Bệnh Lupus ban đỏ có lây hay di truyền không?
Lupus ban đỏ được xếp vào nhóm bệnh ngoài da nguy hiểm. Không chỉ gây ra những triệu chứng trên da, bệnh còn ảnh hưởng đến những bộ phận khác trên cơ thể. Lupus ban đỏ có lây không và đây có phải bệnh di truyền? Những thắc mắc phổ biến về căn bệnh plus ban đỏ sẽ được thông tin rõ trong bài viết sau.
Bệnh lupus ban đỏ có tỷ lệ nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Tính đến thời điểm này, vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh lupus ban đỏ, việc điều trị mới chỉ có tác dụng kiểm soát các biến chứng của bệnh. Trong đó, có nhiều nghiên cứu đã khẳng định yếu tố di truyền là nguyên nhân chính gây bệnh khiến việc điều trị khó khắc phục hoàn toàn.
Những điều cần biết về bệnh lupus ban đỏ
Bệnh lupus ban đỏ hay còn gọi là plus ban đỏ là một bệnh lý tự miễn, có hai dạng lupus là bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa và lupus ban đỏ hệ thống. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là do di truyền, khi cơ thể xảy ra những sai lệch về đáp ứng miễn dịch, từ đó hệ dịch hoạt động sai hướng chống lại chính những cơ quan trong cơ thể.
Tương tự như các bệnh tự miễn khác, bệnh lupus ban đỏ có xu hướng phát triển thành mãn tính. Điều trị bệnh mất nhiều thời gian, cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị lupus ban đỏ, điều trị bệnh đúng cách từ ban đầu sẽ ngăn chặn sự phát triển của triệu chứng. Trong số những bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ, có đến 90% là nữ giới.
Những giả thiết được đưa ra về các thúc đẩy phát triển bệnh lupus ban là kết quả của sự tương tác qua lại của nhiều yếu tố. Trong đó các yếu tố gây bệnh nổi bật hơn hẳn như môi trường bị nhiễm khuẩn, người bệnh bị nhiễm hóa chất, tiếp xúc với vi khuẩn và ánh nắng mặt trời.
Ngoài ra sự thay đổi về nội tiết cũng là nguyên nhân gây ra sự phát triển của triệu chứng. Chẳng hạn các loại thuốc như hydralazine,sulfonamide, procainamide, isoniazid, phenytoin, penicillamine… Đồng thời, việc phụ nữ lạm dụng thuốc tránh thai cũng là một trong những nguyên nhân khởi động khiến bệnh nặng thêm.
Bệnh lupus ban đỏ nguy hiểm ở chỗ, bệnh không chỉ là những bất thường ngoài da đơn thuần. Khi bệnh tạo ta các kháng thể ngẫu nhiên sẽ tàn phá một hay nhiều cơ quan khác nhau, tính “hệ thống” của bệnh gây ra sự suy yếu dần của các cơ quan và chức năng trên cơ thể. Tùy thuộc vào tuổi bắt đầu bệnh, người bệnh có nhận được sự điều trị tích cực hay không và cơ thể người bệnh có đáp ứng được với các phương pháp điều trị hay không mà tiên lượng khả năng hồi phục.
Bệnh lupus ban đỏ có lây không?
Các chuyên gia Da liễu đã khẳng định lupus ban đỏ không được xếp vào loại bệnh lây truyền và không phải bệnh lý gây ra do nấm, hay vi khuẩn có khả năng truyền nhiễm. Bệnh plus ban đỏ không lây từ ai và không lây cho ai, bởi đặc tính của bệnh mang tính miễn dịch tự thân do những rối loạn ở hệ miễn dịch tự thân gây nên.
Người mắc bệnh lupus ban đỏ thường có xu hướng tránh tiếp xúc với xã hội, nguyên nhân vì lo lắng bệnh truyền nhiễm và lây lan đến cộng đồng. Tuy nhiên các nghiên cứu đã khẳng định việc bệnh nhân mắc bệnh tự cách ly với môi trường sống có thể khiến bệnh phát triển nghiêm trọng hơn. Do lúc này, người bệnh ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và luôn trong trạng thái tâm lý căng thẳng. Điều này gây ra sự suy yếu miễn dịch và người bệnh suy giảm bản năng tự kháng bệnh vốn có của cơ thể.
