Bệnh đau lưng – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Đau lưng được xem là triệu chứng “ai cũng gặp” ít nhất một lần trong đời. Đây là dấu hiệu của nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng đơn thuần cũng có thể là những biểu hiện nhất thời khi cơ thể làm việc quá sức. Để điều trị đau lưng, người bệnh cần nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng và nguy cơ biến chứng để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đau lưng là gì?
Đau lưng dùng để chỉ chung những cơn đau nhức ở phần lưng phía sau cơ thể. Phụ thuộc vào từng vị trí đau lưng mà Y học phân chia cơn đau thành những vị trí đặc trưng: cơn đau giữ lưng (lưng trên), cơn đau lưng dưới (thắt lưng) và cơn đau tại vùng xương cụt. Trong đó chúng ta thường gặp phổ biến nhất là cơn đau lưng dưới và đau thắt lưng.
Đau lưng không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh xương khớp, hoặc rối loạn nội tiết bên trong cơ thể. Cơn đau có thể tiến triển cấp tính dữ dội, hoặc kéo dài thành mãn tính tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Nhiều trường hợp, triệu chứng đau lưng còn kèm theo chứng tê bì chân tay hoặc yếu cơ.
Bệnh đau lưng là xuất phát từ những tổn thương ở xương khớp, ảnh hưởng đến dây thần kinh cùng các cấu trúc cấu thành nên cột sống. Đau lưng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đau mãn tính, người bệnh mất khả năng lao động, thậm chí một số trường hợp đau lưng bệnh lý có thể dẫn đến tàn phế.
Cột sống là nhánh chính dẫn truyền hệ thần kinh phân chia đến các chi khác, vì thế nếu một vị trí tại đốt sống bị ảnh hưởng, hệ thần kinh chi phối liên quan có thể bị tổn thương. Từ đó mà cơn đau không chỉ riêng tại sống lưng, mà còn có thể lan rộng ra vai, cánh tay và bàn tay, hông đùi cho đến cẳng chân.
Trong Y học hiện đại, để tiện cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh đau lưng, chuyên khoa xương khớp – cột sống phân loại đau lưng thành 3 dạng phụ thuộc vào thời gian phát bệnh:
- Đau lưng cấp tính: Cơn đau kéo dài trong 12 tuần
- Đau lưng bán cấp tính: Cơn đau kéo dài từ 6 đến 12 tuần
- Đau lưng mãn tính: Cơn đau kéo dài hơn 12 tuần
Các triệu chứng bệnh đau lưng
Bệnh đau lưng có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, tùy vào từng nguyên nhân mà các triệu chứng đau lưng có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên về cơ bản, đau lưng có hai triệu chứng chung là cơn đau cục bộ và cơn đau ở hông.
Đau lưng cục bộ
Người bệnh có những cơn đau khu trú ở cột sống lưng. Cơn đau xuất phát từ những tổn tương trong cấu trúc của khớp xương, gân, cơ, các đĩa đệm và đốt sống, hệ thống dây chằng dọc sau, màng cứng, hệ thống các rễ thần kinh. Những biểu hiện của tình trạng đau lưng cục bộ bao gồm:
- Đau cấp tính: cơn đau sẽ xảy ra đột ngột và dữ dội, thường là sau chấn thương, ngoài ra cơn đau cũng có tính chất cơ học (phổ biến xảy ra do thoát vị đĩa đệm).
- Đau mạn tính: cơn đau thường tái phát lặp đi lặp lại và có tính chất cơ học (do tổn thương đĩa đệm). Người bệnh khó khăn trong vận động, đau nhức tại cùng chậu, cơn đau tái phát nhiều về đêm (do cột sống dính khớp), đau khớp vùng chậu.
- Cơn đau xảy ra với cường độ mạnh, xảy ra cả ngày lẫn đêm, người bệnh không cải thiện sau khi điều trị bằng nhiều phương pháp (lao cột sống, ung thư cột sống).
Đau cột sống lưng và hông
- Cơn đau lưng mạn tính thường tái phát nhiều lần và lan rộng xuống hông, mông đùi và chân, cẳng chân đến các ngón chân theo dây thần kinh tọạ.
- Cơn đau kéo dài dai dẳng, tần suất đau ngày một tăng, lan theo rễ thần kinh đi đến các chi liên quan do chèn ép rễ thần kinh.
- Cơn đau lưng, hông xảy ra khi xuống dốc, lên xuống cầu thang, đi lại khập khiễng (do hẹp ống sống).
