Bệnh Gai Cột Sống: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị
Gai cột sống là bệnh lý gây ra các cơn đau nhức dữ dội, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu không tiến hành điều trị và can thiệp đúng cách bệnh sẽ chuyển biến nặng, gây ra biến chứng tàn phế vĩnh viễn khiến người bệnh mất đi khả năng vận động. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh giúp mang lại hiệu quả tốt.
Bệnh gai cột sống là gì? Có nguy hiểm không?
Cột sống là trụ cột của cơ thể, chúng được chia thành nhiều đoạn khác nhau với chức năng chính là bảo vệ tủy sống và hệ thần kinh. Gai cột sống là tình trạng xương cột sống bị thoái hóa, hình thành nên các gai xương ở trên thân đốt sống, đĩa sụn và hệ thống dây chằng quanh khớp. Tùy thuộc vào vị trí gai xương xuất hiện ở trên đốt sống mà gai cột sống được chia thành nhiều dạng khác nhau nhưng phổ biến nhất là gai cột sống cổ và gai cột sống lưng.
Bệnh gai cột sống thường không có các triệu chứng điển hình, người bệnh chỉ có thể phát hiện nếu khi tiến hành chụp X-quang xương sống. Các gai xương này sau khi hình thành sẽ gây cản trở đến khả năng vận động của xương gây đau đớn khó chịu. Nếu người bệnh tiến hành cử động tại các xương đốt sống bị thoái hóa, các gai xương sẽ chèn ép vào các dây thần kinh và hình thành nên các cơn đau nhức, tình trạng này xảy ra phổ biến ở vùng thắt lưng, vai hoặc cổ. Ở một số trường hợp cơn đau sẽ nhanh chóng lan xuống cánh tay, gây tê chân và ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Thông thường khi gai cột sống mới tiến triển sẽ không gây ra các triệu chứng đau nhức rõ ràng, người bệnh sẽ không thể phát hiện để điều trị. Lâu dần, các gai cột sống này sẽ lớn dần lên chèn ép lên tủy sống và hệ thống dây chằng, gây ra nhiều triệu chứng cản trở khả năng vận động của xương, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh.
- Gai xương đốt sống mọc ở thắt lưng gây ra các cơn đau nhức dữ dội khiến người bệnh không thể vận động và đi lại.
- Gai đốt sống mọc ở vùng cổ sẽ gây đau nhức, tê bì từ vùng cổ lan rộng xuống cánh tay và ngón tay. Bệnh gây đau nhức và có thể để lại một số di chứng lên hệ thần kinh.
- Gai cột sống gây chèn ép lên dây thần kinh sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền thông tin của dây thần kinh này. Từ đó, người bệnh sẽ gặp một số vấn đề như đau dây thần kinh tọa hoặc rối loạn chức năng tiểu tiện, nguy hiểm hơn sẽ dẫn đến nguy cơ tàn phế.
Nguyên nhân gây bệnh gai cột sống
Gai cột sống là bệnh lý xảy ra phổ biến ở những người trong độ tuổi trung niên và người già. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra bệnh, bạn cần phải lưu ý để có biện pháp phòng ngừa hợp lý:
- Viêm xương khớp: Xương khớp bị viêm sẽ khiên phần sụn đốt sống dần bị bào mòn, lâu dần bề mặt sụn sẽ trở nên thô ráp và xù xì. Khi người bệnh cử động sẽ khiến bề mặt xương tiếp xúc và cọ sát với nhau, kích thích tế bào tạo thêm xương dẫn đến thừa xương, khiến bề mặt xương nhô ra và hình thành nên các gai xương.
- Lắng đọng canxi: Khi các sụn khớp bị thoái hóa sẽ khiến đĩa đệm cột sống xẹp xuống, gây chèn ép và làm chùng giãn hệ thống dây chằng ở các đốt sống. Lúc này, cơ thể sẽ có một số phản ứng tự nhiên giúp dây chằng dày lên để đủ sức giữ vững cột sống. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến canxi lắng đọng lại và hình thành nên các gai xương. Đây là nguyên nhân dẫn đến hình thành gai cột sống phổ biến ở người lớn tuổi.
- Chấn thương: Sau khi cơ thể gặp phải các chấn thương ở vùng cột sống do va chạm, cọ xát hoặc sức ép sẽ khiến xương tự sửa chữa dẫn đến hình thành nên các gai xương.
- Thoái hóa cột sống: Đây là nguyên nhân phổ biến hình thành nên gai cột sống. Thoái hóa cột sống khiến cột sống và các tổ chức xung quanh đĩa đệm sẽ có sự biến đổi, dẫn đến hình thành nên các gai xương. Để đẩy lùi tình trạng này người bệnh cần phải kiểm soát được tình trạng thoái hóa của xương.
