Bệnh lang ben có tự hết được không? Bác sĩ nói gì

Lang ben là bệnh về da rất thường gặp ở lứa tuổi dậy thì. Nhiều người không quan tâm đến cách điều trị vì nghĩ rằng khi lớn bệnh sẽ tự hết. Thực tế thì vấn đề “lang ben có tự hết không?” cần được phân tích trên nhiều góc độ. Dưới đây là phân tích của bác sĩ chuyên khoa giải đáp băn khoăn này và gợi ý giải pháp điều trị lang ben từ thảo dược.

Nhiều người vẫn nghĩ lang ben có thể tự hết khi lớn.
Nhiều người vẫn nghĩ lang ben có thể tự hết khi lớn.

Nguyên nhân gây bệnh lang ben

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện YHCT Trung ương, để có thêm căn cứ xác định lang ben có tự hết không, cần biết nguyên nhân gây ra bệnh này là gì. Các nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra vi nấm Pityrosporum Ovale chính là “thủ phạm”. Nó xuất hiện và sinh trưởng ở lớp biểu bì da khi có một số yếu tố tác động cộng hưởng.

Các yếu tố khiến tác nhân gây nấm lang ben bùng phát và gây bệnh bao gồm: Thời tiết nóng ẩm, môi trường ô nhiễm; da dầu và đổ nhiều mồ hôi; vệ sinh da không đúng cách; hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả, thay đổi nội tiết tố và một số yếu tố khác.

Như vậy, lang ben là bệnh nhiễm khuẩn ngoài da. Có nhiều yếu tố tác động dẫn đến sự hình thành của bệnh này. Trong đó, vai trò lớn nhất là do da bị nhiễm nấm. Thông thường, nấm sẽ rất khó loại bỏ bởi khả năng sống dai dẳng. Những bệnh có đặc tính do nấm không thể tự hết mà phải tiến hành điều trị. Thậm chí, việc điều trị còn trở nên khó khăn, tái phát nhiều lần nếu như không lựa chọn được phương pháp phù hợp.

Lang ben không gây biến chứng

Thêm một căn cứ nữa để xác định lang ben có tự hết không đó là mức độ ảnh hưởng của bệnh và khả năng xảy ra biến chứng. Dấu hiệu của bệnh lang ben khá đặc trưng với sự xuất hiện của các mảng da bị mất màu. Những vùng da này có thể gây ngứa nhẹ và rát.

Vùng da bị bệnh dễ bị lan rộng trên cơ thể người bệnh. Đồng thời, nó cũng dễ lây cho người khác khi dùng chung các vật dụng cá nhân. Bản chất bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng và cũng không gây biến chứng. Tuy nhiên, nếu để lâu, lang ben sẽ chuyển sang mạn tính, khó điều trị dứt điểm và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Cụ thể, nó khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp. Đồng thời, có thể họ còn bị sự kỳ thị của bạn bè và người thân.

Bệnh lang ben không được trị kịp thời và đúng cách sẽ chuyển sang mạn tính
Bệnh lang ben không được trị kịp thời và đúng cách sẽ chuyển sang mạn tính

Kết luận lang ben có tự hết không?

Một số người cho rằng bệnh có thể tự khỏi. Họ tin rằng đây là bệnh của lứa tuổi dậy thì. Nó sẽ hết khi trưởng thành và vệ sinh cơ thể đúng cách. Thế nhưng, quan điểm trên là hoàn toàn sai làm. Bệnh lang ben không thể tự hết. Càng để lâu thì mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe càng nhiều. Và điều quan trọng là càng khó để được điều trị dứt điểm. Tất cả các trường hợp khỏi bệnh đều cần phải đến cơ sở y tế kiểm tra hoặc dùng thuốc điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Có trường hợp đã điều trị bệnh rồi nhưng vẫn tái phát vì mầm bệnh còn ẩn dưới da. Hoặc do cơ địa người đó quá nhạy cảm nhưng hay tiếp xúc với các yếu tố dễ dẫn đến sự xuất hiện của vi nấm. Các kết quả thống kê cho biết những trường hợp này đa số là do mắc bệnh lâu ngày không điều trị hoặc dùng sai phương pháp.