Nguyên nhân bệnh đau lưng
Những nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng có hai dạng: nguyên nhân bệnh lý hoặc đau lưng do cơ học. Ngoài ra cũng có nhiều yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng đau lưng này. Đối với nguyên nhân đau lưng cơ học, thường gặp nhất là những lý do sau:
Nguyên nhân đau lưng cơ học
- Do thiếu hụt canxi: Vai trò của canxi chính là duy trì độ chắc khỏe của xương. Đồng nghĩa với việc khi nguồn canxi bị thiếu hụt, xương khớp trở nên yếu và dễ tổn thương. Canxi thiếu hụt cũng là nguyên nhân chính gây loãng xương, nguyên nhân làm các cơn đau nhức hình thành.
- Do thừa cân: Cột sống thắt lưng là vị trí gánh đỡ trọng lượng của toàn bộ cơ thể. Do đó, thể trạng thừa cân sẽ tạo ra áp lực rất lớn lên cột sống. Đây cũng là nguyên nhân vì sao người thừa cân, béo phì thường bị đau lưng hơn so với những người có trọng lượng cân đối.
- Chấn thương: Một số chấn thương tại cột sống gây rách đĩa đệm, phồng đĩa đệm, nứt đốt sống,… đều là những nguyên nhân gây ra triệu chứng đau lưng.
- Lười vận động: Thường xảy ra với những người làm việc văn phòng, người cao tuổi ít khi vận động. Điều này làm máu kém lưu thông đến các khớp xương, từ đó ảnh hưởng lâu dài đến cấu trúc xương, có thể dẫn đến thoái hóa đốt sống sớm.
- Tư thế sinh hoạt: Cấu trúc cột sống có thể bị thay đổi khi chúng ta duy trì tư thế sai trong thời gian dài. Dễ nhận thấy những người ngồi khom lưng làm việc, vắt chân lên ghế, bắt chéo chân, thường đè nén áp lực lên cột sống gây ra bệnh đau lưng.
- Tập luyện thể thao quá sức: Việc lạm dụng các bài tập không hề tốt cho xương khớp. Nếu như tập luyện quá sức, hệ cột sống và đĩa đệm có thể bị tổn thương gây ra các cơn đau lưng tạm thời.
- Gây tê tủy sống: Bênh đau lưng là tác dụng phụ thường gặp khi gây tê tủy sống (thường ở phụ nữ sinh mổ, bệnh nhân ung thư xương, điều trị zona thần kinh, nhiễm trùng cột sống). Những cơn đau buốt lưng do thuốc tê có thể kéo dài dai dẳng trong nhiều năm.
- Yếu tố nguy cơ: Những đối tượng có khả năng đau lưng tạm thời thường là: phụ nữ mang thai, đang trong chu kỳ kinh nguyệt, nghiện hút thuốc lá, đau lưng do di truyền, tuổi tác, lạm dụng thuốc Tây.
Nguyên nhân đau lưng do bệnh lý
Có nhiều bệnh lý xương khớp bao gồm triệu chứng đau lưng. Trong trường hợp đau lưng mãn tính, bệnh nhân không nhận thấy cải thiện sau khi nghỉ ngơi dài hạn thì khả năng mắc các bệnh xương khớp, hoặc rối loạn nội tiết rất cao. Một số bệnh lý liên quan đến đau lưng gồm có:
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng nằm trong số những nguyên nhân hàng đầu gây đau lưng. Bệnh xảy ra chủ yếu ở đối tượng trung niên, tuy nhiên hiện nay đang có xu hướng trẻ hoá.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phát triển khi cột sống chịu một áp lực quá mức trong thời gian dài. Lúc này, lớp bao xơ bên ngoài sẽ bị rạn rách khiến cho lượng nhân nhầy thoát ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh cột sống. Những triệu chứng dễ nhận biết của bệnh là tình trạng đau lưng ê ẩm, tê bì cột sống lưng, người bệnh hạn chế vận động.
Thoái hóa cột sống thắt lưng
Nguyên nhân gây ra đau lưng chủ yếu ở người lớn tuổi do bệnh lý thoái hóa cột sống. Đây là một trong những nguyên nhân điển hình khiến bệnh nhân đau lưng dưới, và không cải thiện ngay cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi và điều chỉnh sinh hoạt.
Thoái hóa cột sống thắt lưng là một bệnh lý mãn tính xảy ra ở độ tuổi nhất định, lúc này các cơ quan trong cơ thể dần bị thoái hóa, điều này khiến hệ thống cột sống thắt lưng bị ảnh hưởng theo. Khi cấu trúc cột sống bị bào mòn, các đốt sống sẽ tạo áp lực đến hệ thần kinh gây ra đau lưng âm ỉ, kéo dài.