Một số đối tượng có nguy cơ bị mắc bệnh gai cột sống cao hơn bình thường là:
- Người lớn tuổi, thừa cân, béo phì
- Tính chất công việc phải khuân vác nặng
- Thói quen làm việc, vận động, nghỉ ngơi sai tư thế
- Bị chấn thương, tổn thương ở sụn khớp, có tiền sử bị tai nạn
- Thường xuyên uống rượu bia và dùng chất kích thích
- Mắc bệnh viêm cột sống mãn tính
Triệu chứng của bệnh gai cột sống
Đa số các trường hợp bị gai cột sống thường không gây ra các triệu chứng rõ ràng nên rất khó khăn trong việc nhận biết. Ở một số trường hợp bệnh sẽ không gây ra bất kỳ bất thường nào nên người bệnh có thể chung sống trong thời gian dài, bên cạnh đó cũng có một số trường hợp phải đối mặt với những cơn đau nhức khó chịu gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi bị gai cột sống bạn cần phải lưu ý để có thể sớm nhận biết ra bệnh:
- Đau thắt lưng hoặc cổ: Vùng cột sống bị hình thành gai xương sẽ gây ra cảm giác đau nhức ở vùng lưng hoặc cổ khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Ban đầu sẽ là cơn đau nhẹ, cứng và mỏi khớp, lâu dần sẽ gây ra các cơn đau thần kinh tọa khiến người bệnh cảm thấy đi đứng và di chuyển rất khó khăn.
- Đau nhức các chi: Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng các cơn đau ở vùng cổ sẽ lan rộng xuống vai và hai cánh tay, còn trường hợp gai cột sống lưng thì cơn đau nhức ở thắt lưng sẽ lan rộng xuống dọc hai chân.
- Tê bì, mất cảm giác chi dưới: Gai cột sống gây chèn ép lên dây thần kinh và ảnh hưởng đến khả năng vận động của các cơn. Điều này sẽ khiến cơ bắp ở vùng chân, tay và cổ trở nên yếu dần, người bệnh sẽ có cảm giác tê bì, ngứa râm ran đôi khi là mất cảm giác.
- Rối loạn thần kinh thực vật: Khi bệnh gai cột sống đã chuyển biến nặng gây thu hẹp đường ống dẫn tủy có thể khiến người bệnh không thể kiểm soát được việc đi đại tiểu tiện của bản thân. Ngoài ra, người bệnh còn có thêm một số biểu hiện có liên quan khác như tăng tiết mồ hôi, tăng huyết áp, suy giảm hô hấp, rối loạn phản xạ,…
- Biến dạng cột sống: Gai cột sống có thể gây biến dạng cột sống như gù, vẹo, thậm chí tàn phế.
- Một số triệu chứng khác: Ngoài các triệu chứng phổ biến ở trên người bệnh sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, buồn nôn, ăn kém,…
Các phương pháp điều trị gai cột sống
Khi thấy bản thân có các triệu chứng ở trên thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, xác định mức độ bệnh trạng để được hướng dẫn điều trị thích hợp. Lúc này người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác bệnh như chụp X-quang, chụp MRI, chụp cắt lớp CT, xét nghiệm điện học,…
Điều trị gai cột sống bằng y học hiện đại
Ở những trường hợp gai cột sống nhẹ không gây đau nhức, người bệnh sẽ không cần phải tiến hành điều trị. Thay vào đó nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động quá sức gây áp lực lên cột sống gây đau nhức. Còn ở những trường hợp bệnh gây đau nhức ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh trạng bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau.
– Dùng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc Tây y là phương pháp điều trị bảo tồn được áp dụng phổ biến trong y khoa. Các loại thuốc này có công dụng chính là giảm đau nhức và tê bì chân tay, từ đó khả năng vận động của người bệnh sẽ được cải thiện, tránh gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Các loại thuốc thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị cho bệnh nhân bị gai cột sống là:
- Thuốc chống viêm
- Thuốc giảm đau
- Thuốc chứa Corticoid
- Nhóm vitamin B
Đây là phương pháp điều trị gai cột sống mang lại hiệu quả rất nhanh chóng nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, trong suốt liệu trình điều trị người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ bác sĩ đưa ra, tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng và thuốc điều trị.
– Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp điều trị gai cột sống được bác sĩ chuyên khoa ưu tiên áp dụng. Các phương pháp vật lý trị liệu sẽ có tác dụng kéo giãn cột sống, đả thông kinh mạch từ đó cơn đau sẽ thuyên giảm một cách đáng kể. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra, vật lý trị liệu không chỉ có tác dụng tăng khả năng hồi phục cột sống mà chúng còn có tác dụng hạn chế được các biến chứng do thuốc gây ra. Một số phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng để điều trị bệnh là:
- Massage, châm cứu và bấm huyệt
- Vận động trị liệu
- Kéo giãn cột sống
- Dùng sóng ngắn, siêu âm
- …
– Phẫu thuật
Đây là liệu pháp điều trị cuối cùng thường được chỉ định cho những trường hợp không đáp ứng điều trị bằng phương pháp nội khoa. Một số trường hợp sẽ được bác sĩ tư vấn phẫu thuật nhằm cải thiện bệnh là:
- Gai cột sống chèn ép lên tủy và rễ thân kinh, gây hẹp ống tủy và rối loạn thần kinh thực vật.
