Bệnh Lao Phổi Có Di Truyền Không? Phòng Tránh Như Thế Nào?
Bệnh lao phổi có di truyền không là nỗi băn khoăn lớn của cả người bệnh và gia đình bệnh nhân. Bởi vì lao phổi có thể dẫn đến chứng suy hô hấp, gây tử vong cho người nhiễm bệnh. Theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp rõ và biết cách phòng tránh bệnh, ngăn ngừa lây nhiễm.
Bệnh lao phổi có di truyền không?
Nhiều bạn đọc luôn băn khoăn về vấn đề “Bệnh lao phổi có di truyền không?”. Theo bác sĩ Lê Phương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam: “Lao phổi KHÔNG PHẢI LÀ BỆNH DI TRUYỀN. Tuy nhiên, người thân của bệnh nhân vẫn có khả năng bị lao phổi do đây là căn bệnh có tính truyền nhiễm”.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra lao phổi là do nhiễm vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis. Loại vi khuẩn này có thể lây lan từ người sang người thông qua quá trình chạm và tiếp xúc với các chất dịch của người bệnh phát ra do xì mũi, hắt hơi, khạc nhổ đờm… Người mắc bệnh sau khi điều trị thành công vẫn có nguy cơ bị tái nhiễm như bình thường nếu bị bùng phát ở lao sơ nhiễm cũ hoặc tiếp xúc với ổ dịch mới”.
Bác sĩ Lê Phương cho biết thêm, đối tượng mắc bệnh lao nhiều nhất thường là những người bị suy giảm miễn dịch:
- Trẻ nhỏ
- Phụ nữ mang thai
- Người mắc bệnh tiểu đường
- Người bị nhiễm HIV/AIDS
- Sau khi phẫu thuật
- Nghiện rượu, thuốc lá
- Người có thể chất kém, suy dinh dưỡng
- Người cao tuổi
Về mức độ ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe, bên cạnh việc phải chịu đựng những triệu chứng lao phổi khó chịu và đau đớn, người mắc bệnh còn có nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:
- Tràn dịch màng phổi
- Tràn khí màng phổi
- Suy hô hấp mãn tính
- U nấm phổi
- Viêm mủ màng phổi
- Xơ phổi
Tất cả những biến chứng này đều có thể dẫn đến tình trạng suy hô hấp nghiêm trọng, khiến bệnh nhân không thở được và tử vong. Lao phổi cũng là một căn bệnh phức tạp và khó điều trị do khả năng kháng thuốc rất cao. Theo thống kế của Viện phổi Trung ương, mỗi năm có khoảng 126.000 người mắc bệnh lao phổi, trong đó có khoảng 5.000 trường hợp bị kháng thuốc.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp căn bệnh này vào trong danh sách những vấn đề sức khỏe được quan tâm ở mức độ toàn cầu. Đồng thời lao phổi cũng là một đại dịch cần được cả thế giới chung tay ngăn chặn và đẩy lùi tương tự như viêm phổi. Vì vậy thực nắm bắt và thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh lao phổi là hết sức cần thiết để ngăn ngừa lao phổi bùng phát.
Biện pháp phòng tránh bệnh lao phổi hiệu quả
Không chỉ người khỏe mạnh bình thường mà ngay cả những người đã từng điều trị lao thành công cũng cần thực hiện cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.
Đối với người bình thường
Để ngăn ngừa lây nhiễm lao phổi, mọi người cần thực hiện các biện pháp như sau:
- Xây dựng thói quen vệ sinh thân thể sạch sẽ.
- Luôn giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, sử dụng các chất tẩy rửa có tính diệt trùng diệt khuẩn, giữ không khí thông thoáng.
- Không được khạc nhổ đờm bừa bãi, đặc biệt là ở những nơi công cộng.
- Luôn đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, nhất là bệnh viện.
- Nếu gia đình có người mắc bệnh lao thì cần sử dụng đồ dùng sinh hoạt riêng, tránh tiếp xúc với dịch tiết hô hấp của người bệnh. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc ở cự ly gần.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên, nhất là trong thời kỳ mang thai, dậy thì, khi đang mắc bệnh liên quan đến suy giảm miễn dịch.
- Trẻ em cần được tiêm vắc xin phòng lao BCG từ sớm, ngay sau khi sinh.
- Khi phát hiệu những triệu chứng như sốt, ho khan, có máu trong đờm, người mệt mỏi, chán ăn, khó hấp thụ… cần đến bệnh viện khám ngay.
Đối với bệnh nhân
- Người bệnh cần được cách ly, phải bố trí người bệnh ở một không gian riêng biệt để chăm sóc và trị liệu. Nơi ở phải có không khí lưu thông tốt, đầy đủ ánh sáng. Tốt nhất là bệnh viện chuyên khoa lao phổi.
- Quần áo của người bệnh phải thường xuyên được giặt sạch. Chăn màn nếu không điều kiện giặt thường xuyên thì phải phơi nắng.
- Phòng của người bệnh nên được diệt trùng thường xuyên, đặc biệt sau khi điều trị xong phải tiến hành tiêu độc triệt để.
- Người bệnh hạn chế tiếp xúc với người khác, không đến nơi công cộng.
- Trong khoảng 2 tháng đầu điều trị, người bệnh nên đeo khẩu trang liên tục.
- Dịch nôn hay đờm của người bệnh phải luôn được tiêu hủy bằng cách đốt hoặc tiêu độc xong mới được vứt đi.
Thông qua những giải đáp trên đây, hy vọng bạn đọc đã giải đáp được vấn đề “Bệnh lao phổi có di truyền không?”. Tuy lao phổi không có yếu tố di truyền nhưng người thân trong gia đình có thể hoàn toàn mắc bệnh nếu bị lây nhiễm vi khuẩn lao. Hãy bảo vệ gia đình, cộng đồng và chính người bệnh bằng cách thực hiện những biện pháp phòng tránh lao phổi hiệu quả.
Ngày Cập nhật 06/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!