Đau lưng do hẹp khe đốt sống
Hẹp khe đốt sống là tình trạng khe đốt sống (không gian dẫn truyền các dây thần kinh) bị thu hẹp khiến hệ thống thần kinh bị chèn ép. Bệnh thường xuất hiện trong đối tượng độ tuổi trung niên và tuổi già.
Đau lưng là một triệu chứng lâm sàng của bệnh. Bệnh nhân có thể bị đau lưng dưới chạy dọc xuống mông và bên hông một hoặc cả hai bên chân, kèm theo đó là cảm giác tê bì nhiều mông-chân. Bệnh được đánh giá không quá nghiêm trọng nhưng vẫn cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân.
Bệnh đau lưng do trượt thân đốt sống
Đây là tình trạng hư hỏng cấu trúc xương, xảy ra khi một thân đốt sống trượt ra trước và chệch hẳn với thân đốt sống phía dưới. Thông thường triệu chứng xảy ra ở nữ giới trên 40 tuổi đã qua sinh đẻ nhiều, người hay mang vác nặng, di chứng sau chấn thương…
Trượt thân đốt sống không có biểu hiện cụ thể, người bệnh thường bị tê bì, cơn đau thắt lưng lan xuống mông đùi là chủ yếu. Bệnh nhân thường thấy dễ chịu hơn khi nằm hoặc thay đổi tư thế.
Các bệnh lý khớp cùng chậu
Khớp cùng chậu là vị trí khớp nối giữa xương cùng (đốt gần cuối cùng của cột sống) với xương cánh chậu. Bệnh đau lưng cũng là một vấn đề phản ánh các bệnh lý khớp cùng chậu, bệnh thường xảy ra khi các khớp này vận động quá nhiều, hoặc ngồi, đứng một chỗ quá lâu.
Những dấu hiệu cơ bản của bệnh là cơn đau lưng dưới kết hợp với đau âm ỉ tại một hoặc hai bên háng, đau nhiều hơn khi về đêm và trời lạnh. Bệnh này thường xuất hiện ở người làm việc văn phòng ít vận động, hoặc vận động viên, người tập luyện thể thao thường xuyên.
Bệnh cứng cơ và dây chằng lưng dưới cấp tính
Nguyên nhân đau lưng cấp tính có thể xảy ra khi bệnh nhân bị căng cứng khối cơ cạnh cột sống ảnh hưởng đến dây chằng. Bệnh chuyển thành mãn tính sẽ gây ra những cơn đau đột ngột, dữ dội khiến bệnh nhân rất khó chuyển động các tư thế.
Bệnh xẹp thân đốt sống
Bệnh đau lưng do xẹp thân đốt sống thường gặp phải ở đối tượng người bệnh trung niên hoặc người già. Nguyên nhân gây xẹp đốt sống có thể do ngã, một phần xảy ra ở đối tượng cao tuổi khi họ có cấu trúc xương loãng nên dễ tổn thương hơn. Triệu chứng cơn đau khiến cho bệnh nhân đau thắt lưng nhiều, bệnh nhân khó khăn trong đi lại và vận động.
Đau lưng dưới do gai cột sống lưng
Bệnh gai cột sống lưng nằm trong nhóm bệnh xương khớp có thể làm biến dạng cấu trúc đốt sống lưng. Bệnh xảy ra khi số lượng canxi lắng đọng trong xương nhiều hơn mức trung bình, từ đó hình thành nên các mỏm gai xương phát triển ra ngoài rìa cột sống.
Những gai xương này cọ xát vào hệ dây thần kinh xung quanh khi người bệnh cử động. Những cơn đau lưng do bệnh gai cột sống khiến người bệnh cảm giác ê ẩm, khó đi lại thẳng lưng, có khi cơn đau nhói thành từng cơn vô cùng khó chịu.
Bệnh thận
Bệnh đau lưng không chỉ nằm trong số các vấn đề ở xương khớp, đau lưng còn là dấu hiệu của bệnh thận. Hầu hết người bệnh mắc chứng thận suy, thận yếu, người bị sỏi thận mãn tính đều có triệu chứng đau lưng dưới kèm theo.
Điều này được lý giải, một khi chức năng thận bị suy giảm thì hoạt động đào thải độc tố của cơ quan này cũng không được đảm bảo. Do đó số lượng cặn, khoáng chất tồn đọng sẽ tạo sỏi và khiến các hoạt động khớp xương trở nên cứng và kém linh hoạt hơn.