- Bệnh chuyển biến nặng gây đau nhức dữ dội không thể thuyên giảm ngay cả khi dùng thuốc.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng rủi ro trong và sau khi thực hiện, vì vậy người bệnh cần phải tham khảo ý kiến chuyên gia thực kỹ trước khi thực hiện. Việc phẫu thuật sẽ mang lại hiệu quả điều trị bệnh rất nhanh chóng, giúp loại bỏ chính xác các gai cột sống, tuy nhiên chúng vẫn có thể mọc trở lại ngay sau đó. Vì vậy, sau phẫu thuật người bệnh cần phải xây dựng cho bản thân lối sống sinh hoạt và vận động phù hợp để phòng ngừa bệnh.
Điều trị gai cột sống bằng mẹo dân gian
Sử dụng các mẹo dân gian để điều trị gai cột sống là phương pháp an toàn, lành tính và rất thích hợp để áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ. Nguồn dược liệu sử dụng để chữa bệnh là các loại thảo dược thiên nhiên dễ kiếm quanh nhà nên sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí điều trị. Dưới đây là một số mẹo chữa gai cột sống được lưu truyền rộng rãi trong dân gian và được nhiều người áp dụng bạn có thể tham khảo:
– Chữa gai cột sống bằng hạt đười ươi
- Hạt đười ươi đem bỏ phần vỏ bên ngoài, chỉ lấy phần cùi bên trong.
- Cho khoảng 5 cùi đười ươi vào ấm, hãm với nước nóng trong khoảng 15 phút.
- Sau đó cho một ít đường vào khuấy đều, sử dụng để uống trong ngày.
- Áp dụng cách này liên tục trong khoảng 1 tháng sẽ thấy bệnh dần chuyển biến tốt.
– Chữa gai cột sống bằng đu đủ xanh
- Đu đủ xanh đem rửa sạch bụi bẩn bám bên ngoài, dùng dao cắt phần đầu.
- Đổ rượu trắng vào khoảng 2/3 quả đu đủ thì đậy lại, cho vào nồi hấp cách thủy.
- Hấp trong khoảng 20 phút thì lấy ra, chắt lấy phần nước bên trong thoa trực tiếp lên vùng cột sống đau nhức.
- Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày, sau khoảng 1 tuần các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm.
– Chữa gai cột sống bằng ngải cứu
- Lấy khoảng 500 gram ngải cứu tươi đem rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất bám quanh.
- Sau đó cho dược liệu vào chậu ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn.
- Sau 1 phút thì vớt ngải cứu ra để cho ráo nước, cho vào cối giã nát rồi vắt lấy nước cốt.
- Cho thêm một chút mật ong vào nước cốt ngải cứu, khuấy đều rồi sử dụng để uống.
- Áp dụng cách này liên tục trong khoảng 10 ngày sẽ thấy bệnh chuyển biến tốt.
Lưu ý trong quá trình điều trị gai cột sống
Trong quá trình điều trị gai cột sống người bệnh cần phải lưu ý một số điều dưới đây để hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày:
- Làm việc và nghỉ ngơi đúng tư thế, nên ngồi thẳng lưng, nhìn màn hình ngang tầm mắt và không đưa cổ về phía trước. Không nên đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, nên thường xuyên vận động cơ thể để máu lưu thông tốt, tránh tình trạng khí huyết ứ đọng gây đau nhức dữ dội.
- Tập luyện vừa sức và phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân, ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, aerobic. Hạn chế các bài tập yêu cầu phải vận động mạnh và vượt quá sức chịu đựng của bản thân như cử tạ, thể dục dụng cụ.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể đặc biệt là vitamin D và calcium có trong rau xanh và trái cây tươi, thịt, cá béo, trứng, sữa,… Hạn chế sử dụng mỡ động vật trong bữa ăn, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn và chất kích thích,…
- Để phòng ngừa bệnh bạn nên hạn chế các tư thế như đứng hoặc ngồi khom lưng, mang vác vật nặng trong thời gian dài, kê gối sau lưng hoặc cổ khi nằm đọc sách, xem ti vi,… Tiến hành giảm cân khoa học khi bạn đang trong tình trạng thừa cân, béo phì để tránh gia tăng áp lực lên cột sống.
Trên đây là các thông tin về bệnh gai cột sống chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc nhận biết và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, đồng thời có các biện pháp phòng ngừa khoa học. Thoái hóa viêm xương khớp là nguyên nhân chính gây ra gai cột sống, vì vậy người bệnh nên thường xuyên vận động để nâng cao sức khỏe hệ xương khớp và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Có thể bạn quan tâm: