Bệnh Gút Có Được Ăn Trứng Không? [Giải Đáp]
Bệnh gút có được ăn trứng không là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân. Trứng là thực phẩm bổ dưỡng nhưng do đặc trưng hạn chế nguồn đạm mà nhiều người bệnh kiêng dè trưng trong thực đơn hàng ngày.

Đa số người bị bệnh gút (gout) đều có chế độ ăn uống kiêng rất cẩn thận. Một trong những nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng là kiểm soát lượng đạm và tăng cường rau xanh, trái cây. Trong đó trứng là nguồn đạm quan trọng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể, đặc biệt là xương khớp. Do đó việc kiêng cữ tuyệt đối trưng có thể sẽ khiến người bệnh thiếu hụt một số chất dinh dưỡng quan trọng.
Người bệnh gút có được ăn trứng không?
Có nhiều loại trứng gia cầm được sử dụng như trứng nhìn chung trứng vẫn là những loại thực phẩm giàu protein và các loại acid amin, nguồn vitamin B1 đến B12, A, E… của trứng dồi dào và cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Ngoài ra đối với xương khớp, trứng đóng vai trò cung cấp khoáng chất canxi, đồng, sắt, photpho…
Ở bệnh nhân gút, khi bổ sung đạm quá mức sẽ khiến lượng axit uric trong máu tăng cao. Điều này sẽ gây ra các đợt bùng phát gút cấp tính, vì thế mà người bệnh phải kiêng rất nhiều loại thực phẩm để giúp kiểm soát và điều trị bệnh. Trứng không phải là thực phẩm nằm trong nhóm này, do lượng protein của trứng tuy cao nhưng rất ít purin và có omega 3 – một chất chống viêm khớp tự nhiên. Vì thế các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định trứng có thể thêm vào chế độ ăn của người bệnh gút để cân bằng dinh dưỡng.

Các khoáng chất có trong trứng cũng giúp làm giảm sưng viêm và giảm xơ cứng các khớp. Trứng cũng là thực phẩm mà người bệnh có thể thêm vào thực đơn để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trong khi ăn kiêng các nhóm đạm khác. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bệnh nhân có thể ăn trứng mỗi ngày, thay thế các loại thực phẩm khác. Một số nguồn đạm lành tính đối với bệnh nhân gout như cá nước ngọt, thịt lợn, thịt ếch, đậu nành,… cần được bổ sung cân bằng song song với việc sử dụng trứng.
Bị gút nên ăn trứng như thế nào là tốt?
Các loại trứng thường được sử dụng ít nhất 2 lần/tuần đối với đại đa số các gia đình. Tuy nhiên đối với bệnh nhân bị gút, bữa ăn với trưng có thể giảm xuống thấp hơn con số này. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì bệnh nhân gút chỉ nên bổ sung 800g trứng/ tuần là tốt nhất. Trung bình 4 – 5 quả trứng/tuần là mức hợp lý để kiểm soát chỉ số axit uric trong máu.
Ngoài ra còn tùy thuộc vào việc bạn ăn loại trứng gì mà có định lượng cho hợp lý. Mỗi loại trứng có nguồn đạm khác nhau, trong đó các loại trứng có nguồn đạm lớn như trứng ngỗng hoặc trứng vịt, trứng đà điểu không cần thiết phải bổ sung trong thực đơn. Thay vào đó, trứng gà ta được khuyến khích đối với bệnh nhân gút, do hàm lượng đạm, chất béo, khoáng chất của trứng gà hài hòa nhất.