Bệnh thần kinh tọa
Thần kinh tọa là bệnh lý chính gây ra những cơn đau lưng dưới và chi dưới từ vị trí thắt lưng, hông, mông, đùi và bàn chân. Bệnh xảy ra khi hệ thống dây thần kinh tọa bị chèn ép, ảnh hưởng đến hệ thần kinh cảm giác và vận động của chi dưới.
Bệnh đau thần kinh tọa có độ nguy hiểm tương đối nghiêm trọng. Nếu không điều trị sớm, các dây thần kinh bị chèn ép bị phù nề, tắc nghẽn dịch dẫn truyền chi phối hoạt động. Bệnh nhân có thể bị teo cơ hoặc tê liệt nếu không được điều trị sớm.
Viêm ruột thừa
Triệu chứng đau lưng cũng có thể xảy ra ở những bệnh nhân bị bệnh viêm ruột thừa. Những dấu hiệu kèm theo để nhận diện bệnh lý này là: Buồn nôn, đau thắt bụng, cơn đau lan sang vùng lưng dưới… Tuy nhiên đau lưng có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện tùy theo mức độ bệnh lý của bệnh nhân.
Bệnh viêm loét dạ dày
Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, các vi khuẩn tấn công vào niêm mạc dạ dày hình thành tổn thương. Lúc này hệ dây chằng trong dạ dày sẽ bị co thắt lại, hoạt động của dây chằng liên kết với lưng dưới cũng dịch chuyển vị trí. Bệnh gây ra các cơn đau nhất thời cho bệnh nhân và biến mất trong thời gian nhất định.
Đau lưng do các bệnh phụ khoa
Bệnh đau lưng do viêm nhiễm phụ khoa xảy ra khi phụ nữ bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, hoặc mắc chứng lạc nội mạc cổ tử cung,… Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn đau ở vùng lưng phía dưới cột sống cấp tính.
Những vị trí đau lưng phản ánh bệnh lý
Triệu chứng đau lưng nói chung có thể xuất hiện tại nhiều vị trí. Ở mỗi vị trí, cơn đau có thể biểu hiện cho bệnh lý khác nhau. Trong đó, các cơn đau lưng chủ yếu nằm tại các vùng sau:
Vị trí đau lưng bên trên, đau lưng bên dưới
Bệnh đau lưng trên còn được biết đến là đau vai gáy, bệnh nhân thường có đau nhức nhối quanh vùng xương vai gáy, kéo dài đến phía lưng sau ngực, kèm theo cảm giác tức ngực. Đôi khi cơn đau lan sang bả vai và cánh tay.
Tương tự với cơn đau lưng dưới, thông thường bệnh nhân sẽ đau lan ra khu vực quanh thắt lưng và mông đùi, đôi khi cơn đau phát triển đến bắp chân và ngón chân. Nguyên nhân đau lưng có thể là dấu hiệu của bệnh lý thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, đốt sống lưng, gai cột sống cổ hoặc thoái hóa đốt sống.
Vị trí đau lưng trái, đau lưng phải
Trong trường hợp người bệnh bị đau lưng trái, đau lưng phải âm ỉ, thường xuyên tiểu nhiều, tiểu rắt nên nghĩ đến các bênh liên quan đến thận. Một số bệnh lý ở thận gây đau lưng trái là: viêm cầu thận, dấu hiệu suy thận hoặc sỏi thận. Bên cạnh đó khi bị đau lưng phải, bệnh nhân có thể bị hội chứng ruột dễ bị kích thích, viêm ruột thừa.
Vị trí đau lưng, bụng và đau khung chậu
Những cơn đau liên kiết ở lưng, bụng, khung chậu cùng đùi trên được cảnh báo trước các bệnh về thận liên quan. Những cơn đau ở vùng lưng dưới kéo dài đến hai bên sườn ở dưới xương sườn cho thấy các cơn đau liên sườn cấp tính.
Vị trí đau lưng trên hướng tay trái
Những bệnh về tim mạch khiến bệnh nhân bị đau lưng phía sau xung quanh vùng ngực. Ngoài ra cơn đau có thể xuất hiện ở vùng tay trái, tại vị trí giữa phía trên lưng.
Khi bị bệnh tim mạch, người bệnh có thể bị đau tim đột ngột, các dẫn truyền xung động thần kinh có liên kết với tủy sống sẽ gây ra các cơ đau nhói phía bên trái. Những cơn đau nào liên quan đến tim mạch và vị trí lưng trái đều cảnh báo những nguy hiểm đến tính mạng.