Mặc dù bệnh lupus ban đỏ gây ra những tổn thương trên diện rộng đối với làn da, khớp, thận, thậm chí là não bộ. Nhưng với bất kỳ vị trí ảnh hưởng nào, bệnh đều không gây lây nhiễm đến người bình thường, dù dưới bất kỳ hình thức nào. Do đó, giữa bệnh nhân lupus ban đỏ và người khỏe mạnh vẫn có thể an tâm khi giao tiếp mà không lo bị lây truyền.
Bệnh lupus ban đỏ có di truyền không?
Một số nghiên cứu đã thống kê dược những gia đình có tiền sử cha mẹ, hoặc anh chị em ruột bị mắc lupus ban đỏ hệ thống thì khả năng người bệnh mắc bệnh cao gấp 20 lần. Do đó có thể khẳng định lupus ban đỏ là bệnh di truyền. Khả năng di truyền cao nhất từ mẹ sang con và tỷ lệ sẽ càng giảm với những mối quan hệ khác.
Ngoài ra, người có miễn dịch bất thường có nguy cơ di truyền lupus ban đỏ cao, nguyên nhân được cho là bởi những tác động từ chức năng miễn dịch cơ thể bị rối loạn. Ngược lại khi yếu tố di truyền mạnh, những tác động ngoại cảnh yếu cũng là nguyên nhân gây lupus ban đỏ.
Cần hiểu rằng, cơ chế phát triển bệnh lupus ban đỏ đến từ gen sẽ được khởi động từ các yếu tố môi trường và hormon giới tính. Lúc này, cơ thể người bệnh mới bắt đầu mất cân bằng kiểm soát hệ thống miễn dịch, không phải di truyền đồng nghĩa với phát bệnh lupus ban đỏ bẩm sinh. Khi các phức hợp miễn dịch kháng nguyên và các kháng thể lắng đọng ở các cơ quan do dị nguyên xúc tác, từ đó gây ra triệu chứng lupus ban đỏ.
Mức độ nguy hiểm của bệnh lupus ban đỏ
Trong đố các bệnh lý tự miễn, lupus ban đỏ được đánh giá có cấp độ nguy hiểm đe dọa tính mạng bệnh nhân. Mặc dù plus ban đỏ không lây nhiễm, nhưng các triệu chứng của bệnh phát triển rất nhanh và tạo thành những tổn thương mang tính hệ thống.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Quý Trọng (ĐH Y dược TP.HCM) đưa ra đánh giá về mức nghiêm trọng của bệnh Lupus ban đỏ dựa vào từng dạng bệnh. Đối với bệnh Lupus ban đỏ dạng đĩa chỉ gây ra những tổn thương da, không ảnh hưởng đến phủ tạng, bệnh có thể điều trị bằng các phương pháp chuyên sâu về Da liễu. Bệnh lupus ban đỏ hệ thống nặng hơn rất nhiều, là nguyên nhân gây ra những tổn thương đa cơ quan.
Tùy vào cơ địa mỗi bệnh nhân, ngẫu nhiên kháng thể tự sinh được sản sinh sẽ tàn phát một hoặc nhiều cơ quan khác nhau. Trong đó những tổn thương ngũ tạng thường xảy ra ở bệnh lupus ban đỏ hệ thống là:
- Tổn thương ở tim: gây viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm nội mạc tim…
- Tấn công hệ tuần hoàn: gây tiêu huyết, rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu.
- Tổn thương ở gan: gây viêm gan, suy gan cấp tính và mãn tính.
- Tấn công vào thận: gây viêm thận, suy thận cấp tính và mãn tính.
- Tổn thương ở khớp: gây viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp , biến dạng khớp.
- Tấn công hệ thần kinh: gây viêm não.
- Những tổn thương ở da: gây sang thương da, mẩn đỏ, mặt sói …
Những tổn thương lan rộng này diễn biến rất nhanh chóng, tại mỗi cơ quan tổn thương sẽ được điều trị khắc phục tại chỗ. Bệnh lupus ban đỏ rất khó chữa, vì vật người bệnh cần được điều trị sớm và đúng cách để ngăn chặn các tổn thương xảy ra ở đa cơ quan.