Các bác sĩ cho biết lang ben là bệnh lý ngoài da do nhiễm khuẩn không thể tự hết.
Các bác sĩ cho biết lang ben là bệnh lý ngoài da do nhiễm khuẩn không thể tự hết.

Cách điều trị lang ben

Lang ben là bệnh lý ngoài da không nguy hiểm, dễ điều trị nhưng khó chữa dứt điểm và dễ lây. Như vậy, thay vì băn khoăn với câu hỏi lang ben có tự hết không, bạn cần chủ động trang bị cho mình những kiến thức về cách điều trị bệnh này.

Khi bị lang ben, điều cần quan tâm đầu tiên là đến cơ sở y tế kiểm tra để xác định chính xác tình trạng bệnh. Đồng thời, thông qua các hoạt động thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất và những lưu ý quan trọng.

Có nhiều cách điều trị bệnh lang ben. Về tổng thể thì các cách này được xếp vào 2 nhóm chính: dùng thảo dược (chủ yếu là theo kinh nghiệm dân gian) và điều trị bằng thuốc tân dược.

Dùng các biện pháp dân gian chữa lang ben

Kinh nghiệm dân gian có nhiều loại thảo dược thiên nhiên chữa bệnh lang ben. Đa số hiệu quả trong trường hợp bệnh nhẹ.
Kinh nghiệm dân gian có nhiều loại thảo dược thiên nhiên chữa bệnh lang ben. Đa số hiệu quả trong trường hợp bệnh nhẹ.

Có khá nhiều cách chữa lang ben trong dân gian. Điểm chung của các phương pháp này là nguyên liệu dễ tìm, dễ thực hiện và chi phí thấp. Trong đó, cách chữa được đánh giá cao về hiệu quả và tính an toàn là cách tác động trực tiếp ngoài da như:

  • Nước cốt lá rau răm: Sử dụng 1 nắm rau răm, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước. Vệ sinh vùng da bị lang ben thật sạch, thoa đều nước rau răm lên da để trong 15-20 phút và rửa sạch lại bằng nước.
  • Củ riềng: Riềng tươi, rửa sạch, thái lát mỏng và xay nhuyễn, lọc lấy nước. Vệ sinh da sạch sẽ và thoa đều nước riền tươi lên da. Để nước riềng trên da 20 phút và sửa lại với nước sạch.
  • Đắp chuối xanh: Chọn chuối xanh có nhiều nhựa, rửa sạch. Vệ sinh da và cắt lát chuối xanh đắp trực tiếp lên vùng da bị lang ben.

Điều trị bệnh bằng phương pháp này thường chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ. Người bệnh phải kiên trì thoa nước thuốc một thời gian nhất định mới đạt được hiệu quả cải thiện bệnh. Trong quá trình sử dụng cách điều trị theo dân gian, nếu các dấu hiệu bệnh không thuyên giảm hoặc vùng bị lang ben có tiếp tục lan rộng thì bạn cần dừng thực hiện.

Với những trường hợp bệnh nặng, đa số phải cần đến các loại thuốc có tác dụng dược tính cao hơn. Trong đó, các bài thuốc thảo dược kết hợp nhiều vị thuốc cùng lúc, uống trong bôi ngoài, lành tính, nghiên cứu bài bản là liệu pháp trị lang ben hiệu quả được lựa chọn.

Thuốc tân dược chữa lang ben

Điểm nổi bật của các loại thuốc tân dược chữa lang ben đó là hiệu quả nhanh. Đồng thời, phương pháp này áp dụng được cho các trường hợp nặng hoặc bệnh tái phát. Nếu người bị lang ben không bị bệnh về gan và thận thì giải pháp này được khuyến khích so với điều trị bằng thảo dược theo kinh nghiệm của dân gian.