Vị trí đau thắt lưng kèm đau bụng
Bệnh đau lưng kèm theo triệu chứng đau bụng cấp tính là dấu hiệu của các vấn đề ở hệ tiêu hóa. Trong trường hợp bệnh nhân đau thắt lưng, có thể là dấu hiệu của bệnh dạ dày và tuyến tụy. Theo một nghiên cứu tại Viện xương khớp Hoa Kỳ, có hơn 50% bệnh nhân bị viêm tụy cấp có các cơn đau ở lưng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gặp phải triệu chứng đau ở góc phần tư phía trên bụng.
Vị trí đau thắt lưng
Triệu chứng đau ngang thắt lưng là dấu hiệu của nhiều bệnh như: thoái hóa cột sống, thần kinh tọa, đường tiết niệu hoặc do thói quen làm việc thiếu khoa học trong thời gian dài. Bệnh đau thắt lưng được biểu hiện bằng những vị trí khác nhau (phải trái, trên dưới).
Điều trị bệnh đau lưng theo Y học hiện đại
Trong nền Y học hiện đại, có hai cách điều trị bệnh đau lưng chính là điều trị ngoại khoa và điều trị nội khoa. Ngoài ra một số phương pháp khác có tác dụng hỗ trợ cải thiện các cơn đau cấp và mãn tính. Trước tiên bệnh nhân cần thăm khám tại các bệnh viện có chuyên khoa Xương khớp – Đốt sống để tìm hiểu rõ nguyên nhân bệnh lý.
Phương pháp chẩn đoán bệnh đau lưng
Để chẩn đoán bệnh đau lưng, các bác sĩ sẽ điều tra bệnh sử, thăm khám triệu chứng, cũng như tìm hiểu về tính chất công việc của người bệnh. Trong trường hợp nghi ngờ cơn đau là do bệnh lý liên quan đến cột sống, hoặc các rối loạn nội tiết, bệnh nhân sẽ được chụp X-quang, chụp CT hoặc MRI.
Với những trường hợp khó xác định bệnh lý, một vài xét nghiệm như xét nghiệm xạ hình xương, xét nghiệm đo điện cơ ký và dẫn truyền thần kinh sẽ đem đến kết quả chính xác hơn cho việc đánh giá.
Các loại thuốc chữa đau lưng
Việc điều trị đau lưng bằng thuốc Tây được áp dụng chủ yếu trong điều trị nội khoa giai đoạn đầu. Thuốc Tân dược mang lại hiệu quả giảm đau rất nhanh, giúp các cơn đau cấp tính và mãn tính được thuyên giảm nhanh chóng sau thời gian ngắn.
Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng điều trị bệnh mà chỉ có hiệu quả giảm đau là chính. Có 3 nhóm thuốc chữa bệnh đau lưng chính, gồm có:
Thuốc giảm đau ngoại biên
- Thuốc không chứa opioid: Paracetamol, acid acetylsalicylic (aspirin),…
- Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID)
Thuốc giảm đau nhóm II
- Nhóm thuốc opioid yếu như codein và tramadol.
- Nhóm thuốc dùng cho những cơn đau có cường độ nhẹ đến trung bình.
Thuốc giảm đau nhóm III
- Nhóm thuốc opioid mạnh như morphin.
- Nhóm thuốc dùng cho những cơn đau lưng dưới có cường độ mạnh, cơn đau dữ dội và nghiêm trọng.
Tiêm Cortisone ngoài màng cứng chữa đau lưng
Phương pháp tiêm corticosteroid, steroid chữa đau lưng đem đến hiệu quả tác động sâu từ bên trong màng cứng. Lúc này, hiệu quả của thuốc sẽ tác động nhanh hơn, từ đó giúp người bệnh giảm đau lưng, kháng lại viêm nhiễm.
Phương pháp điều trị đau lưng bằng cách tiêm corticosteroid được áp dụng chủ yếu cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm mức độ 3. Đồng thời phương pháp này cũng phù hợp cho việc giảm đau đối với bệnh nhân có sức khỏe yếu, không phù hợp với phương pháp phẫu thuật.
Phương pháp Tiêm Botox
Phương pháp tiêm Botox giảm đau lưng chủ yếu có tác dụng để giảm các cơn co thắt. Từ đó giúp giảm những cơn đau thắt lưng, làm giãn cơ. Người bệnh có thể giảm đau duy trì trong khoảng 3-4 tháng sau khi được tiêm.
Phương pháp kéo giãn cột sống
Điều trị đau lưng bằng cách kéo giãn cột sống được chỉ định cho những bệnh nhân thoái hóa cột sống, cứng khớp mức độ nhẹ. Phương pháp được thực hiện bằng máy:
- Điểm tỳ của lực kép tại phía trên được cố định bằng đai vào hai bên sườn, hoặc đai cố định vào nách tùy theo vị trí cơn đau.
