gút có thể tái phát bệnh hoặc dứt điểm triệu chứng nhờ vào chế độ ăn uống. Một số loại thịt ít nhân purin vẫn được khuyến khích bổ sung trong thực đơn để đảm bảo nhu cầu đạm mà cơ thể cần. Sau đây là những loại thịt có thể ăn và nên tránh đối với bệnh nhân gút:
Người bệnh gút ăn được thịt gì?
-
Thịt lợn: Người bệnh gút có thể yên tâm khi ăn thịt lợn vì loại thịt này được đánh giá có nhân purin ít nhất. Thịt lợn an toàn hơn so với thịt bò, thịt vịt, thịt ngan. Để đảm bảo tính khoa học, bệnh nhân chỉ được ăn ở mức nhất định 2 – 3 bữa/tuần.
-
Thịt cá nước ngọt: Hay còn gọi là cá sông, các loại cá có thịt trắng sinh sống ở ruộng đồng, ao hồ nước ngọt rất tốt cho bệnh nhân gút do chúng rất giàu đạm nhưng lại chứa ít nhân purin. Cụ thể những loại cá nước ngọt được khuyến khích dùng nhiều là cá rô, cá quả, cá bông lau, cá trắm cỏ, cá diêu hồng,…
-
Thịt ức gà: Thịt gà và đặc biệt là phần ức gà có lượng purin ít nhất. Hoạt chất Selenium có trong thịt gà có tác dụng ngăn chặn quá trình kết tủa của acid uric, từ đó sự kết hợp này sẽ làm giảm chất độc hại này hình thành trong cơ thể. Tuy nhiên số lượng thịt gà mà người bệnh có thể dùng tối đa từ 110 – 170g cho một ngày.
Người bị gút không ăn thịt gì?
-
Thịt đỏ: Nhóm thịt đỏ gây bất lợi cho bệnh nhân gút gồm có thịt bò, thịt dê, thịt cừu, thịt chó… Chúng đều là những loại thịt có nhân purin cao và gây đau nhức khớp ngay sau khi ăn.
-
Các loại hải sản: Người bị gút không nên ăn hải sản, đặc biệt là các loại tôm, cua, sò, ốc… Nếu dùng với lượng quá mức cho phép, vùng khớp có thể bị sưng tây và đau nhức nghiêm trọng hơn.
-
Thịt cá biển: Một số loại cá biển đánh bắt xa bờ có hàm lượng đạm cao nhất là cá ngừ, cá mòi, cá cơm, các trích… Thay vào đó, người bệnh vẫn có thể ăn cá hồi hoặc cá bạc má với liều lượng nhất định.
-
Nội tạng động vật: Nội tạng động vật là nhóm thực phẩm có lượng purin lớn nhất (trên 150mg/100g). Bệnh nhân gút cần kiêng tuyệt đối nhóm thực phẩm này trong bữa ăn vì chúng có thể gây đau nhức kéo dài.
-
Thịt đùi gà: Mặc dù thịt gà có lượng purin thấp nhưng thịt đùi lại là khu vực có nhân purin cao nhất. Nếu ăn vào người bệnh dễ bị gia tăng sản sinh axit uric và tái phát cơn đau.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout chuẩn khoa học
Bác sĩ Tiến Văn nhận định, bên cạnh việc điều trị gút bằng thuốc thì chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ đóng vai trò quyết định khả năng hồi phục của người bệnh. Ngoài việc hạn chế ăn các loại thịt đỏ, kiểm soát chế độ bổ sung đạm kể trên thì người bệnh còn nên lưu ý những điều sau đây:
-
Bệnh nhân gút nên hạn chế hoặc kiêng tuyệt đối nhóm thịt động vật thú rừng như nai, thỏ, cừu, hay thậm chí là thịt rùa, chó, mèo,… do đa phần chúng đều có nồng độ purin cao hơn so với nhu cầu cho phép.
-
Các loại rau củ có hàm lượng purin cap mà người bệnh nên kiêng như măng tươi, đậu Hà Lan, giá đỗ, các loại nấm… ngoài ra bệnh nhân cũng nên hạn chế ăn đậu phộng, đậu nành thường xuyên.
-
Cần kiêng tuyệt đối việc sử dụng các chất kích thích như: bia, rượu, café… Đây là nhóm thức uống làm tăng nồng độ acid uric trong máu nhanh chóng và thúc đẩy hoạt động lắng đọng acid uric ở thận.
-
Song song với việc ăn thịt cá, người bệnh nên bổ sung thêm các loại trái cây, rau xanh và ngũ cốc, hạn chế dùng ngũ cốc nguyên cám chứa carbohydrate phức tạp.
-
Trái cây tốt cho bệnh nhân gút như bưởi, anh đào, quả bơ, dâu tây, nho,… là những loại thực phẩm này sẽ góp phần kiểm soát lượng acid uric trong máu tốt hơn.
-
Bệnh nhân cần tích cực uống nhiều nước lọc, nước khoáng để tăng cường đào thải acid uric qua nước tiểu.
-
Cắt giảm chất béo bão hòa như các sản phẩm sữa nhiều chất béo. Nên uống sữa ít béo như sữa tách kem, sữa chua ít béo vì chúng có liên quan với giảm lượng axit uric.
-
Tổng nguồn đạm một trong khẩu phần ăn 1 ngày chỉ được ở mức 150g. Lượng đạm tương đương giữa các thực phẩm được tính như sau 100g thịt = 100g cá = 180g đậu phụ = 70g lạc hạt.
“Bị bệnh gút có ăn được thịt lợn không?” là câu hỏi chung của đa số những người bệnh đang đối mặt với căn bệnh này. Với bất kỳ loại thịt hay đạm động vật nào đều có thể trở thành “mối nguy” đối với bệnh nhân gút nếu không bổ sung ở mức tương đối và vừa đủ.
Nhìn chung, người bệnh gút nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, ưu tiên những thực phẩm lành mạnh và cân đối khẩu phần ăn để đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng cho cơ thể hoạt động. Song song với việc bổ sung dinh dưỡng, người bệnh nên hỗ trợ đào thải các chất dư thừa thông qua chế độ vận động hợp lý để kiểm soát cân nặng. Từ đó mới có thể tăng cường độ dẻo dai của xương khớp và nâng cao sức khỏe.
Bài viết liên quan: Top 5 cách trị bệnh gút dân gian chọn lọc giúp cải thiện bệnh
Ngày Cập nhật 21/11/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!