Có hai dạng thuốc tân dược phổ biến dùng để chữa lang ben: gel bôi ngoài da và viên nén để uống. Ngoài ra, kết hợp với đó còn có dầu gội đầu không kê toa (loại dùng cho y khoa). 

Loại dùng ngoài da: Đối với phương pháp dùng ngoài da, người bệnh phải kiên trì trong 6 – 12 tuần mới khỏi hoàn toàn bệnh. Sau khoản thời gian này, kết quả xét nghiệm có thể không còn thấy sự hiện diện của vi nấm. Tuy nhiên, phải mất thêm một khoảng thời gian nữa thì màu sắc của vùng da bị bệnh mới trở lại như bình thường. Một số loại bôi ngoài da thường dùng là: Clotrimazole, Terbinafine, Miconazole hoặc Selenium sulfide.

Khi dùng thuốc dạng bôi, bạn cần kiên trì một thời gian mới có được hiệu quả chữa bệnh khỏi hoàn toàn.
Khi dùng thuốc dạng bôi, bạn cần kiên trì một thời gian mới có được hiệu quả chữa bệnh khỏi hoàn toàn.

Loại uống: Trong trường hợp bệnh nặng, vùng da bị lang ben xuất hiện khắp cơ thể thì người bệnh cần dùng đến thuốc chống nấm dạng uống. Loại thuốc uống được sử dụng phổ biến hiện nay là Ketoconazol. Kết hợp với đó, có thể bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng xà phòng y khoa khi tắm gội. Thường dùng là xà phòng Sastid bar.

Thuốc dạng uống trị lang ben chỉ nên dùng trong một thời gian ngắn. Bởi đa số chúng thường đi kèm với một số tác dụng phụ. Ngoài ra, các loại thuốc này cũng dễ ảnh hưởng đến những loại người bệnh đang sử dụng để điều trị một số bệnh lý khác. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ chỉ định điều trị bệnh từ bác sĩ. Đồng thời lựa chọn giải pháp an toàn, không tác dụng từ thảo dược.

Chăm sóc cơ thể đúng cách khi bị lang ben

Tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, đội ngũ bác sĩ kết hợp sử dụng thảo mộc Đông y và tư vấn chế độ sinh hoạt, chăm sóc da để mang lại hiệu quả điều trị cao, phòng ngừa tái phát. Theo đó, người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn thực hiện 1 số lưu ý sau:

  • Hạn chế để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sau 8 giờ sáng;
  • Chú ý nhiệt độ môi trường sống không nên quá nóng hoặc quá ẩm;
  • Hạn chế các hoạt động ra nhiều mồ hôi;
  • Nếu mồ hôi ra nhiều, hãy luôn chuẩn bị sẵn khăn để lau khô tại chỗ. Sau đó vệ sinh da đúng cách. Không để quần áo ướt mồ hôi bết vào da quá lâu;
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác. Đặc biệt là khăn tắm và quần áo;
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Thường xuyên giặt hoặc phơi chăn, gối và ga giường;
  • Hạn chế hoặc không dùng xà phòng có tính tẩy rửa cao khi bị bệnh. Tốt nhất là dùng loại dành riêng cho đối tượng da nhạy cảm hoặc bị lang ben.
  • Cuối cùng, hãy thông báo với bác sĩ khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường hoặc bệnh không thuyên giảm dù điều trị theo phác đồ.

Lang ben là căn bệnh có đặc tính dai dẳng, khó điều trị dứt điểm. Chủ quan không chữa kịp thời có thể để lại nhiều di chứng không mong muốn trên da. Chính vì vậy, người bệnh nên chủ động điều trị sớm, ưu tiên các biện pháp an toàn và lành tính. 

ArrayArray

Ngày Cập nhật 06/06/2024