- Điểm tỳ lực từ phía dưới sử dụng đai kéo cố định về hướng hai bên mào chậu
- Phương pháp kéo giãn cột sống thắt lưng chữa đau lưng gồm có kéo giãn tư thế nằm ngửa và kéo giãn trong tư thế nằm sấp.
Phương pháp bổ sung – Tập Yoga, đi bộ, bơi lộ
Các phương pháp chữa bệnh đau lưng có hiệu quả tích cực hơn khi bệnh nhân kết hợp những liệu pháp bổ sung bằng các bài tập yoga sẽ ít bị đau lưng hơn. Trong đó tập Yoga là phương pháp điều trị khá tốt, các bài tập giúp kích thích lưu thông máu, tránh đau mỏi toàn bộ cơ thể.
Sau đây là các bài tập Yoga chữa đau lưng được chuyên gia hướng dẫn giảm đau tại nhà:
Tư thế chó cúi mặt
- Đầu tiên quỳ xuống gối xuống thảm, cả hai chân và hai tay, đầu gối mở rộng bằng hông.
- Hướng hai tay rộng ngang vai, các ngón tay xòe rộng.
- Áp chặt lòng bàn tay xuống thảm tập và dồn lực vào các đầu ngón cái và ngón trỏ.
- Sử dụng lực cánh tay để đẩy người lên cao từ từ, hai chân duỗi thẳng, sao cho người bệnh cảm nhận rõ sức mạnh của hai cánh tay.
- Chú ý giữ đầu và cổ thẳng theo hướng cột sống lưng trong mọi thao tác.
- Chậm rãi đẩy hai tay lên phía trước cùng lúc đó duỗi thẳng chân ra sau, ép chặt bắp đùi và bả vai.
- Giữ nguyên tư thế và điều hòa hơi thở trong khoảng 3 phút.
- Thực hiện bài tập trong khoảng từ 3-5 lần.
Tư thế điểm tựa vào tường
- Thực hiện thả lỏng hai vai trong tư thế nằm, đặt 1 chiếc gối yoga dưới lưng.
- Nâng 2 chân chậm rãi sao cho mông và gót chân áp sát tường.
- Cố định 2 tay mở rộng và thư giãn, còn chân dựa vào tường, để thẳng để cơ giãn ra.
- Cố định tư thế trong khoảng 10 đến 15 phút, tiếp tục hơi thở đều.
- Khi thở, nên hít sâu hóp bụng lại và thở ra cho bụng căng tròn.
Tư thế rắn hổ mang
- Thực hiện trong tư thế nằm úp, đặt hai bàn tay đặt gần ngực và ép sát vào cơ thể, .
- Cố định đầu – lưng – chân thẳng với hướng đốt sống.
- Người bệnh nên hít sâu và gập khủy tay lại, lấy lực hai cánh tay chống xuống sàn.
- Cố gắng chậm rãi nâng đầu và lưng theo góc rộng nhất có thể.
- Giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 giây và từ từ thở ra, trở lại vị trí ban đầu.
- Thực hiện động tác tiếp tục khoảng 10 lần mỗi ngày.
Tư thế cây cầu
- Người bệnh nằm ngửa, để đầu gối và chân gập, để lưng và bàn chân áp sát sàn.
- Chú ý giữ khoảng cách giữa bàn chân rộng bằng vai, dùng tay nắm lấy cổ chân.
- Tiếp tục hít sâu và nhấn bàn chân xuống sàn kết hợp nâng lưng lên khỏi mặt đất.
- Hít hơi vào để lồng ngực ưỡn về phía trước, lúc này cảm nhận sự căng ra của lưng và cổ.
- Giữ nguyên tư thế trong 30 giây, tiếp tục hít thở đều và chậm.
- Từ từ hạ lưng xuống, thư giãn toàn thân.
- Lặp lại thực hiện động tác từ 3-5 lần.
Tư thế xoay người
- Chuẩn bị tư thế ngồi thẳng lưng, duỗi thẳng chân trái và chân phải co gối.
- Vòng tay trái ôm lấy chân phải, tay phải chống giữ bên hông.
- Hướng các ngón chân về phía trước để các cơ và đốt sống lưng được căng hết cỡ.
- Người bệnh nên đổi chân và thực hiện theo chiều ngược lại.
- Tiếp tục thực hiện động tác từ 3-5 lần cho mỗi bên.