Hiện nay vẫn chưa có phương thuốc đặc trị bệnh plus ban đỏ. Ban đầu người bệnh sẽ được điều trị với corticosteroid được kê đơn theo liều lượng tương ứng với từng người. Tiếp theo là sử dụng các hóa chất methotrexate, cyclophosphamide, azathioprine,… hoặc bổ sung các kháng thể đơn dòng chống lympho B: anti-CD20 (Rituximab …)
Tuy nhiên khi điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống, không đảm bảo kết quả lâu hay nhanh vì những biện pháp điều trị chỉ mang tính khắc phục tạm thời.
Những dấu hiệu người bệnh nên đến bác sĩ khi bị bệnh lupus ban đỏ
Bởi vì những biến chứng nguy hiểm kể trên mà Lupus ban đỏ cần được phát hiện và điều trị sớm. Ngay cả đối với lupus ban đỏ dạng đĩa khi không được chữa nhanh chóng cũng có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Khi nghi ngờ các dấu hiệu bệnh lupus ban đỏ, người bệnh nên chọn lựa những trung tâm điều trị uy tín để được hỗ trợ thăm khám và điều trị theo hướng dẫn. Chỉ những trung tâm y tế được trang bị các thiết bị chuyên dụng mới đưa ra chẩn đoán chính xác và các bác sĩ kinh nghiệm đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả cho bệnh nhân. Cần lưu ý, nếu bệnh nhân có dấu hiệu được liệt kê sau cần được thăm kháng sớm:
- Đau nhức khắp cơ thể, có hiện tượng sưng tấy xương khớp
- Tại vùng da bất kỳ bị phát ban đỏ, vùng phát ban tạo thành mảng hình bướm.
- Có dấu hiệu đỏ mắt, tổn thương niêm mạc mắt.
- Người bệnh sốt cao, thường xuyên bị chóng mặt, đau đầu
- Mặt bị sưng đỏ, phù nề cục bộ và xuất hiện các bọng nước lớn.
Trong thời gian tiến hành thăm khám, các xét nghiệm được thực hiện tương đối phức tạp. Bệnh nhân được thử lượng kháng thể kháng dna chuỗi kép, kháng thể kháng nhân, kháng thể kháng smith. Dựa vào mức độ của các kháng thể này mà người bệnh sẽ được chẩn đoán dạng lupus ban đỏ.
Sau đó để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân làm xét nghiệm máu và nước tiểu. Những xét nghiệm tổng quát này sẽ chỉ rõ những tổn thương cơ thể do bệnh gây ra. Nếu triệu chứng trở nên cấp thiết, người bệnh phải tiến hành các sinh thiết hoặc mẫu mô để chẩn đoán bệnh chính xác.
Trong trường hợp người bệnh được chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh nhân cần được điều trị và theo dõi tại bệnh viện. Khi thăm khám, người bệnh nên chọn những bệnh viện da liễu uy tín, sau chẩn đoán, nếu có dấu hiệu tổn thương các cơ quan liên quan thì bệnh nhân sẽ được chuyển sang điều trị nội khoa để được hỗ trợ.
Lupus là bệnh lý có thể gây ra những phá hủy nghiêm trọng đến các bộ phận trên cơ thể nên người bệnh không được chủ quan.
Hi vọng với những thông tin trong bài viết đề cập, người bệnh đã có nhận định rõ về việc “Bệnh lupus ban đỏ có lây không và bệnh lupus ban đỏ có di truyền không?”. Bệnh không có tính lây lan nhưng khả năng di truyền và tiềm ẩn nguy hiểm cao. Do đó, người mắc bệnh lupus ban đỏ nên tiến hành điều trị sớm để phòng tránh các triệu chứng chuyển biến xấu. Trong trường hợp người bệnh là phụ nữ, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp kiểm soát kịp thời nguy cơ di truyền cho đứa trẻ sau này.
Ngày Cập nhật 06/03/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!