Trứng gà ta cũng có hàm lượng choline rất cao tốt cho quá trình dẫn truyền tế bào. Hoạt chất này cũng giúp ngăn ngừa hoạt động ngưng tụ homocisteine giúp giảm thiểu các bệnh liên quan đến tim mạch, xương khớp. Bạn không nên ăn trứng mỗi ngày vì nó có thể gây tăng cân hoặc thừa đạm ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh gút.
Trứng là một trong số những món ăn dễ chế biến, tuy nhiên cách chế biến món ăn sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ và phân giải các chất. Vì vậy để thu nạp trọn vẹn các dưỡng chất của trứng, người bệnh nên chọn các cách chế biến đơn giản như luộc, kho hoặc hấp cùng rau củ… Các chuyên gia cho rằng cách chế biến trứng tốt nhất cho người bệnh gút là luộc hoặc hấp. Bằng cách này trứng sẽ giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng mà người bệnh không phải nạp thêm chất béo vào cơ thể.
Ngoài ra người bệnh nên kết hợp ăn trứng và rau củ quả cùng lúc để các vitamin, chất xơ và khoáng chất từ rau củ hỗ trợ hoạt động chuyển hóa trứng tốt hơn. Hạn chế dùng trứng chiên, trứng kho gia vị khiến cơ thể thừa chất béo và dẫn đến nguy cơ tăng mỡ máu, huyết áp và tái phát gút rất cao.

Lương y Đỗ Minh Tuấn
- Y học cổ truyển
- Bác sĩ chữa bệnh bằng Y học cổ truyển
- Gần 20 năm kinh nghiệm khám chữa gout
Bị bệnh gút có nên ăn trứng vịt lộn không?
Bên cạnh các loại trứng thông thường, trứng vịt lộn cũng được xem là nguồn dinh dưỡng đa dạng với thành phần đạm và canxi đáng kể. Tuy nhiên các bác sĩ cho rằng bệnh nhân gút không nên ăn trứng vịt lộn, do trứng sau khi thụ tinh đã phát triển thành phôi trứng đã hình thành con non nên lượng đạm của trứng lộn rất lớn.
Thực tế là hàm lượng đạm có nhân purin của trứng vịt lộn rất cao. Nếu bổ sung vào cơ thể sẽ làm tăng lượng acid uric trong máu, từ đó kích thích quá trình tái phát gút nhanh hơn và nghiêm trọng hơn. có thể mang đến những cơn đau do ăn trứng lộn mang lại. Vậy nên các món trứng lộn được khuyến cáo với người bệnh là không nên ăn.

Nếu như bệnh nhân muốn ăn trứng lộn thì tốt nhất chỉ được ăn 1 quả/1 tuần. Kết hợp ăn cùng rau xanh và uống nhiều nước lọc sau đó để hoạt động đào thải axit uric diễn ra tích cực hơn. Lưu ý này sẽ giúp ngăn chặn sự hình thành các tinh thể urat trong kết cấu xương khớp.
Một số lưu ý khi người bệnh gút ăn trứng
Chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân gút cần hạn chế tuyệt đối các thực phẩm có nhân purin làm tăng lượng axit uric. Mặc dù trứng gà có lượng purin không đáng kể nhưng không có nghĩa là bạn có thể thoải mái với thực phẩm này. Để cải thiện tình trạng bệnh thì việc kiểm soát hàm lượng purin nạp vào cơ thể, khi ăn trứng người bệnh lưu ý những nguyên tắc cơ bản sau:
- Trong bữa ăn chính, nếu đã có món ăn từ trứng thì tuyệt đối không nên dùng thêm các loại thực phẩm giàu đạm khác hư thịt, cá trong cùng thời điểm.
- Người bệnh nên kiêng ăn trứng cùng phụ gia, chất béo, các loại đồ muối chua mặn. Thay vào đó nên bổ sung các các loại rau củ tươi, đặc biệt là rau có màu xanh thẫm như dưa chuột, bó xôi, bông cải, quả bơ,… để tăng đào thải axit uric.
- Không dùng trứng kết hợp với các loại củ tăng trưởng nhanh như măng tây, măng tre, giá đỗ, bạc hà, rau mầm, nấm các loại,…
- Người bệnh gút không nên ăn trứng kết hợp với hải sản, thịt đỏ, kiêng tuyệt đối nội tạng động vật, không dùng rượu bia, nước ngọt, thuốc lá…
Ngày Cập nhật 05/06/2024