Kích thích dây thần kinh xuyên da (TENS)
Việc điều trị đau lưng bằng cách kích thích dây thần kinh xuyên da này rất phổ biến đối với người bị đau lưng mãn tính. Phương pháp sử dụng dòng điện với tần số thấp truyền qua da, bằng các điện cực đặt trên da truyền đến hệ thần kinh ngăn chặn các tín hiệu gây đau.
Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật chữa bệnh đau lưng không được áp dụng phổ biến. Phương pháp được áp dụng là phẫu thuật mổ mở hoặc qua ống banh (quadrant) và phẫu thuật nội soi cột sống. Cách xử lý này được chỉ được chỉ định cho những trường hợp sau:
- Bệnh nhân không thuyên giảm cơn đau sau điều trị nội khoa từ 5-8 tuần.
- Bệnh nhân có nguy cơ bị chèn ép dây thần kinh và tủy sống
- Bệnh nhân bị đau lưng do thoát vị đĩa đệm gây rách bao xơ.
Địa chỉ bệnh viện chữa đau lưng tại Hà Nội và TP HCM
– Bệnh viện Bạch Mai: Số 78 Giải phóng, Đống Đa, Hà Nội.
– Bệnh viện Quân y 103: Số 160 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội.
– Bệnh Trung ương Quân đội 108: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
– Bệnh viện Việt Đức: Số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
– Bệnh viện Chợ Rẫy: Sỗ 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh.
– Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình: Số 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, Hồ Chí Minh.
– Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh: Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5.
Cách chữa đau lưng theo Y học dân tộc
Các phương pháp chữa bệnh đau lưng bằng thảo dược được sử dụng phổ biến trong chữa đau nhức xương khớp nói chung. Tuy nhiên, cách điều trị này chỉ phù hợp với người bệnh giai đoạn nhẹ đến trung bình. Điều trị đau lưng bằng phương pháp dân gian có ưu điểm là rẻ tiền, an toàn, và giúp người bệnh khắc phục cơn đau từ gốc.
Xoa bóp bấm huyệt
Liệu pháp xoa bóp bấm huyệt có thể chữa đau lưng nhanh và hiệu quả. Khi xoa bóp, các huyệt đạo tại vị trí tác động sẽ được kích thích giúp kinh mạch lưu thông. Để đảm bảo những hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân nên đến các phòng khám Y học cổ truyền có uy tín để điều trị
Nguyên tắc giảm đau lưng bằng cách xoa bóp bấm huyệt là thầy thuốc phải nắm được những vị trí huyệt tại điểm đau và kết hợp với động tác xoa bóp bấm huyệt dứt khoát mang lại cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân.
Các huyệt được kích chủ yếu khi người bệnh bị đau lưng gồm: đại chùy, trường cường, thận dư, chí thất, ủy trung, thừa sơn.
Chữa đau lưng bằng phương pháp diện chẩn
Diện chẩn là một trong những cách chữa đau lưng không sử dụng thuốc. Điều trị dựa trên những dấu hiệu vùng mắt, da và các huyệt đạo toàn thân để chẩn bệnh. Dựa vào nguyên nhân chính gây ra căn bệnh và vị trí đau lưng, thầy thuốc sẽ sử dụng bộ huyệt tương ứng.
Đối với người bệnh đau lưng thông thường, chữa đau lưng bằng diện chẩn sẽ tác động đến cơn đau bằng cách day ấn, gõ, hơ nóng,… vào vị trí huyệt 0, 1, 45, 87, 126, 170, 300, 342, 558…
Phương pháp vật lý trị liệu
Điều trị bệnh đau lưng bằng vật lý trị liệu tuy đơn giản nhưng lại đem đến hiệu quả mĩ mãn cho bệnh nhân khi người bệnh kiên trì thực hiện. Phương pháp được biết đến như liệu pháp phục hồi chức năng tự nhiên, bằng cách nắn chỉnh, kết hợp với phương pháp vật lý để giúp bệnh nhân phục hồi chức năng bị thoái hóa.
Vật lý trị liệu chữa đau lưng chủ yếu tác động đến hỗ trợ tái tạo cấu trúc cột sống và các khớp, giúp thư gian dây chằng, cơ…
Sử dụng bài thuốc chữa đau lưng
Theo Y học cổ truyền, trị đạu lưng bằng cây thuốc Nam được đánh giá cao vì độ an toàn và hiệu quả giảm đau nhanh. Người bệnh nên tham khảo cách điều trị đau lưng bằng những loại thảo dược sau:
Bài thuốc từ lá lốt
- Sử dụng 200 gram lá lốt đem rửa sạch, để ráo nước rồi đem đi giã nhỏ
- Cho lá lốt và 400 gram muối hột vào chảo sao vàng cho nóng.
- Đem hỗn hợp đổ ra mảnh vải sạch, sau đó đắp lên vùng lưng bị đau
- Người bệnh nên thực hiện đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày để giảm đau lưng.
Bài thuốc từ ngải cứu
- Dùng 10 gram ngải cứu
- 12 gram các loại tô mộc, độc hoạt, tần giao, đương quy, khương hoạt, huyết giác.
- 10 gram các loại mộc qua, thiên niên kiện
- 8 gram hồng hoa, nhục quế
- 1 lít rượu trắng.
- Đem tất cả các nguyên liệu đi rửa sạch, để ráo.
- Cho nguyên liệu vào bình thủy tinh, ngâm cùng với rượu trắng 2 tháng.
- Dùng rượu uống hoặc xoa bóp lưng để giảm đau lưng.
Bài thuốc từ trái mướp
- 50 gram xơ mướp
- 50 gram rễ mướp
- 10 gram mộc thông
- 8 gram tỳ giải
- Đem tất cả các vị thuốc sắc lấy nước uống 3 lần mỗi ngày.
- Sử dụng trong 1 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc từ cây xấu hổ
- Dùng 15 – 20 gram rễ cây xấu hổ đem đi rửa sạch rồi đem cắt nhỏ, sao vàng.
- Sử dụng 1 nắm rễ cây xấu hổ đã sao vàng pha đem sắc với nước sôi và uống.
- Uống nước xấu hổ chữa đau lưng hiệu quả, tốt cho người già bị đua nhức xương khớp.
Bài thuốc từ cây cỏ xước
- Sử dụng 100- 30 gram lá, thân và rễ của cây cỏ xước đem rửa sạch và phơi khô
- Đem nguyên liệu đi sắc trong ấm, sắc đến khi nước cạn 2/3 thì đem lọc lấy nước
- Mỗi ngày uống khoảng 3 bát thuốc, uống trong 10 – 15 ngày để cảm nhận tác dụng.
Lưu ý để giảm đau lưng tại nhà
Đối với những cơn đau lưng cơ học, hoặc đau lưng bệnh lý cơ bản, bệnh nhân nên chủ động giảm đau tại nhà bằng những cách đơn giản thay vì dùng thuốc giảm đau. Một số phương pháp sau hỗ trợ giảm đau lưng rất hiệu quả:
– Thực hiện massage kích thích lưu thông khí huyết, hạn chế các lực chèn ép tại cột sống.
– Chườm nóng hoặc chườm lạnh có tác dụng giảm viêm, giảm đau nhanh, đồng thời tác dụng nhiệt cũng giúp tăng lưu lượng oxy và chất dinh dưỡng đến khớp xương.
– Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sự dẻo dai cho cột sống giúp chữa đau lưng nhanh nhất và duy trì sức khỏe xương khớp lâu dài.
– Kiểm soát cân nặng, hạn chế tình trạng thừa cân để giảm những áp lực đè nặng lên cột sống.
– Bổ sung vitamin D, canxi, giàu khoáng chất, duy trì chế độ dinh dưỡng đủ chất trong bữa ăn hàng ngày có thể cải thiện tình trạng đau lưng một cách bền vững.
– Người bệnh nên chủ động nghỉ ngơi khi thấy tình trạng đau lưng nghiêm trọng. Tâm lý thư thái, hạn chế căng thẳng cũng giúp kiểm soát cơn đau.
– Cần giữ tư thế đúng trong sinh hoạt, luôn đứng thẳng, ngồi vuông góc với mặt bàn, thả lỏng cơ thể thường xuyên để thư giãn xương khớp.
– Không nên ngồi bắt chéo chân vì tư thế này sẽ khiến cho khung xương chậu bị vặn và cột sống thoái hóa nhanh chóng.
– Chữa đau lưng bằng tỏi có tác dụng kháng viêm tốt, bệnh nhân có thể ăn 2 nhánh tỏi mỗi sáng hoặc sử dụng dầu tỏi xoa bóp vị trí lưng bị đau 2 lần mỗi ngày.
– Dùng bột nghệ pha với nước uống hàng ngày, uống trong khoảng 20 – 30 thay thế thuốc chữa đau lưng an toàn và hiệu quả.
Điều trị bệnh đau lưng là điều trị từ nguyên nhân, từ đó khắc phục triệu chứng. Vì thế người bệnh trước tiên cần tìm ra nguyên nhân của bệnh để áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Tốt nhất người bệnh nên đến những cơ sở điều trị uy tín chuyên khoa xương khớp – cột sống để thăm khám và khắc phục bệnh sớm.